Bài 12. Phân bón hóa học trang 36, 37, 38 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8Lý do cần bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
12.1 Lý do cần bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây Phương pháp giải: Thảo luận nhóm và dựa vào các kiến thức em đã biết về phân Lời giải chi tiết: Cây trồng cần các nguyên tố để cấu tạo nên tế bào chú điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất và hoạt động sinh lý cho cây giúp cây chống tăng khả năng chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Cây đồng hóa được C, H, O từ CO2 trong không khí và từ nước trong đất, còn đối với các nguyên tố khác thì cây hấp thụ từ đất. Đất trồng bị giảm dần các chất dinh dưỡng vì vậy cần bón phân hóa học để bổ sung cho đất những nguyên tố đó. 12.2 Kể tên các nguyên tố hóa học mà cây cần với số lượng nhiều (nhóm nguyên tố đa lượng), trung bình (nhóm nguyên tố trung lượng) và ít (nhóm nguyên tố vi lượng) và nêu vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng. Phương pháp giải: Thảo luận nhóm và dựa vào các kiến thức em đã biết về phân bón Lời giải chi tiết: Tuỳ theo vai trò và nhu cầu, các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và nhu cầu của cây trồng mà người ta phân chia các nguyên tố thiết yếu thành từng nhóm: - Nhóm đa lượng: N (Đạm), P (Lân), K (Kali). Là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều. - Nhóm trung lượng: Sulfur (S), Calcium (Ca), Magnesium(Mg), Silicon(Si),... - Nhóm vi lượng: Manganese (Mn), Copper (Cu), Boron (B), Zinc (Zn), Iron (Fe), Molybdenum (Mo), Chlorine (Cl),... Các thành phần đa, trung, vi lượng mỗi loại có một vai trò nhất định trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vai trò nhóm đa lượng Đạm (N) Lân (P) Kali (K) (tồn tại nhiều dạng muối như Potassium Nitrate,Potassium Chloride,…) Vai trò nhóm trung lượng Calcium (Ca): Cây rất cần nhưng không nhiều bằng các loại NPK. Ca không trực tiếp vào thân, lá cành, hoa quả nhưng chính Calcium lại làm chất xúc tác cho các quá trình đó. Magnesium Cây cần để giữ lá màu xanh, dày và đều đặn. Các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mo, Bo.. :Là những loại cây cần một lượng rất ít nhưng phải có. Đa phần với cây ngắn ngày, vi lượng cần cung cấp 2 giai đoạn là lúc cây non đã ổn định và khi chuẩn bị ra hoa. 12.3 Tại sao cần bổ sung các nguyên tố đa lượng như Nitrogen, phosphorus, potassium dưới dạng phân bón cho cây trồng. Phương pháp giải: Sử dụng các kiến thức liên quan đến phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: Nhìn chung các nguyên tố đa lượng cung cấp các dưỡng chất để giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển một cách toàn diện. Nhóm này bao gồm các phân đạm (N), lân (P) và Kali (K), là dưỡng chất thiết yếu không thể thiếu cho cây trồng.
12.4 Hãy cho biết các nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK Phương pháp giải: Dựa vào các kiến thức ở phần một số loại phân bón thông thường áp dụng để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Các nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK:
12.5 Tại sao đối với từng loại đất cần lựa chọn phân lân thích hợp. Phương pháp giải: Dựa vào các kiến thức ở phần một số loại phân bón thông thường áp dụng để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Phân lân chủ yếu dùng bón lót, phân dễ tiêu như Super lân có thể dùng bón thúc. 12.6 Hãy cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng. Phương pháp giải: Dựa vào các kiến thức ở phần một số loại phân bón thông thường áp dụng để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Vai trò dinh dưỡng của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Bất kỳ sự thiếu hụt hay dư thừa nguyên tố nào cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.
12.7 Cho biết lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ so với phân vô cơ Phương pháp giải: Dựa vào hình 12.3 và những kiến thức thực tế em biết về tác dụng của phân hữu cơ và phân vô cơ trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ so với phân vô cơ Các loại phân bón vô cơ chỉ có thể đáp ứng được một vài nguyên tố thiết yếu gồm: đa lượng (N, P, K,…), trung lượng (Ca, Si,…), vi lượng (Cu, Fe, Zn,…)., chúng tồn tại ở dạng các hợp chất vô cơ khiến cây không thể hấp thụ hoặc hấp thụ rất khó, trong khi tiềm ẩn nhiều vấn đề gây ngộ độc hoa màu nếu lạm dụng. Tuy nhiên, phân bón hữu cơ lại chứa gần như đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho đất, giúp cây hấp thụ tối đa và phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất. Bên cạnh đó, loại phân này có nguồn gốc từ việc phân hủy các chất hữu cơ như: phụ phế phẩm nông nghiệp, thức ăn thừa của con người, chất thải động vật,… nên tuyệt đối an toàn. Các hợp chất dinh dưỡng của phân bón hữu cơ cũng tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ nên cây trồng và hoa màu có thể hấp thụ dễ dàng. 12.8 Giải thích tại sao cần phải bón phân theo 4 quy tắc đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi. Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức về phân bón hóa học. Lời giải chi tiết: Qui tắc 1. Đúng loại - Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được. Qui tắc 3. Đúng lúc – Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá… 12.9 a) So sánh hàm lượng nitrogen trong hai loại phân đạm sau: ammonium nitrate (NH4NO3) và urea ((NH2)2CO) b) Trong phân dơi có diêm tiêu (KNO3), còn trong tro bếp có K2CO3. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại phân bón KNO3 và K2CO3 trong việc cung cấp các nguyên tố đa lượng cho cây trồng. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về thành phần phân bón hóa học Lời giải chi tiết: a) %N trong NH4NO3: \(\frac{{14.2}}{{14 + 4 + 14 + 16.3}}.100 = 35\% \) % N trong (NH2)2CO: \(\frac{{14.2}}{{(14 + 2).2 + 12 + 16}}.100 = 46,67\% \) Hàm lượng nitrogen trong urea cao hơn ammonium nitrate b) Giống nhau: cùng bổ sung nguyên tố kali cho cây trồng. Khác nhau: Trong KNO3 còn chứa thêm nguyên tố dinh dưỡng nitrogen
|