Bài 16. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Dựa vào nội dung mục I, nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858-1873.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I 1

Dựa vào nội dung mục I, nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858-1873.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức mục I.1


Lời giải chi tiết:

Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858-1873.

Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

Thời gian

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. xâm lược của nhân dân Việt Nam.

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – TâyBan Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mởđầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

1858

Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chống trả quyết liệt,khiến cho Pháp không thực hiện được kếhoạch "đánh nhanh thắng nhanh".

Tháng 2-1859, liên quân Pháp – TâyBan Nha kéo vào Nam Kì, đánh chiếmthành Gia Định.

1859

Quan quân triều đình chống cự yếu ớtvà nhanh chóng tan rã. Nhân dân Gia Định tự tổ chức lực lượngchống Pháp, ngày đêm quấy rối, đột kíchkhiến quân Pháp gặp nhiều khó khăn.

Pháp phải điều quân sang chiến trườngkhác, chỉ để lại Gia Định gần 1.000 quâncanh giữ phòng tuyến dài khoảng 10 km.

1860

Nguyễn Tri Phương huy động lực lượngtập trung củng cố Đại đồn Chí Hoà, tổchức phòng thủ.

Pháp tập trung quân về Gia Định, tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hoà sau đó lần lượt đánh chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

1861-1862

- Quân triều đình kháng cự quyết liệtnhưng đều thua và rút chạy.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định (1861 – 1864).

- Triều đình Huế vội vã kí với PhápHiệp ước Nhâm Tuất (1862).

Từ 20 đến 24-6-1867, thực dân Pháp.đánh chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, sau đó tuyên bố 6 tỉnh Nam Ki là đất của Pháp và chỉ có chính quyền duy
nhất ở đây là chính quyền thuộc địa Pháp.

1867 – 1873

Trong khi triều đình bất lực, phong tràochống Pháp của nhân dân Nam Kì dưới sựlãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm,Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức,nhưng cuối cùng đều bị dập tắt.

? mục I 2

Dựa vào thông tin mục 2, nếu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873-1884.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức mục I.2


Lời giải chi tiết:

Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873-1884.

* Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873-1874), Hiệp ước Giáp Tuất

- Pháp: 

+ Tháng 10-1873, Phrăng-xít Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc. 

+ Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.

- Kháng chiến của quân, dân ta

+ Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu cản địch nhưng không được. Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, sau đó mở rộng đánh chiếm một số tỉnh thành lân cận.
+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì vẫn quyết tâm kháng chiến. Ngày 21-12-1873, quân Pháp, bị phục kích tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê thiệt mạng. Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, quân Pháp hoang mang, lo sợ.
+ Triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874),thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì và công nhận nhiều quyền lợi khác của Pháp ở Việt Nam.

* Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai (1882-1883)

- Pháp:

+ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tháng 3-1882, Hen-ri Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì. 

+ Ngày 25-4-1882, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. 

- Kháng chiến của quân, dân ta

+ Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả quyết liệt nhưng không giữ được thành. Ông đã tự vẫn để không bị rơi vào tay giặc.

+ Nhiều sĩ phu, văn thân ở các địa phương vẫn tổ chức phong trào chống Pháp.
+ Quân triều đình phối hợp với quân Cờ Đen (của Lưu Vĩnh Phúc) tạo thế bao vây, uy hiếp quân Pháp ở Hà Nội. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) đã khiến Ri-vi-e và hàng chục lính Pháp thiệt mạng.

* Chống Pháp tấn công Thuận An; Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt

- Pháp+ Ngày 18-8-1883, quân Pháp tấn công Thuận An (Huế).
- Kháng chiến của quân, dân ta

+ Sau vài ngày chống trả quyết liệt, triều đình Huế buộc phải xin đinh chiến và chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883), thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì; vùng đất Trung Kì do triều đình Huế cai quản dưới quyền điều khiển của viên Khâm sử Pháp chỉ bao gồm từ Đèo Ngang đến giáp Bình Thuận,...

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. 

+ Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), trong đó sửa lại một số điều của Hiệp ước Hác-măng nhằm xoa dịu dư luận. 

-> Với Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.


? mục II

Khai thác thông tin, tư liệu và bảng 16:

- Trình bày nguyên nhân xuất hiện trào lưu cải cách, canh tân đất nước cuối thế kỉ.XIX.

- Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nướcViệt Nam cuối thế kỉ XIX.


Phương pháp giải:

 Khai thác thông tin, tư liệu và bảng 16


Lời giải chi tiết:

- Nguyên nhân xuất hiện trào lưu cải cách, canh tân đất nước cuối thế kỉ.XIX

+ Thực dân Pháp xâm lược

+ Chế độ quân chủ ở Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng

-> một số quan lại, sĩ phu có tư tưởng thứcthời, như Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch,...đã đưa ra các đề nghị cải cách với triều đình Tự Đức.

- Những nội dung chính trong các đề nghị cải cách 

+Nguyễn Trường Tộ: Từ năm 1863 đến năm 1871, đã gửi lên triều đình 58 bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp,
công – thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,...
+ Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền: Năm 1868, đề nghị mở càng Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng....

+ Viện Thương bạc: Năm 1872, đề nghị mở ba cảng biển ở miền Bắc và miền Trung, đẩy mạnh giao thương với bên ngoài,...

+ Nguyễn Lộ Trạch (thượng và hạ): Năm 1877 và 1882, gửi hai bản điều trần “Thời vụ sách”lên vua Tự Đức, phân tích rõ lợi hại của phương lược Hoà – Thủ – Chiến, đề nghị chấn hưng dân khi, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước,...

-> Nội dung chính trong các đề nghị cải cách nội dung chính trong các đề nghị cải cách 

- Đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta, thể hiện mong muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu,có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

-  Muốn học tập cách làm của phươngTây để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu.

- Cải cách muốn chấn chỉnh lại bộ máy quan lại, phát triển côngthương, chấn chỉnh võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

? mục III

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.7 đến 16.10, trình bày những nét chính về khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê


Phương pháp giải:

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.7 đến 16.10


Lời giải chi tiết:

Tên cuộc khởi nghĩa

Lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Hoạt động nổi bật

Kết quả, ý nghĩa

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)

Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật

vùng Bãi Sậy (Hưng Yên ngày nay)

- Ngay từ năm 1883 đã diễn ra phong trào chốngPháp

- Đến năm 1885, hưởng ứng dụ Cần vương, phong tràochống Pháp ở đây lại bùng lên mạnh mẽ

- Dựa vào địa hình đầm lầy, lau sậy um tùm, nghĩa quân xây dựng căn cứ,áp dụng chiến thuật du kích, toà ra hoạt động, khống chế các tuyến giaothông thuỷ, bộ trong vùng

- Trong những năm 1885 – 1889, thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét, lực lượng nghĩa quân suy giảm và rơi vào thế bị bao vây, cô lập. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt hoàn toàn vào năm 1892.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, để lại nhiều bài học kinh nghiệm về chiến thuật đánh giặc như lợi dụng địa hình địa vận, chiến tranh du kích,… gây cho địch nhiều thiệt hại

Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

Phan Đình Phùng, Cao Thắng

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trong đóđịa bàn chính là Nghệ An và Hà Tĩnh.

- 1885-1896: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cộng sự, rèn bũ khí, trưc lương thảo,…

- 1888-1896: Đẩy mạnh hoạt động, tổ chức tập kích, tấn công địch

- Pháp bao vây, cô lập nghĩa quân

- Cuối 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh. Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng bị bắt. Khởi nghĩa thất bại

- Ý nghĩa: Đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của Pháp. Đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương

? mục IV

Dựa vào các thông tin, tư liệu và quan sát hình 16.12, trình bày những nét chínhvề cuộc khởi nghĩa Yên Thế.


Phương pháp giải:

 Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 16.12


Lời giải chi tiết:

* Nguyên nhân: 

- Từ năm 1884, các cuộc hành quân bình định của quân Pháp vào vùng Yên Thế đã uy hiếp nghiêm trọng cuộc sống của cư dân ở đây. 

- Họ đã đứng lên đấu tranh để giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.

* Lãnh đạo: lúc đầu do Đề Nắm, sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo.

* Căn cứ: Hố Chuối, Đồng Hom, Phồn Xương, chính là nơi diễn ra các trận đánh tiêu biểu giữa nghĩa quân Yên Thế và quân Pháp.

