Bài 13. Văn minh Chăm – Pa, văn minh Phù Nam SBT Lịch sử 10 Cánh DiềuNền văn minh Chăm-pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1. Nền văn minh Chăm-pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung. B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Văn minh Chăm-pa hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt nam ngày nay. Chọn A Câu 2 Câu 2. Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-pa? A. Phù sa sông Thu Bồn tạo nên những cánh đồng phì nhiều, màu mỡ. B. Khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp. C. Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp. D. Bờ biển dài tạo điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh bên ngoài. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-pa là những cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn, địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp và đường bờ biển kéo lại, vương quốc Chăm-pa sớm trở thành nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hóa từ bên ngoài. Chọn B Câu 3 Câu 3. Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm-pa là A. Những người nói tiếng Thái và tiếng Môn - Khơ-me. B. Sự hoà hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt. C. Những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo. D. Cư dân nói tiếng Mã Lai-Đa Đảo với cư dân đến từ bên ngoài. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung là những người nói tiếng Môn cổ. Ngoài ra, dân cư của nền văn minh Chăm-pa là có sự xuất hiện của bộ phận cư dân tiếng nói Mã Lai - Đa Đảo. Chọn C Câu 4 Câu 4. Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của cư dân Chăm-pa là kĩ thuật A. Làm đồ gốm và xây dựng đền tháp. B. Đúc đồng và kĩ thuật in. C. Rèn sắt và làm thuốc súng D. Đúc đồng và làm thuốc súng. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của cư dân Chăm-pa là kĩ thuật là làm đồ gốm và xây dựng đền tháp. Chọn A Câu 5 Câu 5. Nền văn minh Phù Nam được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung. D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực châu thổ sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đổ ra biển. Chọn A Câu 6 Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ảnh không đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Phù Nam? A. Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực đồng bằng sông Cửu Long. B. Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đi lại. C. Có vị trí địa lí tiếp giáp biển, thuận lợi cho việc giao lưu với các nền văn minh bên ngoài. D. Chủ nhân của nền văn minh Phù Nam là cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Cơ sở hình thành của nền văn minh Phù Nam là: Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp lúc nước, vị trí địa lí tiếp giáp biển, có nhiều nơi thuận lợi cho việc tránh bão và cư dân sớm có điều liện giao lưu với nền văn minh của nhiều quốc gia khác, đặc biệt là nền văn minh Ấn Độ. Chọn D Câu 7 Câu 7. Văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh A. Trung Hoa. B. Ấn Độ. C. Ai Cập. D. Hy Lạp. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ Chọn B Câu 8 Câu 8. Cho các cụm từ sau: A. Hin-đu giáo, B. tầng lớp xã hội, C. mộ chum, D. thần thoại, E. chữ Phạn, G. Áp-sa-ra; H. Nhạc cụ Hãy đặt các cụm từ trên vào chỗ chấm (...) ở các câu sau cho phù hợp với thành tựu của văn minh Chăm-pa: 1. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong các ……...(1). 2. Có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các ……...(2). 3. Văn học có ............(3), truyền thuyết, vẫn bị kí, sử thi, thơ, trường ca. 4. Chữ viết Chăm ra đời trên cơ sở tiếp thu .............(4). 5. Biểu diễn điệu múa ..........(5) trong cung đình. 6. ………….6) phong phú như đàn câm, trọng, kèn,.. 7. Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là súng bái các vị thần …….(7). Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Từ kiến thức đã được học và hiểu biết vốn có của bản thân, ta có thể điền các từ đã cho vào chỗ trống lần lượt như sau: 1, Tầng lớp xã hội. 2, Mộ chum. 3, Thần thoại 4, Chữ Phạn. 5, Áp-sa-ra 6, Nhạc cụ 7, Hin-đu giáo. Câu 9 Câu 9. Cho các cụm từ sau: 1. Thuộc quan; 2 Ngoại quan; 3. Tôn quan; 4. Vua a) Đặt các cụm từ trên vào sơ đổ 13 sao cho phù hợp với tổ chức nhà nước Chăm-pa. b) Rút ra nhận xét về tổ chức nhà nước Chăm-pa. Sơ đồ 13. Tổ chức nhà nước Chăm - Pa Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: a. Từ kiến thức được học trong bài và hiểu biết vốn có của bản thân, t có thể sắp xếp các cụm từ trên theo sơ đồ tổ chức nhà nước Chăm – Pa như sau: 1. Vua. 2. Tôn quan. 3. Thuộc quan. 4. Ngại quan. b. Từ sơ đồ trên, ta có thể đưa ra nhận xét về tổ chức nhà nướch Chăm – Pa như sau: + Nhà nước đã có sự phân cấp giữa chính quyền trung ương và địa phương. + Ngoài ra còn có thêm bộ phận tôn quan-là trung gian giữa nhà vua và các quan văn, quan võ Câu 10 Câu 10. Hãy lập bảng thể hiện thành tựu của các nền văn minh Chăm-pa và Phù Nam theo mẫu dưới đây:
Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Từ kiến thức đã được học và hiểu biết của bản thân, ta có thể hoàn thành bảng như sau:
Câu 11 Câu 11. Hãy lập bảng về những lĩnh vực biểu hiện trong đời sống tinh thần của văn minh Chăm và văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ theo mẫu sau:
Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Từ hiểu biết và kiến thức của bản thân, ta có thể hoàn thành bảng trên như sau:
Câu 12 Câu 12.
Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Địa điểm: Tháp Bánh Ít nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Thời gian xây dựng: Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI – đến đầu thế kỷ XII. Giá trị: Tháp thuộc phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định, là sự kết hợp hài hòa của vẻ đẹp giữa hai khuynh hướng trang nhã, nhịp nhàng và khỏe khoắn, hoành tráng trong nghệ thuật kiến trúc Chăm. Tháp Bánh Ít là một trong những cụm tháp có niên đại sớm nhất ở Bình Định. Đây là nhóm tháp mở đầu và đại diện tiêu biểu cho phong cách Bình Định trong kiến trúc tháp Chăm. Đây là quần thể kiến trúc độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao, là tài sản văn hóa của dân tộc. Câu 13 Câu 13. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: 1, Văn hoá Sa Huỳnh Giới thiệu: Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Đồng Nai tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam thời kỳ đồ sắt Năm phát hiện: Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Niên đại: Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt. Phân bố: Trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Chủ nhân: Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh có nền kinh tế đa thành phần, gồm trồng trọt trên nương rẫy và khai thác sản phẩm rừng núi, trồng lúa ở đồng bằng, phát triển các nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển và trao đổi buôn bán với những tộc người trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn, với Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc trưng công cụ và kỹ thuật: dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng... 2, Văn hoá Óc Eo Giới thiệu: Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa bản địa gắn liền với sự tồn tại của Phù Nam – một vương quốc hùng mạnh tại Đông Nam Á trong những thế kỷ đầu Công nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại. Năm phát hiện: được tìm thấy đầu tiên những di chỉ quan trọng của nền văn minh này vào năm 1944 ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Niên đại: từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Phân bố: Phạm vi phân bố của nền văn hóa này trải rộng không chỉ ở Nam Bộ Việt Nam, mà còn ảnh hưởng sang Campuchia, Thái Lan, Myanmar và một phần Malaysia hiện nay. Tại Nam Bộ, nhiều di tích văn hóa Óc Eo đã được khai quật ở các tỉnh thành như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai... Khu vực Óc Eo – Ba Thê được xem là trung tâm của nền văn hóa này. Chủ nhân: chủ nhân chủ yếu là những cư dân Mã Lai – Đa Đảo. Đặc trưng công cụ và kỹ thuật: gạch ngói, tiền tệ, con dấu, đồ trang sức,…
|