Bài 4: Dân cư và dân tộc Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thứcTheo Tổng cục Thống kê, giữa tháng 4 năm 2023, số dân Việt Nam đạt mốc 100 triệu người, xếp thứ 8 châu Á và thứ 15 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về những thông tin trên.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động Theo Tổng cục Thống kê, giữa tháng 4 năm 2023, số dân Việt Nam đạt mốc 100 triệu người, xếp thứ 8 châu Á và thứ 15 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về những thông tin trên. Phương pháp giải: - Vận dụng kiến thức đã biết và tham khảo thêm trên mạng - Chia sẻ suy nghĩ của em về những thông tin trên Lời giải chi tiết: - Thông tin trên cho thấy Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn. - Quy mô dân số lớn sẽ giúp nước ta có lực lượng lao động dồi dào, nhưng cũng gây ra một số khó khăn, thách thức, như: + Suy giảm tài nguyên thiên nhiên + Gia tăng ô nhiễm môi trường + Gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (giải quyết việc làm, nhà ở, cơ hội giáo dục, chăm sóc y tế,...). Khám phá 1 Đọc thông tin và bảng số dân các nước Đông Nam Á năm 2021, em hãy: - Cho biết số dân của nước ta năm 2021. - So sánh số dân nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1. Quy mô dân số (SGK trang 20) - Chỉ ra số dân nước ta năm 2021 và so sánh số dân nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á Lời giải chi tiết: - Năm 2021, số dân nước ta là 98 504 nghìn người - Năm 2021, Việt Nam có quy mô dân số đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Khám phá 2 Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy: - Cho biết số dân của nước ta năm 2021 tăng bao nhiêu nghìn người so với năm 1991. - Nêu một số ảnh hưởng của gia tăng dân số ở nước ta. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 2. Gia tăng dân số (SGK trang 21) - Chỉ ra số dân tăng của năm 2021 với năm 1991 và ảnh hưởng của gia tăng dân số Lời giải chi tiết: - So với năm 1991, năm 2021 dân số nước ta đã tăng thêm 31.362 người - Dân số đông và tăng lên hằng năm tạo cho nước ta nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Tuy nhiên, dân số đông cũng gây ra một số khó khăn trong giải quyết việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục,...; đồng thời dẫn đến nguy cơ suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Khám phá 3 Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy: - Xác định các khu vực đông dân, khu vực thưa dân ở nước ta. Rút ra nhận xét. - Nêu những hậu quả của việc phân bố dân cư chưa hợp lí. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 3. Phân bố dân cư (SGK trang 21) - Chỉ ra các khu vực đông dân, khu vực thưa dân ở nước ta và đưa ra những hậu quả của việc phân bố dân cư chưa hợp lí Lời giải chi tiết: - Những khu vực đông dân của nước ta là: khu vực đồng bằng, ven biển, các đô thị… => Kết luận: dân số nước ta phân bố chưa hợp lí: + Vùng đồng bằng, ven biển dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số cao. + Miền núi có dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. + Thành thị có số dân ít hơn nông thôn nhưng mật độ dân số cao. - Dân cư phân bố không đồng đều dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu lao động; gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lí nguồn lao động. Khám phá 4 Đọc thông tin, em hãy: - Kể tên một số dân tộc sinh sống ở nước ta. - Kể lại một số câu chuyện về tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 4. Dân tộc (SGK trang 23) - Chỉ ra tên một số dân tộc và câu chuyện về tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Lời giải chi tiết: - Một số dân tộc ở Việt Nam: Kinh, Mông, Dao , Thái, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Hoa,... - Một số câu chuyện về về tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam: + Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Để giành được chiến thắng này, quân và dân ta đã phải chiến đấu anh dũng, hy sinh to lớn. Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả của sự đoàn kết toàn dân, tập trung sức mạnh của tất cả các dân tộc trên cả nước. + Phong trào "Toàn dân chống Mỹ cứu nước": Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng lòng chung sức đánh giặc. Mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp chung của dân tộc. Nhờ có sự đoàn kết, chúng ta đã chiến thắng kẻ thù hùng mạnh, giành lại độc lập, tự do cho đất nước Luyện tập Dựa vào lược đồ phân bố dân cư Việt Nam năm 2021, hãy kể tên 3 tỉnh, thành phố có mật độ dân số cao nhất và 3 tỉnh, thành phố có mật độ dân số tỉnh, thành thấp nhất. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 3. Phân bố dân cư (SGK trang 21) - Chỉ ra kể tên 3 tỉnh, thành phố có mật độ dân số cao nhất và 3 tỉnh, thành phố có mật độ dân số tỉnh, thành thấp nhất. Lời giải chi tiết: - 3 tỉnh/ thành phố có mật độ dân cư cao nhất: Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Hải Phòng. - 3 tỉnh/ thành phố có mật độ dân cư thấp nhất: Lai Châu; Điện Biên; Sơn La Vận dụng Tìm hiểu và viết đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về một dân tộc ở nước ta (tên, nơi sinh sống, trang phục, lễ hội,...) và chia sẻ với các bạn. Phương pháp giải: - Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng - Chỉ ra đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về một dân tộc ở nước ta (tên, nơi sinh sống, trang phục, lễ hội,...) Lời giải chi tiết: - Người Mường là một trong những dân tộc có số lượng đông thứ hai tại Việt Nam, với hơn 1,5 triệu người sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La, Nghệ An... Nổi tiếng với bản sắc văn hóa độc đáo và phong phú, người Mường đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu của dân tộc Việt Nam.
|