Bài 23. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trườngEm hãy quan sát những tranh dưới đây và trả lời câu hỏi.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi trang 152 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em hãy quan sát những tranh dưới đây và trả lời câu hỏi.
Theo em, những tranh trên thể hiện nội dung gì của Hiến pháp năm 2013? Phương pháp giải: - Quan sát tranh và nêu nội dung của Hiến pháp năm 2013 được thể hiện trong từng tranh. Lời giải chi tiết: - Tranh 1: Nội dung về bảo vệ môi trường - Tranh 2: Nội dung về khoa học, công nghệ - Tranh 3: Nội dung về giáo dục Khám phá 1 Trả lời câu hỏi trang 153 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi. - Em hãy cho biết thế nào là một nền kinh tế độc lập, tự chủ? - Theo em, nền kinh tế Việt Nam gồm các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế nào? Phương pháp giải: - Đọc thông tin 1, nêu khái niệm nền kinh tế độc lập, tự chủ. - Tìm hiểu thông tin và liệt kê các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế của nền kinh tế Việt Nam. Lời giải chi tiết: - Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lí, hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết; nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm,… - Các hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân, Sở hữu tập thể, Sở hữu tư nhân. - Thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh; Kinh tế hợp tác; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế cá thể, tiểu chủ; Kinh tế tư bản Nhà nước. Khám phá 2 Trả lời câu hỏi trang 154 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
- Theo em, Nhà nước có nghĩa vụ gì trong phát triển văn hóa đất nước? - Tại sao giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta? - Các nội dung về văn hóa, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì đối với đời sống của người dân và đất nước? Phương pháp giải: - Đọc thông tin 1, liệt kê các nghĩa vụ của Nhà nước trong phát triển văn hóa đất nước. - Đọc thông tin 2 kết hợp với hiểu biết cá nhân, trả lời câu hỏi tại sao giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta. - Từ các nội dung về văn hóa, giáo dục được quy định tại Hiến pháp, nêu ý nghĩa của các nội dung đó đối với đời sống của người dân và đất nước Lời giải chi tiết: - Nghĩa vụ của Nhà nước trong phát triển văn hóa đất nước: + Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. + Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân. - Giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta vì: + Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế: Như chúng ta đã biết, để tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần 5 yếu tố cơ bản đó là: Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, ta phải phát triển giáo dục và đào tạo. + Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội. +Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. - Ý nghĩa: + Nhằm mục tiêu phát triển bền vững. + Đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người, đời sống của con người được đảm bảo. + Phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Khám phá 3 Trả lời câu hỏi trang 155 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Theo em, có nên khuyến khích ý tưởng của hai bạn M và N không? Tại sao? - Theo em Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển khoa công nghệ của Việt Nam? - Các nội dung về phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì? Phương pháp giải: - Đọc trường hợp 1 và trả lời nên hay không nên khuyến khích ý tưởng của hai bạn M và N. Giải thích vì sao lại đưa ra câu trả lời như vậy. - Đọc trường hợp 2 và nêu ý nghĩa của Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia đối với sự phát triển khoa công nghệ của Việt Nam. - Từ các nội dung về phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường được quy định tại Hiến pháp, nêu ý nghĩa của các nội dung đó đối với đời sống của người dân và đất nước. Lời giải chi tiết: - Nên khuyến khích ý tưởng của hai bạn M và N vì đó là những ý tưởng thiết thực, có tính ứng dụng cao, góp phần bảo vệ môi trường. - Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia có ý nghĩa trong việc tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, có ý nghĩa trong việc thu hút các sáng tạo khoa học, công nghệ góp phần vào sự phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam. - Ý nghĩa: + Góp phần phát triển bền vững đất nước. + Có ý nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. + Là động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Khám phá 4 Trả lời câu hỏi trang 155 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A và hành vi của chị E? Phương pháp giải: - Đọc trường hợp 1, 2 và xác định việc làm của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A và hành vi của chị E. Từ đó nêu nhận xét về việc làm của các nhân vật đó. Lời giải chi tiết: - Việc làm của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành các hoạt động về văn hóa khi đã tham gia cuộc thi Làn điệu dân tộc quê em. - Hành vi của chị E không đúng khi đã không duyệt hồ sơ của anh H, chị E đã không thực hiện rõ trách nhiệm của mình trong việc ưu tiên, đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khoa học, công nghệ. