Đề kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 - Đế số 3

Đề bài

Câu 1 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là

  • A

    Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

     

  • B

    Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa

     

  • C

    Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa

     

  • D

    Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc

Câu 2 :

Năm 1863 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

  • A

    Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng

     

  • B

    Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp

     

  • C

    Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước

     

  • D

    Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Câu 3 :

Các nước phương Tây đã lợi dụng cơ hội nào để đua tranh xâm lược Ấn Độ?

  • A

    Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.

     

  • B

    Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Án Độ làm cho nước này suy yếu.

     

  • C

    Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

     

  • D

    Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

Câu 4 :

Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 trên thực tế đã chấm dứt?

  • A

    Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ

     

  • B

    Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải

     

  • C

    Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại

     

  • D

    Triều đình Mãn Thanh bị cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng

Câu 5 :

Trong những năm 1901-1937, ở Lào đã diễn ra phong trào đấu tranh nào?

  • A

    Khởi nghĩa của Pha-ca- đuốc

     

  • B

    Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam

     

  • C

    Khởi nghĩa của Pu-côm-bô

     

  • D

    Khởi nghĩa của A-cha-xoa

Câu 6 :

Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước thực dân có thể nhanh chóng hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á?

  • A

    Ưu thế về vũ khí hiện đại

     

  • B

    Sự khủng hoảng trầm trọng ở các nước Đông Nam Á

     

  • C

    Sự giàu có về các nguồn tài nguyên

     

  • D

    Sự non yếu của các phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á

Câu 7 :

Nguyên nhân chính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?

  • A

    Sự bóc lột của giai cấp tư sản

     

  • B

    Sự cai trị, bóc lột hà khắc của Chủ nghĩa thực dân

     

  • C

    Buôn bán nô lệ da đen

     

  • D

    Sự bất bình đẳng trong xã hội

Câu 8 :

Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là

  • A

    Phong trào dân chủ.

     

  • B

    Phong trào độc lập.

     

  • C

    Phong trào dân tộc.

     

  • D

    Phong trào dân sinh.

Câu 9 :

Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc và phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?

  • A

    Phương pháp đấu tranh

     

  • B

    Kẻ thù

     

  • C

    Kết quả

     

  • D

    Lực lượng tham gia

Câu 10 :

Cách thức xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XVI-XVII có điểm gì khác so với nửa cuối thế kỉ XIX?

  • A

    Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo

     

  • B

    Xâm nhập thông qua con đường buôn bán

     

  • C

    Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo và buôn bán

     

  • D

    Xâm nhập bằng việc sử dụng vũ lực

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là

  • A

    Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

     

  • B

    Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa

     

  • C

    Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa

     

  • D

    Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Do đó ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, bảo toàn được nền độc lập dân tộc

Câu 2 :

Năm 1863 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

  • A

    Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng

     

  • B

    Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp

     

  • C

    Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước

     

  • D

    Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Campuchia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng ở quốc gia này

Câu 3 :

Các nước phương Tây đã lợi dụng cơ hội nào để đua tranh xâm lược Ấn Độ?

  • A

    Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.

     

  • B

    Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Án Độ làm cho nước này suy yếu.

     

  • C

    Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

     

  • D

    Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau các cuộc phát kiến địa lý, hoạt động buôn bán giữa các nước tư bản phương Tây với Ấn Độ được đẩy mạnh. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến, các nước tư bản phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ

Câu 4 :

Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 trên thực tế đã chấm dứt?

  • A

    Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ

     

  • B

    Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải

     

  • C

    Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại

     

  • D

    Triều đình Mãn Thanh bị cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số người lãnh đạo Đồng minh hội chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải. Theo thỏa thuận, sau khi đã buộc vua Thanh phải thoái vị, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức, Viên Thế Khải đã tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc (3-1912). Cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

Câu 5 :

Trong những năm 1901-1937, ở Lào đã diễn ra phong trào đấu tranh nào?

  • A

    Khởi nghĩa của Pha-ca- đuốc

     

  • B

    Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam

     

  • C

    Khởi nghĩa của Pu-côm-bô

     

  • D

    Khởi nghĩa của A-cha-xoa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1901-1937, ở trên cao nguyên Bô-lô-ven đã diễn ra cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo, tiến hành chiến tranh du kích, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất

Câu 6 :

Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước thực dân có thể nhanh chóng hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á?

  • A

    Ưu thế về vũ khí hiện đại

     

  • B

    Sự khủng hoảng trầm trọng ở các nước Đông Nam Á

     

  • C

    Sự giàu có về các nguồn tài nguyên

     

  • D

    Sự non yếu của các phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhân cơ hội chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng trên tấ cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, các nước thực dân phương Tây đã nhanh chóng mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm).

Câu 7 :

Nguyên nhân chính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?

  • A

    Sự bóc lột của giai cấp tư sản

     

  • B

    Sự cai trị, bóc lột hà khắc của Chủ nghĩa thực dân

     

  • C

    Buôn bán nô lệ da đen

     

  • D

    Sự bất bình đẳng trong xã hội

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chế độ cai trị hà khắc và sự bóc lột vô cùng dã man của chủ nghĩa thực dân khiến mâu thuẫn giữa các dân tộc châu Phi với các nước thực dân phương Tây phát triển gay gắt, làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi

Câu 8 :

Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là

  • A

    Phong trào dân chủ.

     

  • B

    Phong trào độc lập.

     

  • C

    Phong trào dân tộc.

     

  • D

    Phong trào dân sinh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của các phong trào để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1885-1908 đều nhằm vào kẻ thù dân tộc là thực dân Anh, do các lực lượng dân tộc ở Ấn Độ tiến hành với mục tiêu từ thấp đến cao: từ đòi quyền lợi kinh tế cho người dân Ấn Độ tiến lên thực hiện khẩu hiểu “Ấn Độ của người Ấn Độ” => mang tính chất dân tộc

Câu 9 :

Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc và phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?

  • A

    Phương pháp đấu tranh

     

  • B

    Kẻ thù

     

  • C

    Kết quả

     

  • D

    Lực lượng tham gia

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hai phong trào để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc và phong trào Nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX là xác định kẻ thù.

- Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc là một phong trào nông dân nổ ra chống lại triều đình phong kiến Mãn Thanh.

- Phong trào Nghĩa hòa đoàn lại là một cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc

Câu 10 :

Cách thức xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XVI-XVII có điểm gì khác so với nửa cuối thế kỉ XIX?

  • A

    Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo

     

  • B

    Xâm nhập thông qua con đường buôn bán

     

  • C

    Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo và buôn bán

     

  • D

    Xâm nhập bằng việc sử dụng vũ lực

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ với tình hình khu vực Đông Nam Á thế kỉ XVI - XVIII (lịch sử lớp 10) và cách thức xâm nhập của các nước phương Tây vào khu vực Đông Nam Á nửa cuối thế kỉ XIX để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV-XVI, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh hoạt động xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á thông qua con đường truyền đạo và buôn bán (hoạt động của công ty thương mại như Đông Ấn Hà Lan, Đông Ấn Anh, Đông Ấn Pháp…). Còn từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước này lại sử dụng vũ lực để hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á

close