Bài 5 trang 120 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh DiềuCho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BD. Điểm P thuộc cạnh AC sao cho PA = 2PC Đề bài Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BD. Điểm P thuộc cạnh AC sao cho PA = 2PC a) Xác định giao điểm E của đường thẳng MP với mặt phẳng (BCD) b) Xác định giao điểm Q của đường thẳng CD với mặt phẳng (MNP) c) Xác định giao tuyến của mặt phẳng (ACD) với mặt phẳng (MNP). d) Gọi I là giao điểm của MQ và NP, G là trọng tâm của tam giác ABD. Chứng minh rằng C, I, G thẳng hàng. Phương pháp giải - Xem chi tiết a,b, Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P) ta làm như sau: + Tìm giao tuyến d của (P) và (Q). + Giao tuyến d cắt đường thẳng a tại I. Suy ra, I là giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P). c, Tìm 2 điểm cùng thuộc 2 mặt phẳng đó. Đường thẳng đi qua 2 điểm đó chính là giao tuyến của 1 mặt phẳng. d, Chứng minh 3 điểm cùng thuộc 1 đường thẳng. Lời giải chi tiết a) Trong mp(ABC), kéo dài MP cắt BC tại E. Nối AE, DE. Ta có: MP ∩ BC = {E}; BC ⊂ (BCD) Do đó MP ∩ (BCD) = {E}. b) Nối NE, NE cắt CD tại Q. Ta có: CD ∩ NE = {Q}; NE ⊂ (MNP) Do đó CD ∩ (MNP) = {Q}. c) Ta có: P ∈ AC, mà AC ⊂ (ACD) nên P ∈ (ACD); Mà P ∈ (MNP) nên P là giao điểm của (ACD) và (MNP). Lại có Q ∈ CD và CD ⊂ (ACD) nên Q ∈ (ACD); Mà Q ∈ (MNP) nên Q là giao điểm của (ACD) và (MNP). Do đó PQ là giao tuyến của hai mặt phẳng (ACD) và (MNP). d) Do G là trọng tâm của tam giác ABD nên hai đường trung tuyến DM, AN của tam giác cùng đi qua G. Ta có: G ∈ AN mà AN ⊂ (ANC) nên G ∈ (ANC); G ∈ DM mà DM ⊂ (MDC) nên G ∈ (MDC). Do đó G là giao điểm của hai mặt phẳng (ANC) và (MDC). Lại có: C ∈ (ANC) và C ∈ (MDC) nên C cũng là giao điểm của hai mặt phẳng (ANC) và (MDC). Vậy GC là giao tuyến của hai mặt phẳng (ANC) và (MDC). Mặt khác, I là giao điểm của MQ và NP nên I ∈ MQ và I ∈ NP. Vì I ∈ MQ mà MQ ⊂ (MDC) nên I ∈ (MDC) Vì I ∈ NP mà NP ⊂ (ANC) nên I ∈ (ANC) Do đó giao tuyến GC của hai mặt phẳng (ANC) và (MDC) đi qua điểm I. Vậy ba điểm C, I, G thẳng hàng.
|