Bài 24. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xẫ hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

Em hãy liệt kê một số cơ quan nhà nước địa phương nơi sinh sống và chia sẻ hiểu biết về cơ quan đó.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 160 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy liệt kê một số cơ quan nhà nước địa phương nơi sinh sống và chia sẻ hiểu biết về cơ quan đó.

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu và liệt kê các cơ quan nhà nước địa phương nơi sinh sống.

- Chia sẻ hiểu biết về các cơ quan nhà nước địa phương đó về:

+ Vị trí

+ Chức năng

+ Cơ cấu tổ chức

Lời giải chi tiết:

- Một số cơ quan nhà nước tại địa phương:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã

+ Hội đồng nhân dân cấp xã

- Hiểu biết về Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Chức năng: Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

+ Cơ cấu tổ chức: Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và các ủy viên (thường là chỉ huy trưởng ban chi huy quân sự và Trưởng công an xã). Thường trực Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

+ Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm có 7 chức danh: Công an, quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính. Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bố trí số lượng biên chế phù hợp.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi trang 160 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

 

Nếu là V, em sẽ trả lời T như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đóng vai là V để đưa ra câu trả lời cho T.

Lời giải chi tiết:

- Đóng vai là V để đưa ra câu trả lời cho T.

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi trang 161 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy theo dõi thông tin dưới dây và thực hiện yêu cầu.

  

- Chỉ ra vị trí của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước.

- Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Cho ví dụ về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin 1, 2, nêu vị trí của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước.

- Đọc thông tin 1, 2 kết hợp với thông tin đã học, nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

- Liên hệ thực tiễn, lấy ví dụ minh họa về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Lời giải chi tiết:

- Vị trí của Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Vị trí của Hội đồng nhân dân: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội:

+ Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

+ Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;

+ Quyết định đại xá;

+ Quyết định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác, quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước,

+ Quyết định vấn đề về chiến tranh-và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

+ Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại, phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp kí. Phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điểu ước quốc tế khác đã được kí kết hoặc gia nhập theo để nghị của Chủ tịch nước;

+ Quyết định việc trưng cầu ý dân.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân: 

+ Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- Ví dụ:

+ Tại kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946. Và ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp 1959.

+ Nếu luật phân quyền cho chính quyền địa phương cấp tỉnh thẩm quyền ban bành các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn trong các khu đô thị thì trong phạm vi chức năng tự quản của mình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền ban hành các quy định về trật tự, an toàn trong các khu đô thị trên địa bàn của mình.

Khám phá 3

Trả lời câu hỏi trang 162 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

 

 

- Cho biết vị trí của Chính phủ và Ủy ban nhân dân trong bộ máy nhà nước.

- Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân. Cho ví dụ về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin 1, 2, nêu vị trí của Chính phủ và Ủy ban nhân dân trong bộ máy nhà nước.

- Đọc thông tin 1, 2 kết hợp với thông tin đã học, nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân.

- Liên hệ thực tiễn, lấy ví dụ minh họa về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân.

Lời giải chi tiết:

- Vị trí của Chính phủ: Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp tối cao của nhà nước.

- Vị trí của Ủy ban nhân dân: Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ:

+ Tổ chức thực thi Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thương vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tích nước.

+ Trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội

+ Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

+ Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia

+ Thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước.

+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân

+ Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân

+ Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao

- Ví dụ

+ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura (Ni-kon-đệt Plang-kun) trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm thành công 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 2021) và đang hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2023.

+ Thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, kiểm tra, rà soát các cá nhân từ vùng dịch về. Chốt chặn tại các nơi giao nhau giữa các xã với nhau, tăng cường lực lượng kiểm tra, đi tuần tại địa phương, xử lý nghiêm các cá nhân có hành vi tụ tập, tổ chức vui chơi…

Khám phá 4

Trả lời câu hỏi trang 163 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

 

Em hãy nêu chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho ví dụ về chức năng của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin kết hợp với kiến thức đã học, nêu chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Liên hệ thực tiễn, lấy ví dụ về chức năng của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân.

