Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người trang 35, 36, 37 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8Nêu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
32.1 Nêu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng Phương pháp giải: Lý thuyết dinh dưỡng và chất dinh dưỡng Lời giải chi tiết: Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể. 32.2 Quan sát hình 32.1 SGK KHTN 8 và dựa vào kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình 2. Xác định 3 cơ quan mà thức ăn không đi qua Phương pháp giải: Quan sát hình 32.1 SGK KHTN 8 Lời giải chi tiết: 1. Tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình:
2. Tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua là: gan, ruột già, hậu môn. 32.3 1. Trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của hệ tiêu hóa 2. Nêu mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa Phương pháp giải: Lý thuyết dinh dưỡng và tiêu hóa ở người Lời giải chi tiết: 1. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở người, thức ăn trong miệng được nuốt, đẩy qua thực quản theo nguyên lý co thắt và giãn cơ (nhu động ruột) cho tới khi nó đi đến cơ thắt thực quản dưới. Đây là một van kiểm soát thức ăn di chuyển từ thực quản vào dạ dày, ngăn không cho nó trào ngược trở lại thực quản. 2. Mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng: Hoạt động của hệ tiêu hóa giúp biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản tạo thuận lợi cho quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng trong dinh dưỡng. Không có hoạt động tiêu hóa thì hoạt động dinh dưỡng không thể diễn ra một cách hiệu quả. 32.4 1. Trình bày các giai đoạn hình ảnh lỗ sâu răng 2. - Đề xuất biện pháp phòng chống sâu răng - Nêu những việc làm để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe khi đã bị sâu Phương pháp giải: Lí thuyết sâu răng và cách phòng chống Lời giải chi tiết: 1. Các giai đoạn sâu răng là: Giai đoạn 1: Men răng bị ăn mòn Giai đoạn 2: Xoang sâu lan đến ngà răng Giai đoạn 3: Buồng tủy bị nhiễm khuẩn Giai đoạn 4: Tủy bị hỏng (tủy chết) 2. Đánh răng, chải sạch răng đúng cách 2-3 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ với kem đánh răng có chứa flour. Dùng chỉ nha khoa để lấy các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch được. Vệ sinh lưỡi mỗi khi đánh răng. 32.5 1. Người viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn các loại thức ăn, đồ uống nào? 2. Người viêm loét dạ dày - tá tràng không nên ăn các loại thức ăn, đồ uống nào? Phương pháp giải: Đặc điểm của người viêm loét dạ dày - tá tràng Lời giải chi tiết: 1. Người viêm loét dạ dày nên ăn cơm, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, khoai tây, khoai sọ luộc nhừ; rau lá non các loại; thịt cá nạc bỏ xương; sữa bò tươi, sữa hộp các loại; quả chín, quả ngọt, bánh mứt kẹo, mật ong; nước uống không rượu, nước lọc 2. Người viêm loét dạ dày không nên ăn thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế...); thực phẩm chua (dấm, mẻ);Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây...các loại nước ngọt, nước trái cây có ga.... 32.6 Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của biện pháp đó Phương pháp giải: Lý thuyết biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa Lời giải chi tiết:
32.7 1. Chế độ dinh dưỡng của người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu ví dụ 2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân Phương pháp giải: Lý thuyết chế độ dinh dưỡng Lời giải chi tiết: 1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào các yếu tố: - Giới tính. - Độ tuổi. - Hình thức lao động. - Trạng thái sinh lí của cơ thể 2. Học sinh tự thực hành xây dựng khẩu phần ăn 32.8 1. Cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì thực phẩm đóng gói 2. Trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm 3. Đề xuất biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu Phương pháp giải: Lí thuyết dinh dưỡng và tiêu hóa ở người Lời giải chi tiết: 1. Trên bao bì thực phẩm đóng gói thường in giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, giúp người tiêu dùng lựa chọn được thực phẩm phù hợp để thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Hạn sử dụng ghi trên bao bì thực phẩm sẽ giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giã được chất lượng và đảm bảo an toàn khi sử dụng, sau thời gian đó thực phẩm không còn giữ được giá trị dinh dưỡng như in trên bao bì cũng như không đảm bảo an toàn khi sử dụng. Người tiêu dùng chỉ nên dùng sản phẩm khi còn hạn sử dụng. 2. – Thực phẩm nhiễm vi sinh vật độc hại là một tác nhân chủ yếu gây các trường hợp ngộ độc thực phẩm. – Các hoá chất cấm sử dụng trong sx nhưng vẫn được sử dụng hiên ngang trong chăn nuôi, bảo quản, nấu nướng thực phẩm như: formol, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan, – Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức quy định của bộ y tế. – Chất độc sinh ra do quá trình bảo quản kém đảm bảo như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc và ẩm ướt. – Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin, … – Vấn đề quản lý chất lượng đầu ra còn lỏng lẻo ở nhiều khâu trong chuỗi từ cung cấp vật tư đầu vào sản xuất đến chế biến, vận chuyển, bao gói, tiêu thụ… 32.9 Kết quả điều tra một số bệnh về đường tiêu hóa Phương pháp giải: Học sinh thu thập thông tin qua điều tra, khảo sát Lời giải chi tiết: Học sinh tự điều tra 32.10 Kết quả điều tra về vệ sinh an toàn thực phẩm Phương pháp giải: Học sinh thu thập thông tin qua điều tra, khảo sát Lời giải chi tiết: Học sinh tự điều tra 32.11 Ruột non có những đặc điểm nào phù hợp với vai trò là nơi hấp thụ chủ yếu chất dinh dưỡng 1. Ruột non tiết dịch mật 2. Niêm mạc ruột tiết dịch ruột 3. Ruột non có mạng mao mạch máu và bạch huyết dày đặc 4. Ruột non chứa dịch ruột, dịch tụy và dịch mật 5. Thành ruột non chứa nhiều nếp gấp và lông ruột 6. Chiều dài ruột non ngắn nhất trong hệ tiêu hóa Phương pháp giải: Đặc điểm của ruột non Lời giải chi tiết: Đặc điểm cấu tạo: - Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn -> tăng hiệu quả hấp thu (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian...). - Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột -> tăng hiệu quả hấp thu (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết). 32.12 Hoạt động nào sau đây không xảy ra ở dạ dày? A. Biến đổi cơ học thức ăn B. Biến đổi hóa học thức ăn C. Tiết dịch tiêu hóa D. Hấp thụ chất dinh dưỡng Phương pháp giải: Tiêu hóa ở dạ dày Lời giải chi tiết: Hấp thụ chất dinh dưỡng 32.13 Trong dạ dày, loại thức ăn nào được biến đổi về mặt hóa học? Giải thích. Phương pháp giải: Tiêu hóa ở dạ dày Lời giải chi tiết: Ở dạ dày protein sẽ bị biến đổi bởi enzyme pepsin thành các đoạn peptit. 32.14 Em hãy nêu một số nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm. Lấy ví dụ minh họa các việc làm trong chế biến và bảo quản thực phẩm có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Phương pháp giải: Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Lời giải chi tiết: Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn và biến chất Ví dụ: Không bảo quản thịt trong tủ lạnh 32.15 Vận dụng kiến thức đã học, em hãy đề xuất cách lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm có thể thực hiện được trong gia đình em nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người Lời giải chi tiết: - Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng - Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách - Các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chỉ sử dụng khi còn hạn sử dụng - Những thực phẩm dễ hỏng như rau, củ, ... cần được bảo quản lạnh - Thực phẩm cần được nấu chín, thực phẩm ăn sống cần lựa chọn đảm bảo vệ sinh và sơ chế kĩ - Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, …
|