Bài 15: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức“Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!” (Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) Hai câu thơ trên nói đến sự kiện nào? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về sự kiện đó.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động “Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!” (Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) Hai câu thơ trên nói đến sự kiện nào? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về sự kiện đó. Phương pháp giải: - Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng - Chỉ ra được sự kiện và hiểu biết của em về sự kiện đó Lời giải chi tiết: - Hai câu thơ trên nói đến sự kiện Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. - Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, là chiến dịch quân sự quyết định trong cuộc Kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Quân và dân ta đã bao vây, tiến công và tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp và quân đội tay sai, buộc chúng phải ký Hiệp định đình chiến Genève, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam - Chiến thắng Điện Biên Phủ là một thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, có tầm quan trọng quốc tế to lớn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ bé ở Đông Nam Á đánh bại một cường quốc quân sự hùng mạnh như Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Khám phá 1 Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 đến 4, em hãy: - Nêu diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Kể lại một câu chuyện về chiến dịch Điện Biên Phủ. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1. Diễn biến chính chiến dịch sử Điện Biên Phủ (SGK trang 65) - Chỉ ra diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ và câu chuyện về chiến dịch Lời giải chi tiết: - Tháng 12/1953, Trung ương Đảng họp và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, chia ra làm 3 đợt từ ngày 13/3 – 7/5/1954 + Đợt 1 (13/3 – 17/3): Tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc + Đợt 2 (30/3 – 26/4): Tiến công và chiếm các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm + Đợt 3 (1/5 – 7/5): Tiến công vào trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, chiều 7/5 tướng Đờ Ca-xtơ-ri và quân địch đầu hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi - Một câu chuyện về chiến dịch Điện Biên Phủ là: Câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ: + Bộ đội ta đã dùng sức người mở đường kéo pháo vào trận địa với tinh thần “Tất cả để chiến thắng địch ở Điện Biên Phủ”. Phải vượt qua nhiều trọng điểm nguy hiểm, địa hình hiểm trở nhưng các đơn vị pháo binh vẫn kéo pháo vào đúng trận địa đúng với dự kiến ban đầu, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tấn công. Kéo pháo vào trận địa đã vô cùng nguy hiểm rồi nhưng kéo pháo ra lại càng gian khổ, nguy hiểm hơn, với quyết tâm “Thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo” mà đã có nhiều tấm gương anh dũng hy sinh. Nhiệm vụ cuối cùng cũng đã hoàn thành, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch nhờ những nỗ lực và quyết tâm của bộ đội pháo binh Khám phá 2 Đọc thông tin, em hãy kể lại câu chuyện về anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Em học được gì từ tấm gương anh hùng đó? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 2. Chuyện kể về những tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 67) - Chỉ ra được thông tin về tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 Lời giải chi tiết: - Qua thông tin đọc được, em có thể kể lại câu chuyện về anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng: Trong trận đánh ở Điện Biên, đơn vị của Bế Văn Đàn đã bị thương vong rất nhiều. Nhận thấy tình thế cấp bách, Bế Văn Đàn đã lao đến chỗ đồng đội và quỳ xuống, cầm 2 chân của đế khẩu súng đặt lên vai, lấy thân hình của anh để làm giá súng cho đồng đội bắn. Nhờ đó, hàng chục tên bị gạ gục, đợt phản kích bị bẻ gãy, còn Bế Văn Đàn đã hi sinh trong tư thế hai tay vẫn ghì chặt súng trên tay - Từ tấm gương anh hùng Bế Văn Đàn, em học được: Lòng yêu nước, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường mãnh liệt. Luyện tập 1 Hãy kể lại một câu chuyện về chiến dịch Điện Biên Phủ Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 2. Chuyện kể về những tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 67) - Chỉ ra được một câu chuyện về chiến dịch Điện Biên Phủ Lời giải chi tiết: - Một câu chuyện về chiến dịch Điện Biên Phủ là câu chuyện về anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai: Tại cứ điểm Him Lam, Phan Đình Giót đánh quả pháo thứ 9 và bị thương ở đùi nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Bộ đội ta bị thương rất nhiều, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa, phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội tiến lên. Đạn của giặc từ lỗ châu mai bắn ra khiến bộ đội ta không thể dễ dàng xông lên phía trước. Phan Đình Giót dù bị thương nặng nhưng anh đã dùng hết sức còn lại bắn mạnh rồi rướn người lấy đà lao vào bịt kín lỗ châu mai. Toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam nhưng Phan Đình Giót đã hy sinh anh dũng Luyện tập 2 Nêu cảm nghĩ của em về những tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 2. Chuyện kể về những tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (SGK trang 67) - Chỉ ra được cảm nghĩ của em về những tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Lời giải chi tiết: - Những tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ luôn là niềm tự hào và nguồn cảm hứng vô giá đối với mỗi người dân Việt Nam. Họ là những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, đã không tiếc hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tấm gương của những anh hùng Điện Biên Phủ đã cho em thấy được sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm và lòng yêu nước mãnh liệt của dân tộc ta. Họ là những con người bình dị, nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, họ đã trở thành những anh hùng phi thường. Vận dụng Sưu tầm tranh, ảnh hoặc bài thơ, bài hát nói về chiến dịch Điện Biên Phủ và chia sẻ với các bạn. Phương pháp giải: - Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng - Chia sẻ những hình ảnh, bài hát nói về chiến dịch Điện Biên Phủ Lời giải chi tiết: - Bài thơ “Nhớ chiến dịch Điện Biên” của nhà thơ Phạm Huy Thông lại thể hiện niềm tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ và lòng biết ơn đối với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Nhớ chiến dịch Điện Biên Nơi núi rừng Tây Bắc Quân ta với khí thế Bừng bừng như thác lũ. - Nhiều bài hát đã được sáng tác về chiến dịch Điện Biên Phủ như: “Hành quân xa”, “Chào mừng chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Ca ngợi Điện Biên”. Những bài hát này đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta.
|