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi trang 157 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao? Phương pháp giải: - Đưa ra quan điểm đồng tình hay không đồng tình với từng ý kiến. Giải thích lí do vì sao lại đưa ra quan điểm ấy. Lời giải chi tiết: a – Em đồng tình với ý kiến trên vì Giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, Nhà nước coi trọng việc phát triển giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ vì vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao vào tay mình. Để hoàn thành sứ mệnh đó, muốn trở thành những con người đủ đức, đủ tài, có thể gánh vác được những trọng trách mà cách mạng giao phó và làm chủ tương lai một cách xứng đáng thì phải nhờ rất lớn vào việc học tập, đó chính là vai trò của giáo dục. b – Em không đồng tình với ý kiến trên vì trách nhiệm bảo vệ môi trường thuộc về tất cả con người từ các cơ quan, tổ chức đến cá nhân. c – Em đồng tình với ý kiến trên vì nền kinh tế nhiều thành phần sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn nhưng trong đó nền kinh tế nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo. d – Em đồng tình với ý kiến trên vì những khu vực như miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đều là những nơi có điều kiện vật chất khó khăn, trình độ dân trí còn thấp vì vậy ưu tiên phát triển giáo dục ở những nơi này góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, đưa đất nước phát triển toàn diện. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi trang 158 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây? Phương pháp giải: - Đọc hành vi của mỗi nhân vật trong trường hợp và nêu nhận xét về từng hành vi ấy. Lời giải chi tiết: a – S đã tích cực tìm tòi khoa học công nghệ để chế tạo thành công máy lọc nước mặn cầm tay để giúp người dân ở những vùng ngập mặn có được nước ngọt. b – Chị B đã thực hiện rất tốt nghĩa vụ của mình trong bảo vệ môi trường khi đã khuyến khích mọi người trong gia đình cùng phân loại rác thải trước khi xử lí. c – Ông D đã có ý thức trong việc phát triển văn học nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của các em học sinh khi đã mở tiệm photocopy để sao chép sách, truyện, tranh ảnh. d – D đã ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giới thiệu và phát triển nền văn hóa Việt Nam đến bạn bè nước ngoài. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi trang 158 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống trên thể hiện nội dung gì của Hiến pháp năm 2013? Em có nhận xét gì về ý kiến của A và B? Phương pháp giải: - Đọc tình huống và xác định nội dung của Hiến pháp năm 2013 được thể hiện trong tình huống. - Từ ý kiến của A và B trong tình huống, nêu nhận xét về ý kiến của từng nhân vật ấy Lời giải chi tiết: - Tình huống trên thể hiện nội dung về giáo dục của Hiến pháp năm 2013. - Ý kiến của A không sai tuy nhiên A chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc phát triển nền giáo dục của đất nước nhất là đối với những nơi có điều kiện học tập khó khăn như ở vùng sâu, vùng xa. Ý kiến của B đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với nền giáo dục nước nhà trong việc ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi trang 158 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
- Em có nhận xét gì về ý kiến của N và H? - Theo em, văn hóa và khoa học – công nghệ có vai trò như thế nào trong đời sống? Vì sao chúng ta phải phát huy vai trò của hai lĩnh vực trên? Phương pháp giải: - Đọc tình huống, nêu nhận xét về ý kiến của N và H. - Tìm hiểu và nêu vai trò của văn hóa và khoa học – công nghệ trong đời sống. - Từ vai trò của văn hóa và khoa học – công nghệ trong đời sống, giải thích lí do vì sao chúng ta phải phát huy vai trò của hai lĩnh vực trên. Lời giải chi tiết: - Ý kiến của N và H đều đúng tuy nhiên chưa đủ vì một đất nước phát triển toàn diện là một đất nước phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và khoa học công nghệ,…Những lĩnh vực này sẽ đóng góp một phần vai trò vào sự phát triển chung của đất nước. - Vai trò của văn hóa, khoa học và công nghệ: + Cơ sở cho sự phát triển kinh tế + Xây dựng đất nước Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Nâng cao đời sống của người dân. + Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chúng ta phải phát huy vai trò của hai lĩnh vực trên vì chỉ có thể đất nước mới có thể phát triển, đời sống của nhân dân mới có thể được đảm bảo. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi trang 159 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em hãy thiết kế một băng rôn tuyên truyền nội dung Hiến pháp năm 2013 về giáo dục. Phương pháp giải: - Xác định nội dung của băng rôn: nội dung Hiến pháp năm 2013 về giáo dục. - Thiết kế băng rôn theo nội dung đã xác định. Lời giải chi tiết: Gợi ý nội dung băng rôn: - Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. - “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” – Hồ Chí Minh - Ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi trang 159 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) về đề tài: “Môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai”. Phương pháp giải: - Tìm hiểu về đề tài: “Môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai”. - Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những gì em tìm hiểu được về đề tài. Lời giải chi tiết: Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí…. Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gen động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, bảo vệ môi trường hiện nay chính là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, bởi bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Nếu chúng ta còn không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, thì tôi tin rằng không đến trăm năm nữa con người sẽ phải chấp nhận sống cùng rác thải, uống nước bị ô nhiễm, ăn thực phẩm chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật, hít không khí toàn bụi mịn và cuối sức khỏe suy giảm nghiêm trọng vì các căn bệnh quái ác. Ngay từ bây giờ, mỗi một cư dân trên thế giới đều phải hành động ngay và luôn để bảo vệ cuộc sống của bản thân và con cháu mai sau.
|