Bài 8. Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trang 22, 23 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Vành đai động đất không có ở nơi nào sau đây? Vành đai núi lửa không có ở nơi nào sau đây? Các vành đai động đất núi lửa thường nằm ở. Dựa vào hình 8 và hình 6.2 SGK, cho biết ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất, núi lửa hình thành do sự tiếp xúc của mảng kiến tạo nào? Dựa vào hình 8 và hình 6.2 SGK, cho biết vành đai động đất, núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi sự tiếp xúc của mảng kiến tạo nào?Dựa vào hình 8, em hãy xác định các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giớ

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 1.1

Vành đai động đất không có ở nơi nào sau đây?

A. phía Tây châu Mỹ

B. Địa Trung Hải qua Nam Á đến In – đô – nê – xi - a.

C. Phía Tây Thái Bình Dương.

D. Trung tâm châu Phi.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 8 SGK dựa vào hệ thống chú giải để xác định khu vực không có vành đai động đất.


Lời giải chi tiết:

Vành đai động đất: kí hiệu bằng các chấm liền nhau màu đỏ.

=> Chọn đáp án D

Câu 1 1.2

Vành đai núi lửa không có ở nơi nào sau đây?

A. phía Tây châu Mỹ

B. Địa Trung Hải qua Nam Á đến In – đô – nê – xi - a.

C. Phía Tây Thái Bình Dương.

D. Trung tâm châu Mỹ

Phương pháp giải:

Quan sát hình 8 SGK dựa vào hệ thống chú giải để xác định khu vực không có vành đai núi lửa.

Lời giải chi tiết:

- Vành đai núi lửa: kí hiệu bằng các chấm liền nhau màu vàng.

=> Chọn đáp án D


Câu 1 1.3

Các vành đai động đất núi lửa thường nằm ở

A. trung tâm các mảng kiến tạo

B. rìa của các mảng kiến tạo

C. vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo

D. tất cả mọi nơi

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung thuyết kiến tạo mảng

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng:

- Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo.

- Nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa là do sự chuyển dịch một số mảng kiến tạo của Trái Đất.

- Có 7 mảng kiến tạo lớn và các mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đáy đại dương.

- Các mảng không đứng yên mà luôn dịch chuyển trên lớp quánh dẻo của manti. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những nơi không ổn định, thường có những hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa

=> Chọn đáp án C


Câu 1 1.4

Dựa vào hình 8 và hình 6.2 SGK, cho biết ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất, núi lửa hình thành do sự tiếp xúc của mảng kiến tạo nào?

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi – líp – pin, mảng Ấn Độ - Ô – xtray – li – a.

B. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi – líp – pin.

C. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi , mảng Ấn Độ - Ô – xtray – li – a.

D. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Ô – xtray – li – a.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 8 và hình 6.2 SGK



Lời giải chi tiết:

=> Chọn đáp án A

Câu 1 1.5

Dựa vào hình 8 và hình 6.2 SGK, cho biết vành đai động đất, núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi sự tiếp xúc của mảng kiến tạo nào?

A. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Na -xca.

B. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Na-xca, mảng  Cô-cốt, mảng Ca – ri – bê, mảng Thái Bình Dương.

C. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Phi , mảng Na-xca, mảng Ấn Độ - Ô – xtray – li – a.

D. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Âu- Á, mảng Phi – líp – pin, mảng Thái Bình Dương. 

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 8 và hình 6.2 SGK


Lời giải chi tiết:

chọn đáp án B


Câu 2

Dựa vào hình 8, em hãy xác định các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới. Động đất và núi lửa tập trung nhiều nhất ở khu vực nào trên thế giới?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 8 để xác định các vành đai động đất và núi lửa trên thế giới:

- Vành đai động đất: kí hiệu bằng các chấm liền nhau màu đỏ.

- Vành đai núi lửa: kí hiệu bằng các chấm liền nhau màu vàng.

=> Xác định khu vực tập trung nhiều nhất động đất và núi lửa.


Lời giải chi tiết:

- Xác định các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới:

+ Vành đai động đất: phía tây châu Mỹ; Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a; phía Tây Thái Bình Dương, từ eo Bê-rinh, qua Nhật Bản đến Phi-líp-pin; phía nam các đại dương.

+ Vành đai núi lửa: phía tây châu Mỹ; đông châu Phi; Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, tây Thái Bình Dương từ eo Bê-rinh qua Nhật Bản và đến Đông Nam Á.

- Các khu vực tập trung nhiều động đất và núi lửa nhất trên thế giới: vành đai Thái Bình Dương, vành đai Địa Trung Hải.


Câu 3

Nêu nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ An – đet, Hi – ma – lay – a.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong nội dung thuyết kiến tạo mảng và quan sát các hình 6.2, 6.3, 6.4. Để xác định vị trí của dãy An – det, dãy Hi – ma – lay – a nằm ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo tạo nào, đó là mảng lục địa hay mảng đại dương, xu hướng tiếp xúc giữa các mảng như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Dãy Hi-ma-lay-a hình thành do sự va chạm giữa mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a với mảng Âu - Á. Đây là 2 mảng lục địa xô vào nhau, chúng sẽ bị dồn nén, uốn nếp. Ở đó, vỏ lục địa bị nén ép mạnh và có sự hút chìm của vỏ lục địa dưới vỏ lục địa làm hình thành các dãy núi lục địa cao, đồ sộ.

- An-đét là kết quả của quá trình kiến tạo khi vỏ đại dương của mảng Nazca và Nam Cực bị hút chìm xuống bên dưới mảng Nam Mỹ. Khi 1 mảng đại dương xô húc 1 mảng lục địa do chịu sức ép nên vỏ đại dương bị hút chìm dưới vỏ lục địa tạo thành các vực biển sâu và dãy núi cao.


  • Bài 7. Nội lực và ngoại lực trang 20, 21 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Nội lực là. Nếp uốn được hình thành do. Địa hình cồn cát ven biển miền Trung nước ta là do. Địa hình cồn cát trong sa mạc là do. Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau. Xu hướng chung của quá trình nội lực và ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt đất như thế nào? Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ như thế nào trong sự hình thành địa hình bề mặt đất. Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp. Ghép ô bên trái với ô bê

  • Bài 6. Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng trang 18, 19 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Thạch quyển có độ dày khoảng. Thạch quyển bao gồm. Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở. Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường. Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất thế giới. Dựa vào hình 6.2 SGK, cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc của mảng kiến tạo nào? Dựa vào hình 6.2 SGK, cho biết dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự tiếp xúc của mảng kiến tạo nào? Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dướ

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close