Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Sử - Đề số 8

Đề bài

Câu 1 :

Đóng góp quan trọng của Vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử Ấn Độ là

  • A
     thúc đẩy sự giao lưu văn hoá Đông-Tây.
  • B
     sư định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ.
  • C
     xây dựng khối hoà hợp dân tộc, tôn giáo.
  • D
     đem Hin-đu giáo truyền bá đến các nước Đông Nam Á.
Câu 2 :

Nội dung nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

  • A
     Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.
  • B
     Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.
  • C
     Sớm phải đương đầu với làn sóng di cư từ phương Bắc xuống.
  • D
     Hình thành tương đối sớm.
Câu 3 :

Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là

  • A
     Tù binh chiến tranh.
  • B
     Người dân Rô-ma.
  • C
     Nô lệ và nông dân.
  • D
     Người dân nghèo Giéc-man.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

 Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng với mục đích quan trọng nhất là

  • A
     Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Kitô và chế độ phong kiến vùi dập.
  • B
     Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật.
  • C
     Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
  • D
     Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.
Câu 5 :

Đặc trưng cơ bản của nền chính trị trong lãnh địa là

  • A
     đơn vị chính trị độc lập.
  • B
     quân chủ chuyên chế.
  • C
     quân chủ lập hiến.
  • D
     thể chế dân chủ.
Câu 6 :

Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là

  • A
     Nông dân.
  • B
     Thợ thủ công.
  • C
     Nô lệ.
  • D
     Nông nô.
Câu 7 :

 Nội dung nào không phản ánh đúng nét nổi bật của Cam-pu-chia thời kì phát triển nhất?

  • A
     Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.
  • B
     Đạt được nhiều thành tựu về văn hoá (xây dựng đền, tháp...).
  • C
     Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc.
  • D
     Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.
Câu 8 :

Sắp xếp đúng trình tự thời gian tiến hành các cuộc phát kiến địa lí

1. Ph. Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

2. Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ.

3. B. Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.

4. Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thuyền đi tìm xứ sở của hương liệu và vàng bạc ở phương Đông.

  • A
     1-2-3-4.
  • B
     2-3-1-4.
  • C
     3-2-4-1.
  • D
     4-1-2-3.
Câu 9 :

 Vì sao trong thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay (tiền thân nước Thái Lan ngày nay)?

  • A
     Do sự xâm lấn của người Mi-an-ma.
  • B
     Do sự tấn công của người Mông Cổ.
  • C
     Do tránh các hiểm họa thiên tai từ sông Mê Công.
  • D
     Do quá trình sinh tồn.
Câu 10 :

Thế nào là quốc gia phong kiến “dân tộc”?

  • A
     Là quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống.
  • B
     Là quốc gia lấy một dân tộc làm nòng cốt.
  • C
     Là quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt.
  • D
     Là quốc gia trong đó có nhiều dân tộc sống riêng rẽ, tranh chấp lẫn nhau.
Câu 11 :

Quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hóa Sa Huỳnh là

  • A
    Phù Nam.
  • B
    Văn Lang.
  • C
    Chăm-pa.
  • D
    Âu Lạc.
Câu 12 :

Cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII chống lại thực dân

  • A
    Hà Lan.
  • B
    Pháp.
  • C
    Anh.
  • D
    Bồ Đào Nha.
Câu 13 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thời Trần?

  • A
    Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
  • B
    Kẻ thù của dân tộc đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
  • C
    Xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.
  • D
    Có lực lượng lãnh đạo tài giỏi, nghệ thuật quân sự độc đáo.
Câu 14 :

Lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là

  • A
    tư sản và quý tộc mới.
  • B
    tư sản và thợ thủ công.
  • C
    lãnh chúa và tư sản.
  • D
    quý tộc mới và nông nô.
Câu 15 :

Nhà nước quân chủ ở Việt Nam đạt tới đỉnh cao dưới triều đại nào?

  • A
    Nhà Lê Sơ.
  • B
    Nhà Hồ.
  • C
    Nhà Mạc.
  • D
    Nhà Đinh.
Câu 16 :

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đạt tới đỉnh cao khi nào?

  • A
    Phải Lập hiển năm chính quyền.
  • B
    Vua Lu- XVI bị xử tử.
  • C
    Nền Cộng hòa được thiết lập.
  • D
    Phái Gia-cô-banh nắm chính quyền.
Câu 17 :

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) quân dân ta đã giành thắng lợi lừng lẫy ở trận

  • A
    Hàm Tử - Tây Kết.
  • B
    Rạch Gầm - Xoài Mút.
  • C
    Ngọc Hồi - Đống Đa.
  • D
    Chi Lăng - Xương Giang.
Câu 18 :

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo nào được du nhập vào nước ta?