Lời giải chi tiết:

- Toàn án nhân dân:

+ Chức năng: Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

+ Quyền hạn: Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp; Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm; Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng; Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật; Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự; Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính; Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

+ Ví dụ: Về trường hợp người chưa đủ mười tám tuổi nhưng có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ từ mười tám tuổi trở lên được kết hôn và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (điểm a Mục I) thì nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn; do đó, khi có yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình thì họ có quyền tự mình tham gia tố tụng dân sự.

- Viện Kiểm sát nhân dân:

+ Chức năng: Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Quyền hạn: Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Huỷ bỏ quyết định tạm giữ, các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; Yêu cầu các cơ quan nói trên khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; Huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án; phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can trái pháp luật; Công bố cáo trạng hoặc quyết định khởi tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên toà; Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà;…

+ Ví dụ: Nguyễn Văn A bị khởi tố bị can và bị tạm giam về tội giết người. Quá trình điều

tra đã chứng minh A không thực hiện hành vi giết người. Viện kiểm sát đã quyết định

hủy bỏ quyết định tạm giam, Cơ quan điều tra đã quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối

với bị can A. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn A được bồi thường thiệt hại.

Khám phá 5

Trả lời câu hỏi trang 163 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

  

- Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

- Theo em, tại sao Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội?

Phương pháp giải:

Khám phá 6

Trả lời câu hỏi trang 164 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

 

- Em hãy nêu chức năng của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

- Trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin 1, 2, liệt kê các chức năng của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

- Tìm hiểu thông tin và nêu cơ cấu tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Lời giải chi tiết:

- Chức năng:

+ Hội đồng bầu cử quốc gia: Có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Kiểm toán nhà nước: Thực hiện kiểm toán việc quản lí, sử dụng tài chính, tài sản công.

- Cơ cấu tổ chức:

+ Hội đồng bầu cử quốc gia: Gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

+ Kiểm toán nhà nước: Gồm Bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi trang 166 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy cho biết các phát biểu sau đúng hay sai và nêu cơ sở pháp lí.

Phương pháp giải:

- Đưa ra quan điểm đúng hay sai với từng phát biểu.

- Tìm hiểu và nêu cơ sở pháp lí cho từng phát biểu đó.

Lời giải chi tiết:

a – Đúng vì trong bộ máy nhà nước, Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Bộ máy nhà nước gồm nhiều cơ quan khác nhau. Nhưng chỉ có Quốc hội là cơ quan nhà nước được nhân dân giao nhiệm vụ thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất trong cả nước.

b – Sai vì Viện Kiểm sát nhân dân không có chức năng xét xử.

c – Sai vì Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.

d – Sai vì Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập.

đ -  Đúng vì nội dung này đã được quy định tại Điều 118 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013)

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi trang 166 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy thảo luận nhóm vấn đề sau và đề xuất hành động.

Phương pháp giải:

- Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Em cần thực hiện hành vi gì để góp phần bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước.

Lời giải chi tiết:

- Để góp phần bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước em cần:

+ Không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.

+ Xác định rõ trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

+ Thực hiện tốt những quy dịnh về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi trang 166 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy đóng vai và xử lí tình huống sau:

Nếu là anh P, em sẽ làm gì?

Phương pháp giải:

Đóng vai là anh P để giải thích cho chị V về quyền và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng và bảo vệ chính quyền địa phương.

Lời giải chi tiết:

Nếu là anh P em sẽ nói với chị V rằng việc đóng góp ý kiến về xây dựng Nhà văn hóa xã là quyền và nghĩa vụ của công dân, công dân hoàn toàn có quyền được góp ý kiến của mình trước chính quyền.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi trang 166 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Đề bài: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước.

Phương pháp giải:

- Xác định nội dung: các nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước.

- Lựa chọn hình thức của sản phẩm: thiết kế trên Inforgraphic, cẩm nang ngắn, tờ gấp,..

- Thiết kế sản phẩm theo nội dung và hình thức đã chọn.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Hình thức: thiết kế trên Inforgraphic, cẩm nang ngắn, tờ gấp, sơ đồ tư duy,…

- Nội dung: nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước.

Hình 1 – Sơ đồ tư duy về bộ máy nhà nước

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close