Bài 4. Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất trang 11,12 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sốngNguồn gốc của Trái Đất liên quan chặt chẽ đến sự hình thành. Giới hạn của vỏ Trái Đất là. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ Trái Đất? Theo nguồn gốc, đá được phân chia thành ba nhóm là. Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây. Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp. Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp. Trình bày sự khác biệt giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 1.1 1.1 Nguồn gốc của Trái Đất liên quan chặt chẽ đến sự hình thành A. hệ Mặt Trời. B. Vũ trụ. C. Mặt Trăng. D. sự sống. Phương pháp giải: Dựa vào nguồn gốc hình thành của Trái Đất Lời giải chi tiết: Nguồn gốc hình thành Trái Đất liên quan chặt chẽ với sự hình thành hệ Mặt Trời. - Mặt Trời khi hình thành di chuyển trong dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do lực hấp dẫn của Vũ Trụ mà trước hết là của Mặt Trời, khí và bụi chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip, dần dần ngưng tụ thành các hành tinh (trong đó có Trái Đất). - Vào cuối thời kì vật chất ngưng tụ, khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay, quá trình tăng nhiệt bắt đầu diễn ra và dẫn đến sự nóng chảy của vật chất ở bên trong và sắp xếp thành các lớp. => Chọn đáp án A. Câu 1 1.2 Giới hạn của vỏ Trái Đất là A. từ lớp ô-dôn đến đáy đại dương. B. từ vỏ ngoài của Trái Đất xuống tới bề mặt Mô-hô. C. từ vỏ ngoài của Trái Đất đến manti trên. D. từ vỏ ngoài của Trái Đất đến manti dưới. Phương pháp giải: Quan sát hình 4 trang 16 SGK địa lý 10 và khái niệm vỏ Trái Đất
Lời giải chi tiết: - Dựa vào hình 4 có thể thấy giới hạn vỏ Trái Đất - Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất; có độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). => Chọn đáp án B Câu 1 1.3 Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ Trái Đất? A. Độ dày dao động từ 5 – 70km B. Chia thành 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương. C. Cấu tạo bởi ba tầng: macma, trầm tích, biến chất D. Vật liệu cấu tạo vỏ trái đất là khoáng vật và đá Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm của vỏ Trái Đất để loại trừ là đặc điểm không đúng Lời giải chi tiết: - Đặc điểm vỏ Trái Đất: + Lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất; + Độ dày: 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa) + Có 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương => Cấu tạo từ các loại đá khác nhau. + Gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit và tầng badan. => chọn đáp án C Câu 1 1.4 Theo nguồn gốc, đá được phân chia thành ba nhóm là A. macma, trầm tích, biến chất. B. macma, granit, badan. C. trầm tích, granit, badan. D. đá gơnai, đá hoa, đá phiến. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học về vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất. Lời giải chi tiết: - Đá macma: tạo thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy. - Đá trầm tích: hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn bở. - Đá biến chất: thành tạo từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt, áp suất,… => Chọn đáp án A. Câu 2 Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn văn để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm. Lời giải chi tiết: (1) dải Ngân Hà (2) Mặt Trời (3) hình elip (4) hành tinh (5) tăng nhiệt Câu 3 Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp. Phương pháp giải: Quan sát hình 4 trang 16 SGK địa lý 10 và khái niệm vỏ Trái Đất Lời giải chi tiết: 1 – B – a ; 2 – C – c ; 3 – A – b Câu 4 Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học về vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất. Lời giải chi tiết: 1 – b; 2 – a; 3 – c Câu 5 Trình bày sự khác biệt giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. Phương pháp giải: sự khác biệt của vỏ lục địa và vỏ đại dương được thể hiện qua các tiêu chí về độ dày, các tầng đá cấu tạo và thành phần chủ yếu Lời giải chi tiết:
|