Bài 34. Hệ hô hấp ở người trang 43, 44, 45 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 34.1 SGK KHTN 8, nêu tên các cơ quan của hệ hô hấp, đặc điểm và chức năng của mỗi cơ quan.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

34.1

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 34.1 SGK KHTN 8, nêu tên các cơ quan của hệ hô hấp, đặc điểm và chức năng của mỗi cơ quan.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 34.1 SGK KHTN 8


34.2

Quan sát hình 34.2 SGK KHTN 8, mô tả hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp


Phương pháp giải:

Quan sát hình 34.2 SGK KHTN 8


Lời giải chi tiết:

Hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp:

- Khi hít vào, cơ liên sườn ngoài co kéo xương ức và xương sườn nâng lên, giúp lồng ngực mở rộng ra hai bên; cơ hoành co giúp lồng ngực mở rộng thêm phía bên dưới → Thể tích lồng ngực tăng.

- Khi thở ra, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn ra, xương ức và xương sườn hạ xuống → Thể tích lồng ngực giảm.


34.3

Quan sát hình 34.3 SGK KHTN 8, mô tả sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.


Phương pháp giải:

Quan sát hình 34.3 SGK KHTN 8

Lời giải chi tiết:

- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào của CO2 từ tế bào vào máu.


34.4

Trình bày sự phối hợp chức năng của mỗi cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp


Phương pháp giải:

Dựa vào chức năng của từng cơ quan trong hệ hô hấp


Lời giải chi tiết:

Sự phối hợp chức năng của mỗi cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp:

- Các cơ quan của đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) giúp dẫn khí ra và vào phổi, đồng thời, giúp ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại từ môi trường.

- Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

→ Nhờ sự phối hợp chức năng của đường dẫn khí và phổi giúp đảm bảo chức năng lưu thông và trao đổi khí của hệ hô hấp.


34.5

1. Nêu nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp

2. Nêu biện pháp phòng chống bệnh về phổi và hô hấp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình


Phương pháp giải:

Lý thuyết nguyên nhân và biện pháp phòng chống bệnh về phổi và đường hô hấp

Lời giải chi tiết:

1. Vi khuẩn, vi rút, khí độc, bụi bẩn, nấm mốc,... là tác nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Tụ cầu, liên cầu, phế cầu khuẩn, Bordetella,... là những tác nhân phổ biến gây ra bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên.

2. Các biện pháp

- Làm sạch đường thở bằng cách xông khí dung bằng nước muối sinh lý

- Tập thể dục là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.

- Uống nhiều nước.

- Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí

- Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng.


34.6

Kết quả điều tra một số bệnh về phổi và đường hô hấp


Phương pháp giải:

Điều tra một số bệnh về phổi và đường hô hấp ở địa phương


Lời giải chi tiết:

Tên bệnh

Số lượng người mắc

Biện pháp phòng chống

Sar-covid 2

23

Khử khuẩn

Giữ khoảng cách

Khai báo ý tế

Không tụ tập đông người

Khẩu trang

34.7

Đưa ra quan điểm của bản thân về việc nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá


Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm của bản thân 


Lời giải chi tiết:

Tác hại của việc hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư vòm họng, bệnh gan, bệnh tim mạch và đặc biệt là gây nghiện.


34.8

Thiết kế một áp phích (poster) tuyên truyền không hút thuốc lá


Phương pháp giải:

Thiết kế một áp phích

34.9

Sau khi thực hành hô hấp nhân tạo em hãy cho biết:

- Ý nghĩa của việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt

- Ý nghĩa của việc dùng tay ấn vào lồng ngực trong phương pháp ấn lồng ngực


Phương pháp giải:

Thực hành hô hấp nhân tạo


Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa của việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt: Việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt sẽ giúp hạn chế việc không khí sau khi thổi vào quay trở lại mũi đi ra ngoài. Nhờ đó, nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen hơn vào phổi hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo.

- Phải dùng tay ấn vào lồng ngực trong phương pháp ấn lồng ngực vì: Khi dùng tay ấn vào lồng ngực sẽ tạo ra lực ép tác động gián tiếp vào tim và phổi, giúp khôi phục tuần hoàn và cử động hô hấp.


34.10

Đặc điểm nào của mũi có tác dụng ngăn bụi vào phổi?

A. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy

B. Có hệ thống mao mạch dày đặc 

C. Có mạch bạch huyết

D. Có khoang ngăn cách với các cơ quan khác của đường dẫn khí


Phương pháp giải:

Đặc điểm của mũi


Lời giải chi tiết:

Mũi có lớp niêm mạc tiết chất nhầy có tác dụng ngăn bụi vào phổi


34.11

Phân tích tác hại của việc hút thuốc lá đối với hệ hô hấp. Từ đó đưa ra lời khuyên cho những người xung quanh


Phương pháp giải:

Tác hại của thuốc lá


Lời giải chi tiết:

Tác hại của khói thuốc đối với hệ hô hấp:

- Làm cơ thể ở trạng thái thiếu O2

- Viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí

- Nguy hiểm sức khỏe, có thể dẫn tới tử vong

- Giảm hiệu quả lọc khí, tăng nguy cơ ung thư phổi

→ Không nên hút thuốc lá


34.12

Con người tồn tại và hoạt động được là nhờ có nguồn năng lượng sinh ra từ quá trình hô hấp tế bào. Quá trình đó cần sử dụng khí O2 và thải ra khí CO2. Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể được thực hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải CO2 ra khỏi cơ thể được thực hiện bởi hệ hô hấp.

Lời giải chi tiết:

Hệ hô hấp của con người làm nhiệm vụ lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra khỏi cơ thể. Việc này đảm bảo quá trình hô hấp được diễn ra và tạo ra nguồn năng lượng giúp cơ thể người tồn tại và hoạt động được.


34.13

Điền nội dung thích hợp để hoàn thành bảng sau


Phương pháp giải:

Lý thuyết các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp


Lời giải chi tiết:

Biện pháp

Ý nghĩa đối với hệ hô hấp

Trồng nhiều cây xanh trong trường học, bệnh viện, nơi ở, hai bên đường,...

Điều hoà không khí 

Đeo khẩu trang ở những nơi có bụi hoặc khi dọn vệ sinh

Hạn chế bụi bẩn và tác nhân gây hại cho đường hô hấp

Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc thông thoáng, tránh ẩm thấp

Hạn chế sự sinh sản của tác nhân gây hại

Không khạc nhổ bừa bãi

Không làm ô nhiễm môi trường, hạn chế phát sinh tác nhân gây hại hô hấp

Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá

Hạn chế gây tổn thương hệ hô hấp

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close