* Hoạt động chính:

- 1884-1892: Hoạt động riêng lẻ, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét, làm chủ vùng rộng lớn

- 1892-1897: Vừa chiến đấu, vừa xây dựng căn cứ. Giảng hòa lần 1

- 1897-1908: Giảng hòa lần 2, trở thành nơi hội tụ nhiều nhà yêu nước

- 1909-1913: Pháp tăng cường đàn áp. Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã

* Ý nghĩa: Kéo dài 30 năm, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch, làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp


Luyện tập

lí 8 CD

1. Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884.

2. Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế theo nội dung sau:



Phương pháp giải:

- Tổng hợp kiến thức mục I, II


Lời giải chi tiết:

1. Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884.

2. 

Tên cuộc khởi nghĩa

Lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Hoạt động nổi bật

Kết quả, ý nghĩa

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)

Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật

vùng Bãi Sậy (Hưng Yên ngày nay)

- Ngay từ năm 1883 đã diễn ra phong trào chốngPháp

- Đến năm 1885, hưởng ứng dụ Cần vương, phong tràochống Pháp ở đây lại bùng lên mạnh mẽ

- Dựa vào địa hình đầm lầy, lau sậy um tùm, nghĩa quân xây dựng căn cứ,áp dụng chiến thuật du kích, toà ra hoạt động, khống chế các tuyến giaothông thuỷ, bộ trong vùng

- Trong những năm 1885 – 1889, thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét, lực lượng nghĩa quân suy giảm và rơi vào thế bị bao vây, cô lập. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt hoàn toàn vào năm 1892.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, để lại nhiều bài học kinh nghiệm về chiến thuật đánh giặc như lợi dụng địa hình địa vận, chiến tranh du kích,… gây cho địch nhiều thiệt hại

Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

Phan Đình Phùng, Cao Thắng

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trong đóđịa bàn chính là Nghệ An và Hà Tĩnh.

- 1885-1896: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cộng sự, rèn bũ khí, trưc lương thảo,…

- 1888-1896: Đẩy mạnh hoạt động, tổ chức tập kích, tấn công địch

- Pháp bao vây, cô lập nghĩa quân

- Cuối 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh. Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng bị bắt. Khởi nghĩa thất bại

- Ý nghĩa: Đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của Pháp. Đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Yên Thế (1885-1913)

lúc đầu do Đề Nắm, sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo

Hố Chuối, Đồng Hom, Phồn Xương, chính là nơi diễn ra các trận đánh tiêu biểu giữa nghĩa quân Yên Thế và quân Pháp.

- 1884-1892: Hoạt động riêng lẻ, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét, làm chủ vùng rộng lớn

- 1892-1897: Vừa chiến đấu, vừa xây dựng căn cứ. Giảng hòa lần 1

- 1897-1908: Giảng hòa lần 2, trở thành nơi hội tụ nhiều nhà yêu nước

- 1909-1913: Pháp tăng cường đàn áp. Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã

- Kết quả: Thất bại

- Ý nghĩa: Kéo dài 30 năm, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch, làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp

Vận dụng

3. Sưu tầm tư liệu về một trong những lãnh tụ của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.


Phương pháp giải:

- Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet,…


Lời giải chi tiết:

3. Giới thiệu về Phan Đình Phùng

Phan Đình Phùng  (18471895) là một lãnh tụ của phong trào chốngPháp cuối thế kỷ 19 ở Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập lực lượng chống Pháp, từ các tỉnh Thanh HóaNghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ tại Hương Sơn, Hương Khê, Hà Tĩnh. Các tướng lĩnh có Cao ThắngNguyễn ThanhNguyễn TrạchPhan Đình CamCầm Bá ThướcNguyễn Mục. Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng trở thành một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất của phong trào Cần vương chống Pháp. Trong lúc cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, ngày 28 tháng 12 năm 1895, do mắc bệnh lỵ nặng, Phan Đình Phùng đã qua đời tại bản doanh (núi Quạt), thọ 49 tuổi. Không lâu sau cái chết của ông, cuộc khởi nghĩa do ông phát động hoàn toàn bị trấn áp. Phan Đình Phùng không chỉ là người lãnh đạo chống Pháp, ông còn là một nhà thơ. Các sáng tác có một số câu đối (Điếu Lê Ninh, Khóc Cao Thắng), thơ (Đáp hữu nhận ký thi, Thắng trận hậu cảm tácKiến ngụy binh thi cảm tácPhúc đáp Hoàng Cao Khải).


Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close