Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 3 - Sinh học 11Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 3 - Sinh học 11 Đề bài A.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là A. làm tăng kích thước chiều dài của cây B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh Câu 2. Cho các nhận định sau: ⦁ sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên ⦁ sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên ⦁ sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên ⦁ Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên ⦁ sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành ⦁ sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là A. (2), (3) à (4) B. (1), (2) và (4) C. (3), (4) và (6) D. (1), (5) và (6) Câu 3.Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA) và auxin nhân tạo (ÂN, AIB) nhằm mục đích A. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ D. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ Câu 4. Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra A. Có tác dụng điều hòa hoạt động của cây B. Chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây C. có tác dụng kháng bệnh cho cây D. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây Câu 5. Cây cà chua ra hoa khi đạt được đến lá thứ A. 14 B. 15 C. 12 D. 13 Câu 6. Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở A. Chồi nách B. Lá C. Đỉnh thân D. Rễ Câu 7. Xitôkinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và A. phát triển chồi bên, làm tăng sự hóa già của tế bào B. Phát triển chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào C. làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào D. làm chậm sự phát triển của chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào Câu 8. Auxin có tác dụng kích thích nảy mầm của hạt A. Chồi, ra hoa B. Chồi, ra lá C. Chồi, ra rễ phụ D. Chồi, ra quả Câu 9. Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là A. yếu tố di truyền B. hoocmôn C. thức ăn D. nhiệt độ và ánh sáng Câu 10. Ơstrogen được sinh ra ở A. tuyến giáp B. buồng trứng C. tuyến yên D. tinh hoàn Câu 11. Cây trung tính là cây ra hoa ở A. ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô B. cả ngày dài và ngày ngắn C. ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng D. ngày ngắn vào mùa lạnh và ngày dài vào mùa nóng Câu 12. Các loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là A. hoocmôn sinh trưởng và tirôxin B. hoocmôn sinh trưởng và testosterone C. testosterone và ơstrogen D. hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, testosterone và ơstrogen Câu 13. Juvenin gây A. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm B. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm C. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm D. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sđu biến thành nhộng và bướm Câu 14. Điều không đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển là A. sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá B. Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng ( cấu trúc và chức năng sinh lý) các thành phần tế bào, mô, cơ quan làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt C. giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt D. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập không liên quan với nhau, sinh trưởng luôn diễn ra trước phát triển Câu 15. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái khác sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở điểm A. không phải qua giai đoạn lột xác B. con non giống con trưởng thành C. phải qia giai đoạn lột xác D. con non các con trưởng thành B: TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Sinh trưởng ở thực vật là gì? Nêu các hình thức sinh trưởng sinh trưởng của thực vật? So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? Câu 2 (1 điểm): Anh chị hãy cho biết: 2.1. Vì sao khi có ngọn cây thì chồi bên kém phát triển,khi cắt ngang ngọn cây thì các chồi bên phát triển? 2.2. Sự phát triển ở ếch nhái, tằm, châu chấu, cua là biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn, vì sao? Câu 3 (2 điểm): Hoocmon thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng? Cho biết tác động của các hocmôn trong nhóm hocmôn kích thích? Lời giải chi tiết A. TRẮC NGHIỆM
B. TỰ LUẬN Câu 1: - KN: + ST: Sinh trưởng của thực vật là quá trình gia tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào (0.25 điểm) - Có 2 hình thức ST ở thực vật: ST sơ cấp và ST thứ cấp (0.25 điểm) + ST sơ cấp: Là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh. (0.25 điểm) + ST thứ cấp: Là hình thức sinh trưởng làm cho thân cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên.(0.25 điểm) - Phân biệt: (1 điểm)
Câu 2: 2.1. (0.5 điểm) Khi có ngọn cây thì chồi bên kém phát triển,khi cắt ngang ngọn cây thì các chồi bên phát triển vì: + Auxin được tạo ra từ chồi ngọn đi xuống thân kích thích sự tăng dài của thân chính => Chồi bên bị ức chế phát triển. + Nếu chồi ngọn bị cắt bỏ đi,chồi bên không bị ức chế sẽ tăng trưởng tạo thành các nhánh. 2.2. (0.5 điểm) Sự pt ở ếch nhái, tằm dâu là biến thái hoàn toàn vì: + Ấu trùng rất khác con trưởng thành về hình thái , cấu tạo và sinh lí. + Sự pt ở châu chấu, cua là biến thái không hoàn toàn vì ấu trùng đã giống con trưởng thành nhưng chưa hoàn thiện, phải qua nhiều lần lột xác mới trưởng thành. Câu 3: - KN: (0.25 điểm) Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây - Đặc điểm của hoocmon thực vật: (0.5 điểm) + Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây hoocmon được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây + Chỉ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể + Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao - Hoocmon kích thích: (1 điểm)
HocTot.Nam.Name.Vn
|