Thành ngữ châm biếm những người không có khả năng tiếp thu, nghe người khác nói mãi nhưng vẫn không hiểu. Ngoài ra, thành ngữ còn có ý nghĩa khác là chê cười những người không biết chọn đối tượng giao tiếp phù hợp, giảng những đạo lí thâm sâu cho những người chậm tiếp thu, rồi kết quả cũng là phí công.

Đàn gảy tai trâu.


Thành ngữ châm biếm những người không có khả năng tiếp thu, nghe người khác nói mãi nhưng vẫn không hiểu. Ngoài ra, thành ngữ còn có ý nghĩa khác là chê cười những người không biết chọn đối tượng giao tiếp phù hợp, giảng những đạo lí thâm sâu cho những người chậm tiếp thu, rồi kết quả cũng là phí công.

Giải thích thêm
  • Đàn: một loại nhạc cụ gồm nhiều dây.

  • Gảy: làm nẩy dây đàn cho rung lên thành tiếng bằng động tác liên tiếp.

  • Trâu: động vật nhai lại, có sừng rỗng và cong, lông thưa, được nuôi để lấy thịt và kéo hàng.

  • Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, tác giả dân gian mượn hình ảnh người đánh đàn gảy đàn cho con trâu nghe để ẩn dụ cho những con người chậm tiếp thu và những người làm việc vô ích.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Anh ta cố gắng khuyên bảo em gái mình học hành, nhưng vô ích. Lời nói của anh như đàn gảy tai trâu.

  • Dù đã được giải thích cặn kẽ nhưng học sinh đó vẫn không hiểu bài, đúng là đàn gảy tai trâu.

  • Ông ta ra sức thuyết phục mọi người nhưng chẳng ai chịu nghe, đành lắc đầu thở dài: "Thôi đành vậy, đàn gảy tai trâu mà!".

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa: Nước đổ đầu vịt./ Nước đổ lá khoai.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa: Học một biết mười.

close