Bài 7. Nội lực và ngoại lực trang 20, 21 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Nội lực là. Nếp uốn được hình thành do. Địa hình cồn cát ven biển miền Trung nước ta là do. Địa hình cồn cát trong sa mạc là do. Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau. Xu hướng chung của quá trình nội lực và ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt đất như thế nào? Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ như thế nào trong sự hình thành địa hình bề mặt đất. Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp. Ghép ô bên trái với ô bê

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 1.1

Nội lực là

A. lực diễn ra trên bề mặt đất Trái Đất mà nguyên nhân sinh ra chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

B. lực diễn ra trên bề mặt đất Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

C. lực sinh ra bên trong lòng đất mà nguyên nhân chủ yếu sinh ra là do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

D. lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.


Phương pháp giải:

Đọc lại khái niệm nội lực mục 1a trang 24 SGK Địa lí 10

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

=> Chọn đáp án D

Câu 1 1.2

Nếp uốn được hình thành do

A. lực nén ép của các vận động theo phương nằm ngang.

B. lực vận động nâng lên, hạ xuống theo phương thẳng đứng của vỏ Trái Đất.

C. kết quả của động đất gây ra.

D. hoạt động núi lửa gây ra.

Phương pháp giải:

Đọc lại tác động của nội lực đến địa hình bề mặt đất

Lời giải chi tiết:

- Vận động theo phương thẳng đứng: là vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

- Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ờ khu vực này, tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

=> Chọn đáp án A

1.3

Địa hình cồn cát ven biển miền Trung nước ta là do

A. sóng biển và gió tạo thành.

B. sóng biển tạo nên.

C. nội lực.

D. sông tạo thành

Phương pháp giải:

Đọc lại tác động của ngoại lực đối với địa hình về mặt đất, chú ý đến quá trình bóc mòn

Lời giải chi tiết:

- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

+ Xâm thực (do nước chảy)

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.

+ Thổi mòn (do gió)

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

Như vậy các cồn cát ven biển miền trung được hình thành vừa do quá trình mài mòn vừa do quá trình thôi mòn

=> Chọn đáp án A

Câu 1 1.4

Địa hình cồn cát trong sa mạc là do

A. nội lực

B. quá trình vận chuyển và bồi tụ của gió

C. quá trình bóc mòn và bồi tụ

D. quá trình phong hóa

Phương pháp giải:

Đọc lại tác động của ngoại lực đối với địa hình về mặt đất

Lời giải chi tiết:

- Quá trình phong hóa (3 quá trình):

+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.

+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.

- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

+ Xâm thực (do nước chảy)

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.


+ Thổi mòn (do gió)

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).

=> Chọn đáp án B

Câu 1 1.5

Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau:

A. phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.

B. phong hóa – bồi tụ - bóc mòn – vận chuyển.

C. phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.

D. phong hóa – bóc mòn – bồi tụ - vận chuyển. 



Phương pháp giải:

Đọc lại tác động của ngoại lực đối với địa hình về mặt đất

Lời giải chi tiết:

- Quá trình phong hóa (3 quá trình):

+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.

+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.

- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

+ Xâm thực (do nước chảy)

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.

+ Thổi mòn (do gió)

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).

=> Chọn đáp án C

Câu 2

Xu hướng chung của quá trình nội lực và ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt đất như thế nào? Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ như thế nào trong sự hình thành địa hình bề mặt đất

Phương pháp giải:

Đọc thông tin sgk mục 1b và 2b để xác định xu hướng tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt đất. Từ đó phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong sự hình thành địa hình.


Lời giải chi tiết:

- Xu hướng chung của nội lực là tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình mặt đất. Những địa hình do nội lực tạo ra thường có kích thước lớn như châu lục, các dãy núi cao.

- Xu hướng chung của ngoại lực là phá hủy, san bằng sự gồ ghề, mấp mô làm cho địa hình trở nên bằng phẳng hơn. Các dạng địa hình do ngoại lực tạo nên rất đa dạng và phức tạp, thường là các dạng địa hình nhỏ.

- Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

+ Đối nghịch nhau: Các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn các quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó.

+ Luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình về mặt Trái Đất. Chúng phối hợp chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên đối với mỗi kiểu địa hình khác nhau, mỗi lực có vai trò khác nhau:

  • Đối với kiểu địa hình lớn - kiến tạo (lục địa, đại dương, các dãy núi cao, cao nguyên, bồn địa rộng lớn, ...), nội lực có vai trò quan trọng hơn trong quá trình hình thành. 

  • Đối với kiểu địa hình bóc mòn – bồi tụ (mương xói, khe rãnh, nấm đá, hàm ếch sóng vỗ, đồng bằng, …): ngoại lực có vai trò quan trọng hơn trong quá trình hình thành.

Câu 3

Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp.


Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức về nguyên nhân sinh ra và tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt đất

Lời giải chi tiết:

1 – B – a; 2 – A – b

Câu 4

Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung tác động của ngoại lực đối với địa hình bề mặt Trái Đất

Lời giải chi tiết:

 1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 – a.

Câu 5

Tại sao phong hóa vật lí diễn ra mạnh ở các vùng sa mạc? Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam?

Phương pháp giải:

Đọc mục “ Em có biết?” trang 25 SGK Địa lí 10 để tìm hiểu về điều kiện diễn ra hai quá trình phong hóa này.

Lời giải chi tiết:

- Phong hóa vật lí do nhiệt độ và sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ làm cho đất đá bị vỡ vụn. Ở vùng sa mạc có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất lớn nên phong hóa vật lí diễn ra mạnh.

- Phong hóa hóa học diễn ra chủ yếu do tác động của nước, các chất khí hòa tan trong nước và axit hữu cơ của sinh vật. Vùng khí hậu nhiệt đới có đặc điểm nóng ẩm, nhiều nắng, nhiều mưa thúc đẩy phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ.


  • Bài 8. Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trang 22, 23 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Vành đai động đất không có ở nơi nào sau đây? Vành đai núi lửa không có ở nơi nào sau đây? Các vành đai động đất núi lửa thường nằm ở. Dựa vào hình 8 và hình 6.2 SGK, cho biết ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất, núi lửa hình thành do sự tiếp xúc của mảng kiến tạo nào? Dựa vào hình 8 và hình 6.2 SGK, cho biết vành đai động đất, núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi sự tiếp xúc của mảng kiến tạo nào?Dựa vào hình 8, em hãy xác định các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giớ

  • Bài 6. Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng trang 18, 19 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Thạch quyển có độ dày khoảng. Thạch quyển bao gồm. Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở. Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường. Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất thế giới. Dựa vào hình 6.2 SGK, cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc của mảng kiến tạo nào? Dựa vào hình 6.2 SGK, cho biết dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự tiếp xúc của mảng kiến tạo nào? Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dướ

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close