  • A
    Thiên chúa giáo.
  • B
    Đạo giáo.
  • C
    Nho giáo.
  • D
    Phật giáo.
Câu 19 :

Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam là

  • A
    Hình luật.
  • B
    Hình thư.
  • C
    Gia Long.
  • D
    Quốc triều hình luật.
Câu 20 :

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn là

  • A
    giữ quan hệ hòa hiểu với các nước láng giềng.
  • B
    thần phục nhà Thanh và các nước phương Tây.
  • C
    thần phục nhà Thanh, "đóng cửa” với các nước phương Tây.
  • D
    "đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với bất kì quốc gia nào.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đóng góp quan trọng của Vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử Ấn Độ là

  • A
     thúc đẩy sự giao lưu văn hoá Đông-Tây.
  • B
     sư định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ.
  • C
     xây dựng khối hoà hợp dân tộc, tôn giáo.
  • D
     đem Hin-đu giáo truyền bá đến các nước Đông Nam Á.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 42.

Lời giải chi tiết :

Đóng góp quan trọng của Vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử Ấn Độ là thúc đẩy sự giao lưu văn hoá Đông-Tây.

Câu 2 :

Nội dung nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

  • A
     Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.
  • B
     Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.
  • C
     Sớm phải đương đầu với làn sóng di cư từ phương Bắc xuống.
  • D
     Hình thành tương đối sớm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Suy luận, loại trừ đáp án.

Lời giải chi tiết :

A, B, D loại vì ba phương án trên là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

C chọn vì giai đoạn đầu người phương Bắc chưa tràn xuống vùng Đông Nam Á.

Câu 3 :

Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là

  • A
     Tù binh chiến tranh.
  • B
     Người dân Rô-ma.
  • C
     Nô lệ và nông dân.
  • D
     Người dân nghèo Giéc-man.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 56.

Lời giải chi tiết :

Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là nô lệ và nông dân.

Câu 4 :

 Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng với mục đích quan trọng nhất là

  • A
     Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Kitô và chế độ phong kiến vùi dập.
  • B
     Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật.
  • C
     Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
  • D
     Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 63.

Lời giải chi tiết :

Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng với mục đích quan trọng nhất là khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.

Câu 5 :

Đặc trưng cơ bản của nền chính trị trong lãnh địa là

  • A
     đơn vị chính trị độc lập.
  • B
     quân chủ chuyên chế.
  • C
     quân chủ lập hiến.
  • D
     thể chế dân chủ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 56.

Lời giải chi tiết :

Đặc trưng cơ bản của nền chính trị trong lãnh địa là đơn vị chính trị độc lập.

Câu 6 :

Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là

  • A
     Nông dân.
  • B
     Thợ thủ công.
  • C
     Nô lệ.
  • D
     Nông nô.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 57.

Lời giải chi tiết :

Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là nông nô.

Câu 7 :

 Nội dung nào không phản ánh đúng nét nổi bật của Cam-pu-chia thời kì phát triển nhất?

  • A
     Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.
  • B
     Đạt được nhiều thành tựu về văn hoá (xây dựng đền, tháp...).
  • C
     Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc.
  • D
     Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết :

A, B, C loại vì ba phương án trên phản ánh đúng nét nổi bật của Cam-pu-chia thời kì Ăng co.

D chọn vì thời kì Ăng co, Campuchia không chuyển kinh đô về Phnom Pênh.

Câu 8 :

Sắp xếp đúng trình tự thời gian tiến hành các cuộc phát kiến địa lí

1. Ph. Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

2. Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ.

3. B. Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.

4. Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thuyền đi tìm xứ sở của hương liệu và vàng bạc ở phương Đông.

  • A
     1-2-3-4.
  • B
     2-3-1-4.
  • C
     3-2-4-1.
  • D
     4-1-2-3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sắp xếp theo trình tự thời gian tiến hành các cuộc phát kiến địa lý.

Lời giải chi tiết :

3. B. Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi (năm 1487).

2. Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ (năm 1492).

4. Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thuyền đi tìm xứ sở của hương liệu và vàng bạc ở phương Đông (năm 1497).

1. Ph. Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (năm 1519 – 1522).

Câu 9 :

 Vì sao trong thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay (tiền thân nước Thái Lan ngày nay)?

  • A
     Do sự xâm lấn của người Mi-an-ma.
  • B
     Do sự tấn công của người Mông Cổ.
  • C
     Do tránh các hiểm họa thiên tai từ sông Mê Công.
  • D
     Do quá trình sinh tồn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 48.

Lời giải chi tiết :

trong thế kỉ XIII, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay vì sự tấn công của người Mông Cổ.

Câu 10 :

Thế nào là quốc gia phong kiến “dân tộc”?

  • A
     Là quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống.
  • B
     Là quốc gia lấy một dân tộc làm nòng cốt.
  • C
     Là quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt.
  • D
     Là quốc gia trong đó có nhiều dân tộc sống riêng rẽ, tranh chấp lẫn nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 46.

Lời giải chi tiết :

Quốc gia phong kiến “dân tộc” là quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt.

Câu 11 :

Quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hóa Sa Huỳnh là

  • A
    Phù Nam.
  • B
    Văn Lang.
  • C
    Chăm-pa.
  • D
    Âu Lạc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 76.

Lời giải chi tiết :

Trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay, đã hình thành quốc gia cổ Cham-pa.

