Bài 9 trang 17 SGK Hình học 10Cho tam giác đều ABC có trọng tâm O và M là một điểm tùy ý trong tam giác. Gọi D,E,F lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ M đến BC, AC, AB. Đề bài Cho tam giác đều ABC có trọng tâm O và M là một điểm tùy ý trong tam giác. Gọi D,E,F lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ M đến BC,AC,AB. Chứng minh rằng: →MD+→ME+→MF=32→MO Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết Ý tưởng: Biểu thị 3 vecto →MD,→ME,→MF thông qua 3 vecto →MA,→MB,→MC Lời giải chi tiết +) Qua M kẻ các đường A1B1//AB;A2C2//AC;B2C1//BC như hình vẽ. Ta có: MB1//AB⇒^MB1C2=^ABC=600MC2//AC⇒^MC2B1=^ACB=600 Tam giác MB1C2 có ^MB1C2=^MC2B1=600 nên là tam giác đều. Tương tự các tam giác MA1C1;MA2B2đều là các tam giác đều. +) Lại có MD⊥B1C2 nên MD cũng là trung tuyến của tam giác B1DC2 Ta có 2→MD=→MB1+→MC2 Tương tự: 2→ME=→MA1+→MC1 2→MF=→MA2+→MB2 ⇒2→MD+2→ME+2→MF=(→MB1+→MC2)+(→MC1+→MA1)+(→MA2+→MB2) ⇒2(→MD+→ME+→MF) =(→MA1+→MA2)+(→MB1+→MB2)+(→MC1+→MC2) +) Mặt khác: Tứ giác MA1AA2 là hình bình hành nên →MA1+→MA2=→MA Tương tự: →MB1+→MB2=→MB;→MC1+→MC2=→MC ⇒2(→MD+→ME+→MF)=→MA+→MB+→MC Vì O là trọng tâm của tam giác và M là một điểm bất kì nên →MA+→MB+→MC=3→MO +) Cuối cùng ta có: ⇒2(→MD+→ME+→MF)=3→MO ⇒→MD+→ME+→MF=32→MO HocTot.Nam.Name.Vn
>> 2K9 Học trực tuyến - Định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 11 (Click để xem ngay) cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, tiếp cận sớm các kì thi.
|