Bài 10. Cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời kỳ Cổ - Trung đại SBT Lịch sử 10 Cánh Diều

Vị trí nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại vì?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1. Vị trí nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại vì

A, Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu với các nền văn minh lớn.

B, Có hệ thống giao thông đường sông thuận lợi.

C, Có điều kiện tiếp xúc với văn minh phương Tây.

D, Đây là hai đại dương lớn nhất thế giới.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Vị trí nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại vì đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu với các tiền văn minh lớn.

Chọn A

Câu 2

Câu 2. Hệ thống sông ngòi của Đông Nam Á đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại vì

A, Đã hình thành những đồng bằng châu thổ phì nhiêu, cung cấp nước tưới tiêu và là đường giao thông thuỷ thuận lợi.

B, Là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.

C, Kết nối các quốc gia Đông Nam Á hải đảo với các quốc gia Đông Nam Á lục địa.

D, Chia cắt địa hình, khiến văn minh Đông Nam Á trở nên đa dạng.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Hệ thống sông ngòi tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước và những tuyến đường giao thông huyết mạch, phục vụ cho sự quần cư, đi lại,... của cư dân Đông Nam Á.

Chọn B

Câu 3

Câu 3. Sông Mê Công chảy qua địa phận của những quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á?

A, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po, Mi-an-ma.

B, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

C, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.

D, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Sông Mê Công chảy qua địa phận của các quốc gia: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.

Chọn C

Câu 4

Câu 4. Đông Nam Á là xứ sở của những cây hương liệu, gia vị đặc trưng như

A, Quế, ớt, bạc hà, ô-liu.

B, Long nhãn, cam thảo, đinh hương, ô-liu.

C, Hồi, húng quế, tỏi, ô-liu.

D, Trầm hương, quế, hồ tiêu.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức và hiểu biết đã có, ta biết được Đông Nam Á là xứ sở của Trầm hương, Quế, Hồ tiêu.

Chọn D

Câu 5

Câu 5. Khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á là

A, Ôn đới.

B, Nhiệt đới ẩm gió mùa.

C, Cận nhiệt đới.

D, Khô, nóng.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình với đặc trưng chung là nóng ẩm, mưa nhiều.

Chọn B

Câu 6

Câu 6. Hoạt động kinh tế đặc trưng của Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là

A, Thương mại đường biển.

B, Nông nghiệp trồng lúa cạn.

C, Thủ công nghiệp dân gian.

D, Nông nghiệp trồng lúa nước.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Hoạt động kinh tế đặc trưng của Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là nông nghiệp trồng lúa nước.

Chọn B

Câu 7

Câu 7. Cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng

A, Môn-gô-lô-ít phương Nam.

B, Môn-gô-lô-ít phương Bắc.

C, Môn-gô-lô-ít phương Tây.

D, Môn-gô-lô-ít phương Đông.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Cư dân Đông Nam Á được cho là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc: Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.

Chọn A

Câu 8

Câu 8. Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là

A, Công xã.

B, Làng.

C, Tỉnh.

D, Thôn.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á là làng (với tên gọi khác nhau ở mỗi vùng, miền).

Chọn B

Câu 9

Câu 9. Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nền văn hoá nào sau đây?

A, Trung Hoa, Nhật Bản.

B, Ấn Độ, Ả Rập.

C, Ấn Độ, Trung Hoa.

D, Ả Rập, phương Tây.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa.

Chọn C

Câu 10

Câu 10. Văn hoá Ấn Độ đã ảnh hưởng đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại thông qua

A, Thương nhân và nhà truyền đạo.

B, Hệ thống đường sông.

C, Giáo dục.

D, Chiến tranh xâm lược.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Văn hóa Ấn Độ đã có sự tiếp xúc, giao lưu với các nước Đông Nam Á thông qua các thương nhân và nhà truyền đạo.

Chọn A

Câu 11

Câu 11. Một trong những biểu hiện của ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa đối với văn minh Đông Nam Á là sự truyền bá của

A, Đạo giáo và Hin-đu giáo.

B, Nho giáo và Đạo giáo.

C, Phật giáo và Hin-đu giáo.

D, Đạo giáo và Hồi giáo.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng rất lớn đến văn minh Đông Nam Á, trong đó lớn nhất phải kể đến sự truyền bá của Nho giáo và Đạo giáo

Chọn B

Câu 12

Câu 12.


Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Từ liến thức đã tiếp thu từ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10 và hiểu biết vốn có của bản thân, ta có thể sắp xếp các thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại với ảnh hưởng từ các nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ phù hợp như sau:

Văn hoá Trung Hoa

Văn hoá Ấn Độ

Hình 10.2 - Hội quán Tuệ Thành

 

Hình 10.1 - Đền Bô-rô-bu-đua

 

Hình 10.4 - Tết Nguyên đán

 

Hình 10.3 - Múa Áp-sa-ra

 

Hình 10.6 - Kịch Hồ Quảng

 

Hình 10.5 - Chữ viết trên bia đá của vua Ram Khăm-hèng

 

Câu 13

Câu 13. Hãy phân tích ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là:

Thứ nhất: Về tư tưởng và tôn giáo: Nho giáo và Đạo giáo cùng nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Hoa đã được truyền bá vào Đông Nam Á. Trong đó, Nho giáo có tác động tới tư tưởng trị nước của một số nhà nước quân chủ, tiêu biểu là Việt Nam.

Thứ hai: Về ngôn ngữ: Chứ Hán đã được sử dụng chính thức ở nước ta trong một thời gian dài.

Thứ ba: Về nghệ thuật: Nghê thuật Trung Hoa gồm: Kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật biễu diễn đã tác động rất lớn đến Đông Nam Á. Người dân Đông Nam Á tiếp cận về chủ đề, phong cách, hình thức,...

Thứ tư: Về văn học: Các thể loại văn học, chủ đề của văn học Trung Hoa đã ảnh hưởng trực tiếp đễn văn học Đông Nam Á.

Thứ năm: Về tổ chức bộ máy nhà nước: thể chế nhà nước Quân chủ chuyên chế của Trung Hoa đã tác động đến mô hình nhà nước ở một số nước Đông Nam Á.

Câu 14

Câu 14.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm hiểu kỹ Bài 10 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức đã được học và hiểu biết cốn có, ta có thể làm như sau:

What

( Cái gì ? )

Who

( Ai ?  )

Where

( Ở đâu ? )

Why

( Tại sao? )

When

( Khi nào? )

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới Đông Nam Á được thể hiện trên những lĩnh vực nào?

Ai đã đưa văn hóa Ấn Độ tới Đông Nam Á

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới Đông Nam Á được thể hiện đậm nét tại những nước nào?

Tại sao văn hóa Ấn Độ được cư dân Đông Nam Á đón nhận?

Văn hóa Ấn Độ được truyền bá đến Đông Nam Á vào thời gian nào?

Chữ viết, văn học, tôn giáo, nghệ thuật

Thương nhân và các nhà truyền giáo

Các quốc gia có sự ảnh hưởng rõ nét của văn hóa Ấn Độ là: Phù Nam, Chăm-pa, Campuchia, Lào, Inđônêxia; Malayxia.

Bởi văn hóa Ấn Độ có nhiều nét tương đồng với văn hóa của người dân bản địa, các vương triều ở Đông Nam Á có nhiều chính sách tạo điều kiện cho văn hóa Ấn Độ phát triển.

Vào những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close