Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Lí - Đề số 5

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ dòng điện đó là:

  • A
     0,2 (A).
  • B
     \(\frac{1}{{12}}\) (A).
  • C
     12 (A).
  • D
     48 (A).
Câu 2 :

Hai điện tích \({q_1} =  + 3{\mkern 1mu} \left( {\mu {\rm{C}}} \right)\) và \({q_2} =  - 3\left( {\mu {\rm{C}}} \right),\) đặt trong dầu \(\left( {\varepsilon  = 2} \right)\) cách nhau một khoảng \(r = 6\)(cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

  • A
     Lực hút với độ lớn \(F = 11,25\left( N \right).\)
  • B
     Lực đẩy với độ lớn \(F = 1,{125.10^{13}}{\mkern 1mu} \left( N \right).\)
  • C
     Lực hút với độ lớn \(F = 22,5\left( N \right).\)
  • D
     Lực đẩy với độ lớn \(F = 0,675{\mkern 1mu} \left( {\rm{N}} \right).\)
Câu 3 :

Tụ điện là hệ thống:

  • A
     gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • B
     hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
  • C
     gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
  • D
     gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
Câu 4 :

Dòng điện không đổi là

  • A
     Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • B
     Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.
  • C
     Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • D
     Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn không thay đổi theo thời gian.
Câu 5 :

Điện năng tiêu thụ được đo bằng

  • A
     Ampe kế.
  • B
     Vôn kế.
  • C
     Tĩnh điện kế.
  • D
     Công tơ điện.
Câu 6 :

 Bản chất dòng điện trong chất điện phân là:

  • A
     Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
  • B
     Dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
  • C
     Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
  • D
     Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Câu 7 :

Điều kiện để có dòng điện là:

  • A
     Có hiệu điện thế và điện tích tự do.
  • B
     có nguồn điện.
  • C
     Có hiệu điện thế.
  • D
     có điện tích tự do.
Câu 8 :

Một điện tích \( - 1{\mkern 1mu} \mu C\) đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

  • A
     9000 V/m, hướng ra xa nó.
  • B
     \({9.10^9}\) V/m, hướng về phía nó.
  • C
     \({9.10^9}\) V/m, hướng ra xa nó.
  • D
     9000 V/m, hướng về phía nó.
Câu 9 :

Ghép 3 pin giống nhau song song mỗi pin có suất điện động 3V và điện trở trong \(1\Omega .\) Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là

  • A
     9V và \(\frac{1}{3}\Omega .\)
  • B
     3V và \(\frac{1}{3}\Omega .\)
  • C
     9V và \(3\Omega .\)
  • D
     3V và \(3\Omega .\)
Câu 10 :

Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

  • A
     E và \(\frac{r}{n}\)
  • B
     E và nr.
  • C
     nE và nr.
  • D
     nE và \(\frac{r}{n}.\)
Câu 11 :

Hạt tải điện trong kim loại là

  • A
     ion âm.
  • B
     electron tự do.
  • C
     ion dương.
  • D
     ion dương và electron tự do.
Câu 12 :

Có hai điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2},\) chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây đúng.

  • A
     \({q_1} > 0\) và \({q_2} < 0.\)
  • B
     \({q_1}{q_2} < 0\)
  • C
     \({q_1}{q_2} > 0\)
  • D
     \({q_1} < 0\) và \({q_2} > 0\)
Câu 13 :

Công của lực điện không phụ thuộc vào

  • A
     hình dạng của đường đi.
  • B
     vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
  • C
     độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
  • D
     cường độ của điện trường.
Câu 14 :

Một tụ điện có điện dung \(4\mu F\). Khi đặt một hiệu điện thế 4V vào 2 bản tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là:

  • A
     \({2.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\rm{C}}.\)
  • B
     \({16.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{C}}.\)
  • C
     \({4.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{C}}.\)
  • D
     \({8.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{C}}.\)
Câu 15 :

Một acquy có suất điện động là 3V, điện trở trong \(20{\mkern 1mu} {\rm{m}}\Omega ,\) khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là

  • A
     15A
  • B
     150A
  • C
     0,06A
  • D
     \(\frac{{20}}{3}A\)
Câu 16 :

Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết

  • A
    1dp  
  • B
    – 2dp
  • C
    – 1dp
  • D
    2dp
Câu 17 :

Đơn vị của từ thông là

  • A
    Tesla (T)
  • B
    Ampe (A)
  • C
    Vê be (Wb)
  • D
    Vôn (V)
Câu 18 :

Một thấu kính hội tụ có độ tụ 2dp. Tiêu cự của thấu kính là

  • A
    f = - 0,5m
  • B
    f = 0,5m
  • C
    f = 2m
  • D
    f = -2m
Câu 19 :

Đối với thấu kính phân kỳ, vật thật đặt trước thấu kính luôn cho

  • A
    Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
  • B
    Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
  • C
    Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
  • D
    Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
Câu 20 :

Khi mắt nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận thì

  • A
    mắt không cần phải điều tiết
  • B
    khoảng cách từ thủy tinh đến võng mạc là ngắn nhất
  • C
    mắt chỉ điều tiết một phần
  • D
    mắt phải điều tiết tối đa

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ dòng điện đó là:

  • A
     0,2 (A).
  • B
     \(\frac{1}{{12}}\) (A).
  • C
     12 (A).
  • D
     48 (A).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức: \(q = I.t\)

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện là: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{24}}{{2.60}} = 0,2\) (A).

