Bài 6. Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thứcKhai thác sơ đồ hình 6.2 và thông tin trong mục, hãy trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII. Hãy lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII theo các tiêu chí: Thời gian, sự kiện chính.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 28 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Khai thác sơ đồ hình 6.2 và thông tin trong mục, hãy trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII. Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức mục 1 và khai thác thông tin hình 6.2 Lời giải chi tiết: Khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII - Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh - Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên - Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập - Năm 1698, Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập - Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay ? mục 2 1 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII. Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? Phương pháp giải: Khai thác tư liệu 1, 2 và đọc thông tin mục 2
Lời giải chi tiết: * Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII. - Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng - Thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và Bắc Hải + Tổ chức dân binh vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển đảo + Nhiệm vụ: thu lượm hàng hóa của tàu bị đắm, thu lượm hải sản quý,… + Hai Hải đội tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII) * Ý nghĩa: Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt với hai quần đảo Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Hãy lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII theo các tiêu chí: Thời gian, sự kiện chính Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức mục 1 Lời giải chi tiết:
Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII. Phương pháp giải: Sưu tầm tư liệu Lời giải chi tiết: Giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống. Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn. Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm nộp cống”. Tư liệu trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trên con đường hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất Nam Bộ. Năm 1708, để bảo vệ cư dân vùng đất Hà Tiên (Hà Tiên- Long Xuyên - Bạc Liêu- Cà Mau ) lúc đó trước sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn. Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã hoàn thành. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng Năm 1803, Vua Gia Long cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đặt trong cơ cấu tổ chức chung của các đội Trường Đà, có chức năng khai thác và quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông. Đặc biệt trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long liên tục tổ chức các hoạt động thăm dò đường biển, triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh Mệnh. Vua Minh Mệnh đã đẩy hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ Việt Nam trước và sau ông với các hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Lực lượng được ông điều động ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa lúc này không chỉ có Thủy quân mà còn có cả Vệ giám thành, Biền binh, binh đinh, dân phu. Mỗi chuyến ra đi như thế đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp quyết định việc có cho thuyền ra khơi ngay hay tạm dừng lại. Sau khi kết thúc công việc ngoài biển khơi, thuyền phải chạy thẳng về Huế để báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công kiểm tra, đánh giá, luận công, định tội, thưởng phạt nghiêm minh. Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khai lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: Sưu tầm tư liệu Lời giải chi tiết: Giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khai lề thế lính trên đảo Lý Sơn. “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” là lễ cúng cầu an cho những người lính Hoàng Sa trước khi họ lên thuyền ra biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sau này, khi không còn Đội Hoàng Sa, các tộc họ trên đảo có người đi lính Hoàng Sa không trở về đã gắn lễ cúng với giỗ họ (cúng việc lề) nên gọi là: “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa”. Theo ghi chép trong tộc phả của các dòng họ có người đi lính Hoàng Sa thì rất nhiều người lính ra đi không trở lại. Do vậy, để cho người lính yên tâm ra đi, Triều đình tổ chức “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” trước khi họ lên thuyền ra đảo. Trong lễ tế phải có sự hiện diện của pháp sư, ông ta đội mũ tam sơn, khăn ấn, áo dài là người điều hành lễ tế. Pháp sư là người có vai trò quan trọng trong lễ tế, chuẩn bị thuyền lễ cúng, cờ, linh vị và các thuyền nhân bằng bột gạo hoặc bằng rơm rạ (ngày nay những hình nhân được thay bằng giấy điều). * Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của người dân đất đảo đối với những người lính đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây cũng là dịp các bậc cao nhân trên đất đảo kể lại cho con cháu nhiều câu chuyện về các Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, chuyện về những chuyến hải trình đầy gian khổ, nhưng cũng rất đáng tự hào, chuyện về những gương sáng vì nước vong thân của các vị Cai đội Hoàng Sa: Võ Văn Khiết, Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật… Những câu chuyện ấy đã, đang và sẽ khắc sâu vào tâm khảm các thế hệ người dân Lý Sơn, người dân Quảng Ngãi, người dân Việt Nam rằng: Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam
|