Bài 55 trang 59 SGK Toán 8 tập 1a) Với giá trị nào của x thì giá trị của phân thức được xác định? Video hướng dẫn giải Cho phân thức \(\dfrac{{{x^2} + 2x + 1}}{{{x^2} - 1}}\). LG a. Với giá trị nào của \(x\) thì giá trị của phân thức được xác định? Phương pháp giải: Điều kiện xác định của phân thức là mẫu thức khác \(0\). Lời giải chi tiết: Điều kiện xác định: \({x^2} - 1 \ne 0\)\(\Rightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) \ne 0\) \( \Rightarrow x - 1 \ne 0\) và \(x + 1 \ne 0\) \( \Rightarrow x \ne 1\) và \(x \ne -1\) Vậy phân thức xác định khi và chỉ khi \(x \ne 1\) và \(x \ne - 1\). LG b. Chứng tỏ phân thức rút gọn của phân thức đã cho là \(\dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}\). Phương pháp giải: Áp dụng hằng đẳng thức bình phương một tổng, hiệu hai bình phương để phân tích tử thức và mẫu thức sau đó chia cả tử thức và mẫu thức với nhân tử chung giống nhau để rút gọn. Lời giải chi tiết: Rút gọn phân thức: \(\eqalign{ LG c. Để tính giá trị của phân thức đã cho tại \(x = 2\) và tại \(x = -1\), bạn Thắng đã làm như sau: - Với \(x =2\), phân thức đã cho có giá trị là \(\dfrac{{2 + 1}}{{2 - 1}} = 3\); - Với \(x = -1\), phân thức đã cho có giá trị là \(\dfrac{{ - 1 + 1}}{{ - 1 - 1}} = 0\). Em có đồng ý không? Nếu không, em hãy chỉ ra chỗ mà em cho là sai. Theo em, với những giá trị nào của biến thì có thể tính được giá trị của phân thức đã cho bằng cách tính giá trị của phân thức rút gọn? Phương pháp giải: Kiểm tra giá trị của \(x\) có thỏa mãn điều kiện xác định của phân thức hay không. Nếu thỏa mãn thay giá trị của \(x\) vào phân thức rút gọn để tính giá trị của phân thức. Lời giải chi tiết: Với \(x =2\), giá trị của phân thức đã cho được xác định, do đó phân thức đã cho có giá trị bằng \(\dfrac{{2 + 1}}{{2 - 1}} = 3\). Bạn Thắng đã tính đúng. Với \(x = -1\), giá trị của phân thức đã cho không xác định (vì điều kiện của biến \(x\) để giá trị phân thức được xác định là \(x \ne 1\) và \(x \ne - 1)\) nên trong trường hợp này bạn Thắng làm sai. HocTot.Nam.Name.Vn
|