Câu 2 :

Hai điện tích \({q_1} =  + 3{\mkern 1mu} \left( {\mu {\rm{C}}} \right)\) và \({q_2} =  - 3\left( {\mu {\rm{C}}} \right),\) đặt trong dầu \(\left( {\varepsilon  = 2} \right)\) cách nhau một khoảng \(r = 6\)(cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

  • A
     Lực hút với độ lớn \(F = 11,25\left( N \right).\)
  • B
     Lực đẩy với độ lớn \(F = 1,{125.10^{13}}{\mkern 1mu} \left( N \right).\)
  • C
     Lực hút với độ lớn \(F = 22,5\left( N \right).\)
  • D
     Lực đẩy với độ lớn \(F = 0,675{\mkern 1mu} \left( {\rm{N}} \right).\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Áp dụng công thức: \(F = \frac{{k.\left| {{q_1}.{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Vì \({q_1} > 0,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {q_2} < 0\), hai điện tích trái dấu nên lực tương tác là lực hút.

Lực tương tác giữa hai điện tích là:

\(F = \frac{{k.\left| {{q_1}.{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}.\left| {{{3.10}^{ - 6}}.\left( { - 3} \right){{.10}^{ - 6}}} \right|}}{{2.{{\left( {{{6.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}} = 11,25\left( {\rm{N}} \right)\)

Câu 3 :

Tụ điện là hệ thống:

  • A
     gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • B
     hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
  • C
     gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
  • D
     gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa về tụ điện.

Lời giải chi tiết :

Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Câu 4 :

Dòng điện không đổi là

  • A
     Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • B
     Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.
  • C
     Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • D
     Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn không thay đổi theo thời gian.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa về dòng điện không đổi.

Lời giải chi tiết :

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu 5 :

Điện năng tiêu thụ được đo bằng

  • A
     Ampe kế.
  • B
     Vôn kế.
  • C
     Tĩnh điện kế.
  • D
     Công tơ điện.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng các công dụng của các dụng cụ đo.

Lời giải chi tiết :

Ampe kế: Đo cường độ dòng điện.

Vôn kế: Đo hiệu điện thế.

Tĩnh điện kế: Đo điện tích hoặc điện thế

Công tơ điện: đo điện năng tiêu thụ.

Câu 6 :

 Bản chất dòng điện trong chất điện phân là:

  • A
     Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
  • B
     Dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
  • C
     Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
  • D
     Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về bản chất dòng điện trong chất điện phân.

Lời giải chi tiết :

Bản chất dòng điện trong chất điện phân: Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Câu 7 :

Điều kiện để có dòng điện là:

  • A
     Có hiệu điện thế và điện tích tự do.
  • B
     có nguồn điện.
  • C
     Có hiệu điện thế.
  • D
     có điện tích tự do.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng điều kiện để có dòng điện.

Lời giải chi tiết :

Điều kiện để có dòng điện là cần phải duy trì một hiệu điện thế giữa đặt vào hai đầu vật dẫn điện.

Như vậy, cần có điện tích tự do để có thể chuyển động, có hiệu điện thế để có một điện trường làm cho các điện tích tự do chịu lực điện và chuyển động thành dòng có hướng

Câu 8 :

Một điện tích \( - 1{\mkern 1mu} \mu C\) đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

  • A
     9000 V/m, hướng ra xa nó.
  • B
     \({9.10^9}\) V/m, hướng về phía nó.
  • C
     \({9.10^9}\) V/m, hướng ra xa nó.
  • D
     9000 V/m, hướng về phía nó.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Điện tích điểm dương sinh ra điện trường có chiều hướng ra xa nó, điện tích điểm âm sinh ra điện trường có chiều hướng về phía nó.

Áp dụng công thức: \(E = \frac{{k.\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Vì điện tích điểm là \( - 1\mu C < 0\) nên điện trường sinh ra có hướng về phía nó.

Độ lớn của cường độ điện trường là:

\(E = \frac{{k.\left| Q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}.\left| { - {{1.10}^{ - 6}}} \right|}}{{{1^2}}} = 9000\) (V/m)

Câu 9 :

Ghép 3 pin giống nhau song song mỗi pin có suất điện động 3V và điện trở trong \(1\Omega .\) Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là

  • A
     9V và \(\frac{1}{3}\Omega .\)
  • B
     3V và \(\frac{1}{3}\Omega .\)
  • C
     9V và \(3\Omega .\)
  • D
     3V và \(3\Omega .\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức ghép nguồn điện thành bộ.

