Bài 11. hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kỳ Cổ - Trung đại SBT Lịch sử 10 Cánh DiềuMột trong những biểu hiện trong tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1. Một trong những biểu hiện trong tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là A, Một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn. B, Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn minh trong khu vực. C, Vương quốc Phù Nam trở thành vương quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực. D, Sự hoàn thiện của các nhà nước quân chủ với nền kinh tế phát triển thịnh đạt. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Một trong những biểu hiện trong tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn. Chọn A Câu 2 Câu 2. Trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thành tựu nổi bật nhất của văn minh Đông Nam Á là A, Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước. B, Hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh. C, Các quốc gia phát triển đến thời kì cực thịnh. D, Các quốc gia có nhiều chuyển biến mới về văn hoá. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Trong khoảng thời gian đầu Công nguyên đến thế kỉ X, sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước chính là thành tựu văn minh nổi bật nhất trong giai đoạn này Chọn A Câu 3 Câu 3. Yếu tố văn hoá mới bên ngoài du nhập vào và có tác động tới sự chuyển biến về văn hoá ở Đông Nam Á trong khoảng thế kỉ X – XV là A, Phật giáo. B, Hin-đu giáo. C, Hồi giáo. D, Thiên Chúa giáo. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Hồi giáo du nhập vào đây thông qua các thương gia Arập và Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VII-XIII. Với sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo đã tạo nên nhứng sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á. Chọn C Câu 4 Câu 4. Yếu tố văn hoá nào sau đây giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa phương Tây với Đông Nam Á? A, Lễ hội. B, Ngôn ngữ. C, Kiến trúc. D, Văn học. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Với sự xâm nhập của văn hóa phương Tây, một số ngôn ngữ mới đã du nhập vào Đông Nam Á và được bộ phận cư dân sử dụng. Những ngôn ngữ này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa phương Tây với Đông Nam Á. Chọn B Câu 5 Câu 5. Một trong những yếu tố tác động đến sự khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là A, Sự du nhập của Thiên Chúa giáo. B, Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây. C, Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo. D, Sự bành trướng và xâm lược của Trung Hoa. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, giai đoạn khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á, gắn liền với quá trình xâm nhập của các nước phương Tây. Chọn B Câu 6 Câu 6. Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây? A, Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca. B, Pháp đánh chiếm Đông Dương. C, Tây Ban Nha đánh chiếm Phi-lip-pin. D, Anh đánh chiếm Miến Điện. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự kiện Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca. Chọn A 7 Câu 7. Thánh lễ Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Đông Nam Á diễn ra ở quốc gia nào sau đây? A, Xin-ga-po. B, Ma-lay-xi-a. C, Phi-lip-pin. D, In-đô-nê-xi-a. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Thánh lễ Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Đông Nam Á diễn ra ở Philíppin. Chọn C Câu 8 Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á? A, Thờ cúng tổ tiên. B, Thờ thần tự nhiên. C, Thờ thần động vật. D, Thờ Chúa trời. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Tục thờ Chúa Trời bắt nguồn từ Hàn Quốc Chọn D Câu 9 Câu 9. Chữ viết của Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến chữ viết của quốc gia nào sau đây? A, Khơ-me. B, Ma-lay-xi-a. C, Việt Nam. D, Cam-pu-chia. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và Văn ngôn được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. Do dó Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung Hoa cả về hình thức và nội dung. Chọn C Câu 10 Câu 10. Thành tựu văn học tiêu biểu của Ma-lay-xi-a thời kì cổ - trung đại là tác phẩm A, Đẻ đất đẻ nước. B, Truyện sử Me-lay-u. C, Pơ-rắc Thon. D, Pun-hơ Nhan-hơ. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Truyện sử Melayu là một tác phẩm văn học mang màu sắc lịch sử. Nó có vị trí quan trọng trong toàn bộ nền văn học Melayu nói chung và văn học Malaixia nói riêng. Truyện sử Melayu là đột phá tiêu biểu nhất, đạt tới đỉnh cao của thể loại truyện sử, có ảnh hưởng xuyên suốt toàn bộ nền văn học Ma-lay-xi-a. Câu 11 Câu 11. Kiến trúc nào sau đây được coi là biểu tượng văn hoá thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á? A, Nhà sàn. B, Nhà trên sông. C, Nhà trệt. D, Nhà mái bằng. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Kiến trúc dân gian, nhà sàn được coi là một biểu tượng văn hóa thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á. Chọn A Câu 12 Câu 12. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Từ kiến thức đã được học từ Bài 11 – Lịch Sử 10 và hiểu biết của bản thân, ta có thể thể hiện nội dung cơ bảnc ủa các giai đoạn phát triển nền văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại như sau: Đầu Công nguyên - thế kỉ X: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á. Thế kỉ X - XV: Giai đoạn phát triển rực rỡ và định hình bản sắc của văn minh Đông Nam Á. Thế kỉ XVI - XIX: Giai đoạn suy yếu, khủng hoảng của văn minh Đông Nam Á. Câu 13 Câu 13. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Từ kiến thức đã được học từ Bài 11 – Lịch Sử 10 và hiểu biết của bản thân, ta có thể trả lời các câu hỏi về thành tựu tín ngưỡng, tôn giáo của nền văn minh Đông Nam Á thời kỳ trung – cổ đại như sau:
Câu 14 Câu 14. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Từ kiến thức đã được học và hiểu biết của bản thân, ta có thể ghép các công trình kiến trúc ở cột A với các địa điểm thuộc quốc gia Đông Nam Á ở cột B như sau: 1 – B, 2 – D, 3 – E, 4 – C, 5 – A, 6 – H, 7 – L, 8 – K, 9 – G, 10 – I Câu 15 Câu 15.
Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Khu đền Ăng-co Vát ( Cam-pu-chia ) Thời gian xây dựng: Được xây dựng trong 30 năm thời kỳ nửa đầu thế kỉ XII, dưới thời vua Suryavarman II để thờ thần Vishnu (đạo Hindu). Địa điểm: năm trong toàn thể khu Angkor, Campuchia. Đặc điểm: Biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc Khmer của người Campuchia và nghệ thuật kiến trúc Hindu của nền Văn hóa Ấn Độ. Giá trị: Là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhất hiện nay. Câu 16 Câu 16. Hãy kể tên ít nhất hai công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng của các tôn giáo sau: Phật giáo, Hin-đu giáo, Thiên Chúa giáo. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại Bài 11 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Các công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng của các tôn giáo sau: Phật giáo, Hin-đu giáo, Thiên Chúa giáo. Phật giáo: Thành cổ Pagan (Mianma), chùa Một Cột (Việt Nam), Wat Pho (Bangkok, Thái Lan),… Hin-đu giáo: Di tích Trà Kiệu (Việt Nam), đền Ăng-co Vát (Campuchia),... Thiên Chúa giáo: Nhà thờ đá Phát Diệm (Việt Nam), thánh đường Magienlăng (Philippin),...
|