Bài 3. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diềuDựa vào thông tin và các hình trong mục I, trình bày quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I Trả lời câu hỏi mục I trang 17 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD Dựa vào thôngtin và các hình trongmục I, trình bày quátrình xâm nhập của tưbản phương Tây vàokhu vực Đông Nam Á Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức mục I Lời giải chi tiết: Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa li, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, sau đó làHà Lan, Anh, Pháp,... lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều conđường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự..... - Về thương mại: các nước phương Tây cử đội thuyền buôn, thành lập công tythương mại, lập thương điểm để buôn bán với các nước Đông Nam Á. - Về tôn giáo: theo chân những đoàn thuyền buôn, các giáo sĩ đến truyền bá Thiên Chúagiáo kết hợp với tìm hiểu lịch sử, văn hoá, địa lí của các nước Đông Nam Á. - Về ngoại giao chính phủ các nước phươngTây cử đại diện đến Đông Nam Á đề nghị kí kếthiệp ước thương mại hoặc xin phép cho giáo sĩđược hoạt động. - Về quân sự: + Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sauđó là Hà Lan, Anh lần lượt đưa quân đến xâm lược,trước tiên là khu vực Đông Nam Á hải đảo. + Vàothập niên 70 của thế kỉ XVI, Tây Ban Nha hoànthành xâm lược và đặt ách cai trị lên phần lớn cácđảo của Phi-lip-pin. Sau chiến tranh Tây Ban Nha --Mỹ (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa củaMỹ. H + Hà Lan từng bước xâm chiếm phần lớn lãnhthổ In-đô-nê-xi-a từ đầu thế kỉ XVII. + Đầu thế kỉXIX, thực dân Anh cũng loại bỏ các đối thủ khác.để chiếm Ma Lai (Ma-lai-xi-a) làm thuộc địa. + Ở Đông Nam Á lục địa, vào cuối thế kỉ XIX, Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma); Pháp tấn công và hoàn thành xâm lược Cam-pu-chia,Việt Nam, Lào. ? mục II Trả lời câu hỏi mục II trang 18 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD Cho biết nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nướcĐông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức mục II Lời giải chi tiết: - Về chính trị: + Các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa củathực dân phương Tây. + Chính quyền thuộc địa được thiết lập tại mỗi nước, trong đócác thế lực phong kiến vẫn được duy trì, làm tay sai cho chính quyền thực dân. - Về kinh tế: + Kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào các nước phương Tây, trở thành + Tư bảnphương Tây chủ yếu đầu tư vào khai thác khoáng sản và chiếm ruộng đất để lập đồnđiền. Hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng,... được xây dựng nhằm phục vụ cho nhucầu khai thác thuộc địa. - Về văn hoá: + Văn hoá phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào cácnước Đông Nam Á thông qua hệ thống giáo dục mới. + Thiên Chúa giáo được tạo điềukiện phát triển và dần trở thành tôn giáo phổ biến. Nhiều phong tục và tư tưởng lạchậu của người bản địa vẫn được duy trì để thực dân dễ cai trị. - Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ (địa chủ, nôngdân) tiếp tục tồn tại nhưng bị phân hoá, các giai cấp và tầng lớp mới ra đời như côngnhân, tư sản, tiểu tư sản. ? mục III Trả lời câu hỏi mục III trang 19 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD Đọc thông tin và quan sát hình 3.5, trình bày những nét chính về cuộcđấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức mục III Lời giải chi tiết: Dưới ách đô hộ của thực dânphương Tây, nhân dân các nướcĐông Nam Á đứng lên đấu tranhđể giành lại độc lập, tiêu biểu là ởIn-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin. - Tại In-đô-nê-xi-a + Thếkỉ XVII, Tơ-m-nô Gió giôkêu gọi nhân dân chống triềuđinh A-mang-ku-rát và thựcdân Hà Lan. + Từ năm 1825 đếnnăm 1830, Hoàng từ Đi-pôNg-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấutranh vũ trang chống thực dânHà Lan tại đảo Gia-va.. - Tại Phi-lip-pin + Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩacủa nhân dân chống thực dân Tây Ban Nha, điển hình là khởi nghĩa ở đảo Bô-hồ,Lai-c-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô,.. (thế kỉ XVII), ở đảo Bô-hô (thế kỉ XVIII). - Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á (trong đó có ba nước Đông Dương)chống ách đô hộ của thực dân phương Tây đều bị đàn áp bằng vũ lực. - Nguyên nhânthất bại chủ yếu là do thiếu tổ chức, không có đường lối lãnh đạo đúng đắn và dochênh lệch về lực lượng với quân đội thực dân phương Tây. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 19 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức mục I Lời giải chi tiết: Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 19 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD Giải thích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dânphương Tây của các nước ở Đông Nam Á. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức mục I, II Lời giải chi tiết: - Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á (trong đó có ba nước Đông Dương)chống ách đô hộ của thực dân phương Tây đều bị đàn áp bằng vũ lực. - Nguyên nhânthất bại chủ yếu là do thiếu tổ chức, không có đường lối lãnh đạo đúng đắn và dochênh lệch về lực lượng với quân đội thực dân phương Tây. Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 19 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD Sưu tầm tư liệu về quá trình xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vàoĐông Nam Á. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học. Phương pháp giải: Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet,… Lời giải chi tiết: Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Đông Nam Á. Đầu thế kỉ XIX, Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Quân và dân Việt Nam đã chiến đấu anh dung nhưng do sự bạc nhược của triều đình cùng những chính sách bảo thủ, lạc hậu, không liên kết với nhân dân, bỏ rơi cuộc kháng chiến. Đến năm 1883-1884 triều đình Nguyễn kí hiệp ước Hắc-măng và Pa-tơ-nốt với Pháp chính thức thừa nhận sự bảo hộ, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
|