Lời giải chi tiết :

Có 3 pin giống nhau ghép song song thì: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = E = 3\left( V \right)}\\{{r_b} = \frac{r}{3} = \frac{1}{3}\Omega }\end{array}} \right.\)

Câu 10 :

Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

  • A
     E và \(\frac{r}{n}\)
  • B
     E và nr.
  • C
     nE và nr.
  • D
     nE và \(\frac{r}{n}.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức ghép nguồn điện thành bộ.

Lời giải chi tiết :

Có n pin giống nhau ghép nối tiếp thì ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = nE}\\{{r_b} = nr}\end{array}} \right.\)

Câu 11 :

Hạt tải điện trong kim loại là

  • A
     ion âm.
  • B
     electron tự do.
  • C
     ion dương.
  • D
     ion dương và electron tự do.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.

Lời giải chi tiết :

Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do.

Câu 12 :

Có hai điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2},\) chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây đúng.

  • A
     \({q_1} > 0\) và \({q_2} < 0.\)
  • B
     \({q_1}{q_2} < 0\)
  • C
     \({q_1}{q_2} > 0\)
  • D
     \({q_1} < 0\) và \({q_2} > 0\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.

Lời giải chi tiết :

Hai điện tích đẩy nhau nên chúng cùng dấu \( \Rightarrow {q_1}{q_2} > 0.\)

Câu 13 :

Công của lực điện không phụ thuộc vào

  • A
     hình dạng của đường đi.
  • B
     vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
  • C
     độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
  • D
     cường độ của điện trường.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công của lực điện: A = qEd, trong đó:

q: điện tích

E: cường độ điện trường.

d: là hình chiếu của đường đi trong điện trường.

Lời giải chi tiết :

Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường.

Câu 14 :

Một tụ điện có điện dung \(4\mu F\). Khi đặt một hiệu điện thế 4V vào 2 bản tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là:

  • A
     \({2.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\rm{C}}.\)
  • B
     \({16.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{C}}.\)
  • C
     \({4.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{C}}.\)
  • D
     \({8.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{C}}.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: Q = CU

Lời giải chi tiết :

Điện lượng mà tụ tích được là: \(Q = CU = {4.10^{ - 6}}.4 = {16.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} \left( {\rm{C}} \right)\).

Câu 15 :

Một acquy có suất điện động là 3V, điện trở trong \(20{\mkern 1mu} {\rm{m}}\Omega ,\) khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là

  • A
     15A
  • B
     150A
  • C
     0,06A
  • D
     \(\frac{{20}}{3}A\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức định luật ôm cho toàn mạch: \(I = \frac{E}{{{R_N} + r}}\)

Lời giải chi tiết :

Khi đoản mạch thì \({R_N} = 0\), cường độ dòng điện trong mạch là:

\(I = \frac{E}{r} = \frac{3}{{{{20.10}^{ - 3}}}} = 150\left( {\rm{A}} \right)\)

Câu 16 :

Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết

  • A
    1dp  
  • B
    – 2dp
  • C
    – 1dp
  • D
    2dp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Để mắt không phải điều tiết thì vật ở vô cực cho ảnh ở cực viễn, tức là thấu kính phải có tiêu cự f = - OCV

Độ tụ D = 1/f

Lời giải chi tiết :

Để mắt không phải điều tiết thì vật ở vô cực cho ảnh ở cực viễn, tức là thấu kính phải có tiêu cự f = - OCV = - 100cm = -1m

Độ tụ của kính là: \(D = \frac{1}{f} =  - 1dp\)

Câu 17 :

Đơn vị của từ thông là

  • A
    Tesla (T)
  • B
    Ampe (A)
  • C
    Vê be (Wb)
  • D
    Vôn (V)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ thông có đơn vị là Vê be (Wb)

Lời giải chi tiết :

Từ thông có đơn vị là Vê be (Wb)

Câu 18 :

Một thấu kính hội tụ có độ tụ 2dp. Tiêu cự của thấu kính là

  • A
    f = - 0,5m
  • B
    f = 0,5m
  • C
    f = 2m
  • D
    f = -2m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tiêu cự của thấu kính liên hệ với độ tụ: \(f = \frac{1}{D}\)

Lời giải chi tiết :

Tiêu cự của thấu kính: \(f = \frac{1}{D} = \frac{1}{2} = 0,5m\)

Câu 19 :

Đối với thấu kính phân kỳ, vật thật đặt trước thấu kính luôn cho

  • A
    Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
  • B
    Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
  • C
    Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
  • D
    Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vật thật đặt trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Lời giải chi tiết :

Vật thật đặt trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 20 :

Khi mắt nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận thì

  • A
    mắt không cần phải điều tiết
  • B
    khoảng cách từ thủy tinh đến võng mạc là ngắn nhất
  • C
    mắt chỉ điều tiết một phần
  • D
    mắt phải điều tiết tối đa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi mắt nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa

Lời giải chi tiết :

Khi mắt nhìn rõ vật đặt ở điểm cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa

close