Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thứcKhai thác Tư liệu 1 và thông tin trong mục, trình bày tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 a Trả lời câu hỏi mục 1a trang 7 SGK Lịch sử 11 Khai thác Tư liệu 1 và thông tin trong mục, trình bày tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1a và tư liệu 1 trang 7 SGK. Lời giải chi tiết: Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa. - Ở Anh:
- 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:
- Ở Pháp, đến giữa thế kỉ XVIII:
Tuy nhiên sự phát triển đó gặp nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với thuộc địa. ? mục 1 b Trả lời câu hỏi mục 1b trang 8 SGK Lịch sử 11 Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, trình bày tiền đề về chính trị của các cuộc cách mạng tư sản. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1b và tư liệu 2 trang 7,8 SGK Lời giải chi tiết: Các chính sách cai trị của nhà nước phong kiến, thực dân gây nhiều bất mãn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội => Họ đứng dậy đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột. - Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán. - Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, chính sách cai trị của thực dân Anh đã tác động tiêu cực đến các tầng lớp trong xã hội. Mọi người dân phải tuân theo đạo luật khắt khe do Anh đề ra. - Ở Pháp, nhà vua có quyền hành chuyên chế và vô hạn, quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia. ? mục 1 c Trả lời câu hỏi mục 1c trang 8 SGK Lịch sử 11 Trình bày tiền đề về xã hội của các cuộc cách mạng tư sản. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1c SGK trang 8 Lời giải chi tiết: Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Giai cấp tư sản và đồng minh giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương ứng => Họ tập hợp quần chúng làm cách mạng. - Ở Anh, nông dân là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội, chịu nhiều áp bức nặng nề. Ngoài nông dân, cuộc sống của các giai cấp, tầng lớp khác như công nhân, thợ thủ công cũng rất cực khổ. - Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân thuộc địa với chế độ thực dân. - Ở Pháp
? mục 1 d Trả lời mục 1d trang 9 SGK Lịch sử 11 1. Trình bày tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản. 2. Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu tiền đề của cuộc cách mạng đó. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1d trang 9 SGK Lời giải chi tiết: 1. Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ. - Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nederland, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng cho riêng mình, giai cấp tư sản, quý tộc đã mượn ngọn cờ cải cách tôn giáo để tập hợp quần chúng. - Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản là Triết học Ánh sáng. (Khai sáng) 2. Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. * Tiền đề kinh tế Kinh tế Anh lúc này phát triển nhất châu Âu - Công nghiệp phát triển mạnh nhờ những tiến bộ kĩ thuật: khai mỏ, sản xuất thép, sắt, đóng tàu, đặc biệt là nghề dệt, sản xuất len dạ (80% hàng xuất khẩu) - Thương nghiệp: Anh sớm thống nhất thị trường dân tộc tạo điều kiện cho cả nội thương và ngoại thương phát triển. - Nông nghiệp: xuất hiện hiện tượng “rào đất cướp ruộng”. - Sự phát triển kinh tế của Anh bị cản trở bởi chế độ phong kiến (quy tắc phường hội) * Xã hội - Sự phân hóa trong giai cấp quý tộc: quý tộc cũ >< quý tộc mới - Sự xuất hiện của giai cấp tư sản - Sự phân hóa trong giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động khác. * Tư tưởng - Sự đối đầu giữa Anh giáo và Thanh giáo. + Trong đó giai cấp tư sản sử dụng ngọn cờ Thanh giáo (tôn giáo trong sạch) là ngọn cờ tư tưởng để đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo + Thanh giáo có 2 bộ phận khác nhau về kinh tế và thái độ chính trị. ? mục 2 a Trả lời câu hỏi mục 2a trang 9 SGK Lịch sử 11 Phân tích mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản. Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 2a trang 9 SGK Lời giải chi tiết: * Mục tiêu: Xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế TBCN, mở đường cho CNTB phát triển. * Nhiệm vụ: CMTS gồm hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân chủ. - Nhiệm vụ dân tộc nhằm xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất hoặc giải phóng dân tộc. - Nhiệm vụ dân chủ nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ. ? mục 2 b Trả lời câu hỏi mục 2b trang 10 SGK Lịch sử Phân tích giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản. Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 2b trang 10 SGK Lời giải chi tiết: * Giai cấp lãnh đạo. Giai cấp lãnh đạo CMTS là giai cấp tư sản, chủ nô và tầng lớp quý tộc mới * Động lực cách mạng - Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân có vai trò quan trọng và là động lực cách mạng. - Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để, tiêu biểu như Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. ? mục 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 11 SGK Lịch sử 1. Trình bày kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. 2. Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng đó. Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 3 trang 11 SGK Lời giải chi tiết: 1. * Kết quả - Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, giành độc lập dân tộc * Ý nghĩa - Giành độc lập dân tộc - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới. 2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ * Kết quả: Hòa ước Vec-xai được kí kết, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. * Ý nghĩa: - Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi luyện tập 1 trang 11 SGK Lịch sử Lập bảng tóm tắt những nét chính về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. Lời giải chi tiết:
2 Trả lời câu hỏi luyện tập 2 trang 11 SGK Lịch sử 11 Vì sao trong các cuộc cách mạng tư sản, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là “đại cách mạng”? Lời giải chi tiết: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là “đại cách mạng” vì: - Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng cũng góp phần làm cho chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp Châu Âu - Thể hiện tinh thần dũng cảm, kiên cường của đông đảo quần chúng nhân dân đã đưa cách mạng phát triển đi lên đỉnh cao nhất của nó - nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacobanh - Là điểm khởi đầu cho sự phát triển của tất cả các hệ tư tưởng chính trị hiện đại, dẫn đến sự ra đời và phổ biến của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và nhiều tư tưởng khác. - Mở ra được 1 thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở những nước như Châu Âu, Châu Mĩ - Cuộc cách mạng Pháp đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới suốt thế kỉ XIX và XX, đã thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ khắp các châu lục dũng cảm đứng lên chống chế độ phong kiến chuyên chế, chống lại ách nô dịch của CNTD. Vận dụng Trả lời câu hỏi vận dụng trang 11 SGK Lịch sử 11 Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về một cuộc cách mạng tư sản mà em ấn tượng nhất và việt một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) giới thiệu về cuộc cách mạng tư sản đó. Lời giải chi tiết: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Cuộc chiến diễn ra từ 1775 đến năm 1783, khởi đầu chỉ là cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và nhân dân thuộc địa có vũ trang ngày 19 tháng 4 năm 1775. Kết quả là thắng lợi của nghĩa quân, buộc Anh phải ký Hiệp định Paris 1783 rút quân khỏi Bắc Mỹ và 13 thuộc địa được độc lập. Cuộc chiến có ý nghĩa to lớn, giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Không chỉ vậy, nó còn có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- La tinh.
|