Câu hỏi:

Cho \(H\) là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn \(5\) và không lớn hơn \(79\).

Câu 1:

Viết tập hợp \(H\) bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử.

  • A \(H = {\rm{\{ }}n \in \mathbb{N}|n\) lẻ và \(5 < n < 79\} .\)
  • B \(H = {\rm{\{ }}n \in \mathbb{N}|n\) lẻ và \(5 \le n \le 79\} .\)
  • C \(H = {\rm{\{ }}n \in \mathbb{N}|n\) lẻ và \(5 \le n < 79\} .\)
  • D \(H = {\rm{\{ }}n \in \mathbb{N}|n\) lẻ và \(5 < n \le 79\} .\)

Phương pháp giải:

Từ các tính chất đặc trưng để viết tập hợp \(A\).

Áp dụng kiến thức: Tập hợp các số tự nhiên từ \(a\) đến \(b\), hai số kế tiếp cách nhau \(d\) đơn vị có \(\left( {b - a} \right):d + 1\) phần tử.

Lời giải chi tiết:

Số tự nhiên \(n\) lớn hơn \(5\) và không lớn hơn \(79\) là số tự nhiên thỏa mãn điều kiện: \(5 < n \le 79\)

Mà \(H\) là tập hợp các số tự nhiên \(n\) lớn hơn \(5\) và không lớn hơn \(79\) nên tập hợp \(H\) là:  \(H = {\rm{\{ }}n \in \mathbb{N}|n\) lẻ và \(5 < n \le 79\} .\)

Chọn D.


Câu 2:

Giả sử các phần tử của \(A\) được viết theo giá trị tăng dần. Tìm phần tử thứ mười hai của \(A\).

  • A \(x = 29.\)
  • B \(x = 30\)
  • C \(x = 22\)
  • D \(x = 28\)

Phương pháp giải:

Từ các tính chất đặc trưng để viết tập hợp \(A\).

Áp dụng kiến thức: Tập hợp các số tự nhiên từ \(a\) đến \(b\), hai số kế tiếp cách nhau \(d\) đơn vị có \(\left( {b - a} \right):d + 1\) phần tử.

Lời giải chi tiết:

Giả sử phần tử thứ mười hai của \(H\) là \(x\). Khi đó, ta có:

\(\left( {x - 7} \right):2 + 1 = 12\)

\( \Rightarrow \left( {x - 7} \right):2 = 11\)

\( \Rightarrow x - 7 = 22\)

\( \Rightarrow x = 29\)

Vậy \(x = 29.\)

Chọn A.




Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay