Nội dung từ Loigiaihay.Com
1. Cách tìm toạ độ điểm đối xứng qua các trục toạ độ trong không gian
2. Cách tìm toạ độ điểm đối xứng qua các mặt phẳng toạ độ
3. Bài tập vận dụng
Cho điểm M(x0;y0;z0).
- Điểm đối xứng của M qua trục Ox có toạ độ M(x0;−y0;−z0).
- Điểm đối xứng của M qua trục Oy có toạ độ M(−x0;y0;−z0).
- Điểm đối xứng của M qua trục Oz có toạ độ M(−x0;−y0;z0).
Mẹo dễ nhớ: Lấy đối xứng qua trục nào thì giữ nguyên toạ độ ứng với trục đó. Ví dụ, lấy đối xứng qua Ox thì giữ nguyên hoành độ; đổi dấu tung độ và cao độ.
Ví dụ minh hoạ:
Cho điểm M(1;-2;3).
- Điểm đối xứng của M qua trục Ox có toạ độ M(1;2;-3).
- Điểm đối xứng của M qua trục Oy có toạ độ M(-1;-2;-3).
- Điểm đối xứng của M qua trục Oz có toạ độ M(-1;2;3).
Cho điểm M(x0;y0;z0).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Oxy) có toạ độ M(x0;y0;−z0).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Oyz) có toạ độ M(−x0;y0;z0).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Ozx) có toạ độ M(x0;−y0;z0).
Mẹo dễ nhớ: Mặt phẳng (Oxy) không chứa trục Oz (thiếu z) thì ta lấy số đối −z0 của cao độ z0. Tương tự với các mặt phẳng khác.
Ví dụ minh hoạ:
Cho điểm M(1;-2;3).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Oxy) có toạ độ M(1;-2;-3).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Oyz) có toạ độ M(-1;-2;3).
- Điểm đối xứng của M qua mặt phẳng (Ozx) có toạ độ (1;2;3).
Trong không gian Oxyz, cho điểm M(4;1;3). Điểm M’ đối xứng với M qua mặt phẳng (Oxz) có tọa độ
Các bài khác cùng chuyên mục