Bài 2. Khoan dung - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạoEm hãy nêu suy nghĩ về ý nghĩa của thông điệp sau: Tha thứ sớm thì vui vẻ sớm
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 11 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy nêu suy nghĩ về ý nghĩa của thông điệp sau: Tha thứ sớm thì vui vẻ sớm Phương pháp giải: Em đọc kĩ thông điệp và nêu suy nghĩ của mình Lời giải chi tiết: Ý nghĩa của thông điệp: Nhắc nhở chúng ta rằng việc tha thứ không chỉ là hành động nhân từ mà còn là cách để chúng ta tìm lại niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống Khám phá 1 Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 11 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi: Thông tin 1. BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Trích) Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng. Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay. (Nguyễn Trãi (Bùi Kỷ dịch, Bùi Văn Nguyên chỉnh í), 2000, Bình Ngô đại cáo, Tổng hợp văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 64) Thông tin 2. Ngày 30/8/2022, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí Quyết định số 978/QĐ-CTN về việc đặc xá cho 2 434 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 1 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2022. Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với những người có hành vi phạm tội là “nghiêm trị” kết hợp với “khoan hồng”. Chính vì vậy, hình phạt mà pháp luật hình sự của Nhà nước áp dụng không chỉ nhằm trừng trị những người có hành vi phạm tội, mà còn nhằm cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và quy tắc xử sự của cuộc sống, ngăn ngừa họ không phạm tội mới. Mặt khác, đặc xá còn thể hiện truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc Việt Nam, thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước. - Những việc làm của nhân dân, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong các thông tin trên thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Những việc làm đó có kết quả, ý nghĩa như thế nào? - Theo em, thế nào là khoan dung? Khoan dung có biểu hiện và ý nghĩa như thế nào? Phương pháp giải: Em đọc kĩ các thông tin để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Cả 2 thông tin trên đều thể hiện truyền thống nhân ái và khoan dung của dân tộc Việt Nam Thông tin 1 là một đoạn trích từ Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, mô tả về tinh thần tha thứ và nhân ái trong chiến tranh. Trong đoạn này, Nguyễn Trãi miêu tả việc tha thứ và ân xá dành cho quân lính địch sau khi họ đầu hàng, thể hiện sự khoan dung và lòng nhân từ của dân tộc Việt Nam. Thông tin 2 mô tả về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc đặc xá cho các phạm nhân, nhấn mạnh vào việc cải tạo và tái hòa nhập vào xã hội của những người có hành vi phạm tội. Điều này cũng là một biểu hiện của tinh thần khoan dung và nhân ái, thể hiện bởi chính sách "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng". Khoan dung là rộng lòng tha thứ Biểu hiện của khoan dung: - Biết tha thứ cho chính mình và cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm - Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến Ý nghĩa của khoan dung: - Người có lòng khoan dung sẽ luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt - Người được tha thứ sẽ có cơ hội trở thành người tốt, khắc phục lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân - Cuộc sống và mối quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, tốt đẹp hơn Khám phá 2 Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 13 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy quan sát hình ảnh, đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1. Trên đường đi học về, khi đến ngã tư, bạn N dừng xe đúng ngay vạch chờ đèn đỏ. Bất chợt từ phía sau, một chiếc xe máy va vào xe đạp của bạn N. Ngay lúc đó, bạn N liền nghe có tiếng “Xin lỗi cháu!” cất lên. Bạn N quay lại thì nhìn thấy vẻ mặt đầy lo lắng của bác gái lỡ va phải xe mình. Thấy vậy, bạn N nhẹ nhàng đáp lại “Xe của cháu không sao. Bác cứ đi nhé!” Trường hợp 2. Thời tiết nắng nóng, vì ngại ra đường nên bạn A đã đặt mua nước giải khát qua hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, vì cửa hàng quá đông khách nên người giao hàng đã giao cho bạn A chậm hơn 20 phút so với dự kiến. Khi ấy, chú giao hàng với gương mặt đẫm mồ hôi, không ngừng xin lỗi cũng như giải thích lí do với bạn A. Thế nhưng, bạn ấy vẫn cảm thấy rất khó chịu vì phải chờ đợi lâu. Trong tâm trạng đầy bực dọc, bạn A liền đánh giá một sao lên hệ thống, kèm theo những lời nhận xét tiêu cực dành cho chú giao hàng. - Em hãy nhận xét về suy nghĩ, việc làm của nhân vật trong các hình ảnh, trường hợp trên - Em hãy chia sẻ về những việc làm thể hiện sự khoan dung, thiếu khoan dung mà em biết và rút ra bài học cho bản thân Phương pháp giải: Em quan sát kĩ các hình ảnh và đọc các trường hợp để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết:
Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 14 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy chỉ ra trong các câu tục ngữ, thành ngữ dưới đây, câu nào thể hiện sự khoan dung, câu nào không thể hiện sự khoan dung. Giải thích vì sao. - Chín bỏ làm mười - Ân đền oán trả - Ăn miếng trả miếng - Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại Phương pháp giải: Em đọc kĩ các câu tục ngữ, thành ngữ và nêu quan điểm của mình Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 14 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Đề bài Em hãy đọc câu nói sau và xây dựng bài thuyết trình về giá trị của lòng khoan dung: “Sự tha thứ không thể làm thay đổi quá khứ, nhưng nó có thể mở rộng tương lai” – Paul Boese Phương pháp giải: Em đọc kĩ câu nói và dựa vào gợi ý dưới đây để xây dựng bài thuyết trình - Lòng khoan dung là gì? - Giá trị của lòng khoan dung - Làm thế nào để rèn luyện lòng khoan dung? Lời giải chi tiết: Lòng khoan dung là khả năng chấp nhận, thông cảm và tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Nó thể hiện sự hiểu biết, sự nhân ái và lòng vị tha. Người có lòng khoan dung không chỉ bỏ qua những sai lầm nhỏ mà còn sẵn sàng tha thứ cho những tổn thương mà họ phải chịu. Tha thứ giúp giải tỏa căng thẳng và giận dữ, mang lại sự bình yên trong tâm hồn. Khi chúng ta giữ lòng hận thù, chính chúng ta là người đau khổ nhất. Tha thứ giúp ta buông bỏ gánh nặng quá khứ, để tâm hồn trở nên nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Khoan dung và tha thứ giúp củng cố và duy trì các mối quan hệ. Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo và mọi người đều có thể mắc sai lầm. Sự tha thứ giúp hàn gắn những vết nứt trong mối quan hệ, tạo cơ hội để xây dựng và phát triển một cách bền vững. Như Paul Boese đã nói, tha thứ không thể thay đổi quá khứ, nhưng nó có thể mở rộng tương lai. Khi tha thứ, chúng ta không còn bị trói buộc bởi những tổn thương cũ. Điều này giúp chúng ta mở lòng đón nhận những cơ hội mới, phát triển bản thân và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Hãy nhớ rằng, không ai là hoàn hảo. Hiểu và chấp nhận rằng mọi người đều có thể mắc sai lầm giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tha thứ và khoan dung. Thay vì chỉ nhìn vào lỗi lầm, hãy tập trung vào những điều tốt đẹp mà người khác đã làm. Điều này giúp chúng ta có cái nhìn cân bằng và dễ dàng hơn trong việc tha thứ. Lòng biết ơn giúp chúng ta nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống và giảm bớt sự tiêu cực. Khi biết ơn, chúng ta dễ dàng hơn trong việc tha thứ và cảm thông với lỗi lầm của người khác. Bằng cách rèn luyện và thực hành lòng khoan dung, chúng ta không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân mà còn góp phần xây dựng một xã hội hòa bình và văn minh hơn. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 14 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các tình huống dưới đây và nhận xét hành vi, việc làm của các nhân vật để tư vấn cách ứng xử phù hợp Tình huống 1. Bạn N rất thông minh, học giỏi, tuy nhiên bạn ấy lại ít khi lắng nghe và hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, bạn N thường chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác. Các bạn trong lớp đều không muốn chơi cùng bạn N nữa. Tình huống 2. Sau buổi tiệc sinh nhật bạn thân, bạn V không về nhà ngay mà lại đi chơi riêng với bạn bè, không báo cho bố mẹ biết. Sau đó, bạn V đã bị tai nạn giao thông, phải nằm viện. Khi tỉnh lại, bạn V đã khóc rất nhiều, xin lỗi vì làm cho bố mẹ phải lo lắng, tốn kém thời gian, tiền bạc để chăm sóc cho mình trong bệnh viện. Bạn ấy luôn cảm thấy rất hối hận vì lỗi lầm của mình. Phương pháp giải: Em đọc kĩ các tình huống để nhận xét suy nghĩ, việc làm. Đồng thời dựa vào kiến thức đã học trong bài để đưa ra tư vấn phù hợp Lời giải chi tiết:
Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 15 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy đọc tình huống dưới đây và rút ra bài học cho bản thân để rèn luyện đức tính khoan dung Bạn Q là lớp trưởng lớp 9A, luôn được mọi người quý mến. Mỗi khi có thành viên trong lớp vi phạm nội quy, bạn Q thường tìm gặp riêng để hỏi thăm, tìm hiểu nguyên nhân, cùng nhau đưa ra giải pháp giúp bạn cải thiện, khắc phục sai lầm. Bạn Q luôn biết lắng nghe, không phán xét mà đặt mình vào vị trí của người khác để đồng cảm. Phương pháp giải: Em đọc kĩ tình huống, nhận xét và rút ra bài họ cho bản thân Phân tích tình huống - Bạn Q luôn cho thấy lòng lắng nghe và sẵn lòng hiểu biết vấn đề từ góc nhìn của người khác - Thay vì phán xét và chỉ trích, bạn Q chọn cách tìm hiểu nguyên nhân và cùng tìm ra giải pháp phù hợp - Bạn Q không chỉ đứng ngoài và hướng dẫn, mà còn đồng hành cùng bạn bằng cách tìm ra cách giải quyết vấn đề cùng nhau. - Mặc dù có lòng khoan dung và sự linh hoạt, nhưng bạn Q không từ bỏ quyết định mạnh mẽ khi cần thiết để duy trì trật tự và quy định của lớp học. Lời giải chi tiết: Em đọc kĩ tình huống, nhận xét và rút ra bài họ cho bản thân Phân tích tình huống - Bạn Q luôn cho thấy lòng lắng nghe và sẵn lòng hiểu biết vấn đề từ góc nhìn của người khác - Thay vì phán xét và chỉ trích, bạn Q chọn cách tìm hiểu nguyên nhân và cùng tìm ra giải pháp phù hợp - Bạn Q không chỉ đứng ngoài và hướng dẫn, mà còn đồng hành cùng bạn bằng cách tìm ra cách giải quyết vấn đề cùng nhau. - Mặc dù có lòng khoan dung và sự linh hoạt, nhưng bạn Q không từ bỏ quyết định mạnh mẽ khi cần thiết để duy trì trật tự và quy định của lớp học. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 15 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy chọn một thông điệp về sự khoan dung mà em yêu thích. Sau đó thiết kế, trang trí thông điệp đó tại góc bàn học, làm hình nền máy tính, điện thoại (nếu có) như một sự nhắc nhở em về lòng khoan dung Phương pháp giải: Em chọn một thông điệp mà mình yêu thích và thiết kế. Có thể sử dụng một số ứng dụng như canva, powerpoint để thiết kế poster Lời giải chi tiết: 2 Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 15 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Em hãy viết ra những điều thể hiện sự khoan dung hoặc chưa khoan dung đối với bản thân, người thân, bạn bè; xác định nguyên nhân vì sao chưa thể hiện sự khoan dung. Từ đó, đề xuất hướng giải quyết và chia sẻ kết quả thực hiện trước lớp Phương pháp giải: Em liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập Lời giải chi tiết: Thể hiện sự khoan dung: - Khi bạn bè gặp khó khăn, luôn lắng nghe và hiểu cho họ, không phán xét bạn bè, đưa ra lời khuyên hữu ích. - Tha thứ và không giữ lại sự oán hận khi bị tổn thương bởi người khác. - Đối với bản thân, chấp nhận và học từ những lỗi lầm, không tự trách mình quá nặng nề. Chưa thể hiện sự khoan dung: - Khi bị xúc phạm, thường phản ứng quá mạnh mẽ, không cho người khác cơ hội giải thích hoặc xin lỗi. - Đôi khi còn tỏ ra cứng đầu và không chịu lắng nghe ý kiến hoặc góp ý từ người khác, vì cho rằng mình luôn đúng. Nguyên nhân: - Thiếu kiên nhẫn và sự nhạy cảm khi bị xúc phạm, dẫn đến phản ứng quá mạnh mẽ và thiếu khoan dung. - Tính cách cứng đầu và tự phụ, khó chấp nhận ý kiến khác biệt và không muốn thay đổi. Hướng giải quyết: - Tăng cường lòng kiên nhẫn và sự tự chủ trong các tình huống căng thẳng, học cách kiểm soát cảm xúc và đưa ra phản ứng tích cực hơn. - Mở rộng tầm nhìn và trí tuệ, lắng nghe ý kiến và góp ý từ người khác, học cách chấp nhận sự khác biệt và hòa nhập vào môi trường xã hội. - Thực hành lòng biết ơn và tha thứ, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm thông hơn, giúp tạo ra một môi trường sống tích cực và hòa thuận hơn.
|