Bài 4. Khách quan và công bằng - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạoHãy cho biết em liên tưởng đến câu thành ngữ nào về khách quan, công bằng và nêu ý nghĩa của câu thành ngữ đó
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 21 SGK GDCD 21 Chân trời sáng tạo Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu Hãy cho biết em liên tưởng đến câu thành ngữ nào về khách quan, công bằng và nêu ý nghĩa của câu thành ngữ đó Phương pháp giải: Em quan sát kĩ 2 hình ảnh và dựa vào kiến thức cá nhân để hoàn thành yêu cầu Lời giải chi tiết: Hình ảnh 1: Có thể liên tưởng đến một trong hai thành ngữ sau: - Trọng nam khinh nữ Ý nghĩa: quý trọng, coi trọng nam giới và khinh thường nữ giới - Nhất bên trọng, nhất bên khinh Ý nghĩa: phản ánh sự thiên vị, không công bằng, một bên thì coi trọng, một bên thị coi thường, khinh rẻ Hình ảnh 2: Nói có sách, mách có chứng Ý nghĩa: thể hiện sự khách quan, lời nói có chứng cứ rõ ràng, xác thực, có thể kiểm chứng được Khám phá 1 Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 22 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết cùn" và "chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chở nói, chớ viết", "Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra", "Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại,... Phẻ bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn". Có thể thấy, thái độ khách quan không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tập 7, 2005, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, trang 206 và trang 118) Em cần biết Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách thực tế, chính xác, không thiên vị hay thành kiến mà phải dựa trên chứng cứ và dữ liệu. - Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên. - Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó. - Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan. Phương pháp giải: Em đọc kĩ thông tin để thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết:
Ví dụ về khách quan: Trong một cuộc họp công ty, khi đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, người quản lý dựa trên số liệu thực tế và kết quả công việc cụ thể thay vì cảm tính hay quan hệ cá nhân. Kết quả: Giúp công bằng trong đánh giá, tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn, môi trường làm việc trở nên lành mạnh. Ví dụ về thiếu khách quan: Trong một bài báo, nhà báo viết bài phê bình một sản phẩm mà không thử nghiệm thực tế, chỉ dựa vào thông tin từ một nguồn duy nhất và không kiểm chứng. Kết quả: Có thể dẫn đến việc cung cấp thông tin sai lệch, làm mất lòng tin của độc giả, gây thiệt hại cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan: dẫn đến những thiếu sót, sai lầm trong ứng xử, quyết định, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người với người Khám phá 2 Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 23 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần, trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: “Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiên chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hoá ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?". Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, nhưng người này vẫn nằn nì mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: “Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước". Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà. (Lê Minh Quốc, 2009, Các vị nữ danh nhân Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92) Em cần biết Dưới góc độ pháp lí, công bằng được hiểu là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, dưới góc độ xã hội, đó chính là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có xét đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có được cơ hội như người mạnh hơn. - Chi tiết nào trong câu chuyện trên thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ? - Theo em, công bằng được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống? - Ý nghĩa của công bằng là gì? Thiếu công bằng có tác hại như thế nào? Phương pháp giải: Em đọc kĩ câu chuyện rồi từ đó trả lời các câu hỏi Lời giải chi tiết: Chi tiết thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ: Bà từ chối yêu cầu của người họ hàng dựa trên nguyên tắc công bằng, rằng không ai được đặc quyền chỉ vì quan hệ dòng họ mà phải có tài năng và công lao đóng góp thực sự Biểu hiện của công bằng: - Không phân biệt đối xử giữa người với người - Mọi người đều phải tuân thủ và được bảo vệ bởi pháp luật như nhau - Tất cả mọi người đều có cơ hội như nhau để phát triển bản thân và đạt được thành công Ý nghĩa của công bằng: giúp con người có cơ hội phát triển một cách bình đẳng với nhau, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết giữa người và người, đem lại lợi ích cho cá nhân và tập thể. Tác hại của thiếu công bằng: có thể dẫn đến mâu thuẫn, bất công, bất bình đẳng trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội. Khám phá 3 Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 23 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi Trường hợp 1 Anh C tình cờ gặp lại anh K sau 10 năm tốt nghiệp Trung học phổ thông. Anh C hăng say kể cho bạn nghe về công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh C quay sang hỏi anh K: "Bạn có nhớ bạn N hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công". Trường hợp 2. Vợ chồng ông T có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Ông T yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái. - Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật trong các trường hợp trên? - Em sẽ góp ý như thế nào với những biểu hiện thiếu khách quan, công bằng trong các trường hợp trên một cách phù hợp nhất? - Theo em, làm thế nào để thực hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày? Phương pháp giải: Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập Lời giải chi tiết:
Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 25 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Dựa vào hình ảnh dưới đây, em liên tưởng đến điều gì về khách quan, công bằng? Vì sao? Phương pháp giải: Em quan sát hình ảnh và đưa ra nhận xét của bản thân Lời giải chi tiết: Hình ảnh thể hiện sự khác biệt trong góc nhìn và nhận thức của mỗi người. Hai bạn học sinh cùng nhìn về phía chữ số nhưng do đứng ở vị trí khác nhau nên một người thấy số 6, người còn lại thấy số 9. Điều này cho thấy rằng cùng một sự vật, hiện tượng có thể được hiểu khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người. Để đảm bảo tính khách quan, công bằng chúng ta cần nhìn nhận và xem xét vấn đề từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 25 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi Tình huống 1. Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và đề nghị chị thu ngân thanh toán trước cho mình. Thấy vậy, chị thu ngân và khách hàng không đồng ý, đề nghị anh B quay lại xếp hàng để chờ tới lượt. Tuy nhiên, anh B tỏ thái độ khó chịu, lớn tiếng với chị ấy cùng mọi người rời sáng tạo Tình huống 2. Trong cuộc họp nhân dân tại địa bàn dân cư, khi cán bộ đang triển khai về chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người thuộc diện hộ nghèo thì có những ý kiến xì xào, bàn tán. Bà V nói nhỏ với ông M rằng: “Như vậy là không công bằng. Đã là bảo hiểm y tế thì ai cũng phải đóng như nhau, không nên có sự phân biệt như vậy”. - Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của nhân vật trong các tình huống trên? - Theo em, anh B, bà V, ông M nên ứng xử như thế nào để đảm bảo sự công bằng? Phương pháp giải: Em đọc kĩ các tình huống và đưa ra câu trả lời phù hợp Lời giải chi tiết:
Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 26 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu - Em hãy tìm hiểu và kể lại nội dung câu chuyện ngụ ngôn được thể hiện trong hình ảnh trên. - Em hãy tìm hiểu các biểu hiện thể hiện sự thiếu khách quan trong câu chuyện đó và rút ra bài học cho bản thân Phương pháp giải: Em quan sát bức tranh và dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập Lời giải chi tiết: Thầy bói xem voi Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau Thầy sờ vòi bảo: - Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo: - Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi: - Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói: - Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn. Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát. Biểu hiện của sự thiếu khách quan trong câu chuyện - Các thầy bói đánh giá dựa trên kinh nghiệm hạn chế, mỗi người chỉ sờ một phần nhỏ rồi đưa ra kết luận - Các thầy bói trong câu chuyện chủ quan và bảo thủ, đều cho rằng mình đúng và không chịu lắng nghe hoặc xem xét ý kiến của người khác - Thiếu sự hợp tác và thảo luận, không chịu cùng nhau chia sẻ và thảo luận để đưa ra kết luận chính xác nhất Bài học rút ra: - Trước khi đưa ra kết luận hay đánh giá, cần đảm bảo rằng mình đã thu thập đủ thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. - Trong quá trình thảo luận và làm việc nhóm, cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. - Tránh việc bảo thủ và luôn cởi mở với những quan điểm, ý kiến mới. - Trong bất kỳ tình huống nào, tinh thần hợp tác và làm việc nhóm là rất quan trọng. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 26 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy tìm ví dụ về sự khách quan, công bằng ở các lĩnh vực trong đời sống. Từ đó, xác định những việc làm phù hợp của bản thân để góp phần khuyến khích sự khách quan, công bằng Phương pháp giải: Em dựa vào kế hoạch đã thực hiện để báo cáo Lời giải chi tiết:
Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 26 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy tìm và chia sẻ các hành vi của bản thân, bạn bè hoặc người thân chưa thể hiện sự khách quan, công bằng và đề xuất những cách khắc phục phù hợp Phương pháp giải: Em liên hệ thực tế để hoàn thành bài tập Lời giải chi tiết:
|