Câu 12 :

Cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII chống lại thực dân

  • A
    Hà Lan.
  • B
    Pháp.
  • C
    Anh.
  • D
    Bồ Đào Nha.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 146.

Lời giải chi tiết :

Cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII chống lại thực dân Anh.

Câu 13 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thời Trần?

  • A
    Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
  • B
    Kẻ thù của dân tộc đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
  • C
    Xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.
  • D
    Có lực lượng lãnh đạo tài giỏi, nghệ thuật quân sự độc đáo.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Suy luận.

Lời giải chi tiết :

- Nội dung các đáp án A, C, D là nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thời Trần.

- Nội dung đáp án B không phải là nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thời Trần. Thời điểm ấy (thế kỉ XIII), vó ngựa quân Mông – Nguyên đi đến đâu, cỏ không mọc được đến đó. Chúng đã xâm lược hầu hết các nước châu Á và còn đánh chiếm cả sang châu Âu. => Hùng mạnh và hiếu chiến.

Câu 14 :

Lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là

  • A
    tư sản và quý tộc mới.
  • B
    tư sản và thợ thủ công.
  • C
    lãnh chúa và tư sản.
  • D
    quý tộc mới và nông nô.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 146, suy luận.

Lời giải chi tiết :

Lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là tư sản và quý tộc mới, đại diện là Ô-li-vơ Crôm-oen.

Câu 15 :

Nhà nước quân chủ ở Việt Nam đạt tới đỉnh cao dưới triều đại nào?

  • A
    Nhà Lê Sơ.
  • B
    Nhà Hồ.
  • C
    Nhà Mạc.
  • D
    Nhà Đinh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Suy luận.

Lời giải chi tiết :

Nhà nước quân chủ ở Việt Nam đạt tới đỉnh cao dưới triều đại Lê Sơ. Biểu hiện:

- Tổ chức bộ máy nhà nước: Được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông tì hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. giúp việc cho vua có các quan đại thần. Triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn có 1 số cơ quan chuyên môn. Ở địa phương, cả nước được chia thành 5 đạo, dưới đạo là phủ, huyện (ở miền núi gọi là châu), xã. Thời vua Lê Thánh Tông đổi 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên. Dưới thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã.

- Tổ chức quân đội: quy củ, chặt chẽ.

- Luật pháp: Ban hành Quốc triều hình luật hay còn gọi là Luật Hồng Đức. => Có bộ luật riêng và hoàn thiện.

- Kinh tế: phát triển, nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích nhân dân sản xuất, buôn bán.

- Xã hội: Đời sống nhân dân ổn định.

Câu 16 :

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đạt tới đỉnh cao khi nào?

  • A
    Phải Lập hiển năm chính quyền.
  • B
    Vua Lu- XVI bị xử tử.
  • C
    Nền Cộng hòa được thiết lập.
  • D
    Phái Gia-cô-banh nắm chính quyền.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 156 - 157.

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đạt tới đỉnh cao ở thời kì phái Gia-cô-banh nắm chính quyền. Biểu hiện:

- Thông qua Hiến pháp, tuyên bố chế độ Cộng hòa.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, ban hành luật về giá tối đa, luật về mức lương của công nhân.

- Thông qua sắc lệnh tổng động viên toàn quốc chống thù trong giặc ngoài.

Câu 17 :

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) quân dân ta đã giành thắng lợi lừng lẫy ở trận

  • A
    Hàm Tử - Tây Kết.
  • B
    Rạch Gầm - Xoài Mút.
  • C
    Ngọc Hồi - Đống Đa.
  • D
    Chi Lăng - Xương Giang.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy luận, loại trừ.

Lời giải chi tiết :

- Đáp án A loại vì các trận đánh ở Hàm Tử - Tây Kết diễn ra trong kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần.

- Đáp án B, C loại vì các trận đánh này diễn ra trong phong trào Tây Sơn.

- Đáp án D chọn vì Chi Lăng – Xương Giang là chiến thắng lừng lẫy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427).

Câu 18 :

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo nào được du nhập vào nước ta?

  • A
    Thiên chúa giáo.
  • B
    Đạo giáo.
  • C
    Nho giáo.
  • D
    Phật giáo.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 121.

Lời giải chi tiết :

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, Thiên chúa giáo được du nhập vào nước ta.

Câu 19 :

Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam là

  • A
    Hình luật.
  • B
    Hình thư.
  • C
    Gia Long.
  • D
    Quốc triều hình luật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

SGK Lịch sử 10, trang 89.

Lời giải chi tiết :

Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam là Hình thư.

Câu 20 :

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn là

  • A
    giữ quan hệ hòa hiểu với các nước láng giềng.
  • B
    thần phục nhà Thanh và các nước phương Tây.
  • C
    thần phục nhà Thanh, "đóng cửa” với các nước phương Tây.
  • D
    "đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với bất kì quốc gia nào.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
SGK Lịch sử 10, trang 127.
Lời giải chi tiết :

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn là thần phục nhà Thanh, "đóng cửa” với các nước phương Tây.

close