Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 1 - Đế số 2

Đề bài

Câu 1 :

Đâu không phải là mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)?

  • A

    Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc

     

  • C

    Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa

     

  • D

    Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội

Câu 2 :

Tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố nào?

  • A

    Sự giao lưu của các nền văn hóa

     

  • B

    Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn

     

  • C

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

     

  • D

    Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Câu 3 :

Đâu không phải là lý do trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường?

  • A

    Phe Liên minh được thành lập sớm, có sự chuẩn bị kĩ càng

     

  • B

    Phe Liên minh là phe phát động của cuộc chiến tranh

     

  • C

    Ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức trong phe Liên minh so với Anh, Pháp

     

  • D

    Nội bộ phe Hiệp ước không có sự thống nhất

Câu 4 :

Các tác phẩm của tác gia nào được Lê-nin đánh giá như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?

  • A

    Sê-khốp

     

  • B

    Pu-skin

     

  • C

    Lép Tôn-xtôi

     

  • D

    Trai-cốp-xki

Câu 5 :

Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là

  • A

    Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc

     

  • B

    Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc

     

  • C

    Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước

     

  • D

    Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước

Câu 6 :

Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?

  • A

    Sự phát triển của phong trào công nhân

     

  • B

    Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc

     

  • C

    Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

     

  • D

    Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản độc quyền

Câu 7 :

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A

    Hình thành nhóm “đế quốc trẻ”- “đế quốc già”

     

  • B

     

    Hình thành phe Liên minh- Hiệp ước

     

  • C

    Hình thành phe tư bản dân chủ- phát xít

     

  • D

    Hình thành phe Đồng minh – phe Trục

Câu 8 :

Vì sao nói Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A

    Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa

     

  • B

    Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ

     

  • C

    Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu

     

  • D

    Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác

Câu 9 :

Tại sao những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại lại phát triển mạnh ở châu Âu?

  • A

    Do tác động của cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản

     

  • B

    Do sự áp của chế độ phong kiến ở châu Âu với các tầng lớp nhân dân quá nặng nề

     

  • C

    Do sự suy yếu của giáo hội phong kiến châu Âu

     

  • D

    Do sự phục hưng của văn minh Hi- La

Câu 10 :

Đây là câu văn nổi tiếng của nhà văn nào: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”?

  • A

    Lỗ Tấn

     

  • B

    Ban-dắc

     

  • C

    Ra-bin-đra-nát Ta-go

     

  • D

    Vích-to Huy-gô

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đâu không phải là mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)?

  • A

    Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc

     

  • C

    Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa

     

  • D

    Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX) tồn tại 3 mâu thuẫn cơ bản là

- Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

- Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc

- Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa

Còn mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xuất hiện sau cuộc cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi

Câu 2 :

Tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố nào?

  • A

    Sự giao lưu của các nền văn hóa

     

  • B

    Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn

     

  • C

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

     

  • D

    Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã diễn ra nhiều biến động đặc biệt là sự thắng lợi của cách mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới. Nhiều thành tựu đã đạt được trong các lĩnh vực văn học – nghệ thuật, tư tưởng.

Câu 3 :

Đâu không phải là lý do trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường?

  • A

    Phe Liên minh được thành lập sớm, có sự chuẩn bị kĩ càng

     

  • B

    Phe Liên minh là phe phát động của cuộc chiến tranh

     

  • C

    Ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức trong phe Liên minh so với Anh, Pháp

     

  • D

    Nội bộ phe Hiệp ước không có sự thống nhất

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự hình thành các khối quân sự ở châu Âu để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường do phe Liên minh được thành lập sớm (1882) (phe Hiệp ước được thành lập năm 1907), nhờ vào những ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức nên có sự chuẩn bị kĩ càng hơn. Hơn nữa, phe Liên minh cũng là người chủ động phát động cuộc chiến nên đã giành quyền chủ động trên chiến trường trong giai đoạn đầu

Câu 4 :

Các tác phẩm của tác gia nào được Lê-nin đánh giá như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?

  • A

    Sê-khốp

     

  • B

    Pu-skin

     

  • C

    Lép Tôn-xtôi

     

  • D

    Trai-cốp-xki

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, ông đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá tác phẩm của Tôn-xtôi như “Tấm gương phản chiến cách mạng Nga

Câu 5 :

Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là

  • A

    Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc

     

  • B

    Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc

     

  • C

    Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước

     

  • D

    Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất để trả lời

Lời giải chi tiết :

Để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, đáp ứng nguyện vọng hòa bình của quần chúng, nhà nước Xô viết kí riêng với Đức Hòa ước Bret litốp (3-3-1918) nhượng cho Đức một phần lãnh thổ của đế quốc Nga để rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc.

Câu 6 :

Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?

  • A

    Sự phát triển của phong trào công nhân

     

  • B

    Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc

     

  • C

    Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

     

  • D

    Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản độc quyền

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới

Câu 7 :

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A

    Hình thành nhóm “đế quốc trẻ”- “đế quốc già”

     

  • B

     

    Hình thành phe Liên minh- Hiệp ước

     

  • C

    Hình thành phe tư bản dân chủ- phát xít

     

  • D

    Hình thành phe Đồng minh – phe Trục

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.

Câu 8 :

Vì sao nói Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A

    Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa

     

  • B

    Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ

     

  • C

    Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu

     

  • D

    Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ với đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức tiến lên chủ nghĩa đế quốc khi phần lớn đất đai trên thế giới đã được phân chia xong. Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh nhưng lại có quá ít thuộc địa, Đức công khai đòi dùng vũ lực để phân chia lại thế giới. Do đó Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa.

Câu 9 :

Tại sao những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại lại phát triển mạnh ở châu Âu?

  • A

    Do tác động của cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản

     

  • B

    Do sự áp của chế độ phong kiến ở châu Âu với các tầng lớp nhân dân quá nặng nề

     

  • C

    Do sự suy yếu của giáo hội phong kiến châu Âu

     

  • D

    Do sự phục hưng của văn minh Hi- La

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử châu Âu buổi đầu thời cận đại để phân tích, lí giải.

Lời giải chi tiết :

Cuộc cách mạng Hà Lan cuối thế kỉ XVI đã mở ra một thời kì lịch sử mới- thời cận đại. Trong buổi đầu thời cận đại, bão táp cách mạng tư sản phát triển mạnh ở châu Âu không chỉ trên lĩnh vực kinh tế- chính trị, mà còn trên cả lĩnh vực văn hóa để đấu tranh chống chế độ phong kiến và hình thành con người tư sản. Do đó thời kì này, châu Âu đã đạt được những thành tựu văn hóa rực rỡ

Câu 10 :

Đây là câu văn nổi tiếng của nhà văn nào: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”?

  • A

    Lỗ Tấn

     

  • B

    Ban-dắc

     

  • C

    Ra-bin-đra-nát Ta-go

     

  • D

    Vích-to Huy-gô

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như: Nhật kí người điên, AQ chính truyện,… Câu văn: “kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi…” trong tác phẩm “Cố hương”. Đây là một truyện ngắn hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực, cảm động ký ức tuổi thơ; phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng

close