Bài 13. Việt Nam và Biển Đông SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thứcTrình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng – an ninh. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 a Trả lời câu hỏi mục 1a trang 81 SGK Lịch sử 11 Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng – an ninh. Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 1a trang 81 SGK Lời giải chi tiết: - Biển Đông là tuyến phòng thủ phía Đông của đất nước. - Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông tạo thành tuyến phòng thủ để bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền. - Bên cạnh đó, nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch và là địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Biển Đông giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. ? mục 1 b Trả lời câu hỏi mục 1b trang 82 SGK Lịch sử 11 1. Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế 2. Liên hệ với địa phương em hoặc địa phương mà em biết (tỉnh/thành phố), chỉ ra một số vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 1b trang 81, 82 SGK Lời giải chi tiết: 1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế - Vị trí của Biển Đông tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế biển với nhiều ngành đa dạng như: thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản... - Biển Đông có số lượng hải sản phong phú, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào như thiếc, sắt,... đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. - Đường bờ biển dài với nhiều bãi cát, vịnh... đẹp thích hợp phát triển du lịch. Một số khu vực có nước sâu có thể xây dựng các cảng biển như cành Dung Quất, Cam Ranh... - Biển Đông là "cửa ngõ" để Việt Nam giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới. 2. Vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế Đà Nẵng - Nguồn tài nguyên biển nằm trong ngư trường trọng điểm của miền Trung, với trữ lượng nguồn lợi thủy sản khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước, gồm trên 670 giống, loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài - Bờ biển Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ bắc đến nam như: Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước. - Có cảng biển nước sâu, kín gió, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hàng hải, du lịch, khai thác và chế biến hải sản - Khu vực biển Nam Hải Vân - bán đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao như rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển và các chủng loại sinh vật quý phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ? mục 2 a Trả lời câu hỏi mục 2a trang 86 SGK Lịch sử 11 1. Các tư liệu 1, 2 cung cấp cho em thông tin gì về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa 2. Trình bày khái quát quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 2a trang 82 – 86 SGK Lời giải chi tiết: 1. Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đến đầu thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn Phúc Chu lập ra Đội Bắc Hải có nhiệm vụ khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên. Thời vua Minh Mạng (1820 – 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,... Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo Hiệp định Ê-ly-dễ ngày 8-3-1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã tiếp quản và khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Sau chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ năm 1976 là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 2. Quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. * Trước năm 1884 - Nhiều tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774) - Các tập bản đồ của người phương Tây như Atlas thế giới (1827), An Nam đại quốc họa đồ (1838)… => Thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. - Việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX đã xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. - Từ thời Nguyễn việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước đã được thực hiện. * Từ năm 1884 đến năm 1975 - Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế. - Năm 1909, người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép. - Chính quyền Pháp chú trọng hơn việc nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này. - Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp tiến hành xây cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học… - Đến tháng 9 – 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô mà không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối. - Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lí hành chính của chính quyền Sài Gòn. - Chính quyền Sài Gòn đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính. Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay). - Từ ngày 13 đến ngày 28 – 4 – 1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. * Từ sau năm 1975 đến nay - Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập. ? mục 2 b Trả lời câu hỏi mục 2b trang 88 SGK Lịch sử 11 Trình bày nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 2b trang 87, 88 SGK Lời giải chi tiết: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. * Trước năm 1884: - Dưới triều Nguyễn, các đội thủy quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa được tổ chức. - Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sa Bắc Hải có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,... * Từ năm 1884 đến năm 1954: - Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các quần đảo đã chiếm đóng trái phép. - Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. * Từ năm 1954 đến năm 1975 - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm. - Tháng 1/1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc. * Từ sau năm 1975 đến nay: - Từ tháng 3/1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông. - Tháng 3/1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc ? mục 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 90 SGK Lịch sử 11 1. Khai thác tư liệu 3 (tr.89) và thông tin trong mục, hãy trình bày chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông 2. Nêu một số ví dụ thực tiễn về việc thực hiện chủ trương này của Việt Nam mà em biết Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 3 trang 88 - 90 SGK Lời giải chi tiết: 1. Chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông - Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh châp trên Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế. - Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền - Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS) - Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012 - Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) 2. Ví dụ thực tiễn về việc thực hiện chủ trương này của Việt Nam Trước những tranh chấp biển Đông với Trung Quốc vốn tồn tại nhiều thập kỷ, Việt Nam đã và đang kiên trì theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính ngoại giao, cụ thể là đàm phán song phương, đàm phán đa phương. Riêng với tranh chấp liên quan đến giàn khoan HD 981, cho đến nay, Việt Nam đã hai lần gửi thư lên Liên Hợp Quốc vào ngày 28/5 và ngày 06/6, kèm theo Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tiếp tục duy trì giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 03/0, Việt Nam tiếp tục gửi thư lên Liên Hợp Quốc đề nghị lưu hành văn bản phản đối Trung Quốc như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ. Hơn nữa, Việt Nam đang nỗ lực để tối đa hóa vai trò của ASEAN, cân nhắc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế và thúc đẩy hợp tác với các cường quốc khác để tăng cường vị thế và tạo lợi thế trong cân bằng với Trung Quốc trên biển Đông. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi luyện tập 1 trang 90 SGK Lịch sử Lập sơ đồ tư duy về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trên các mặt quốc phòng, an ninh, kinh tế đối với Việt Nam Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi luyện tập 2 trang 90 SGK Lịch sử 11 Sử dụng tư liệu lịch sử để chứng minh rằng: Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập, quản lí liên tục và thực thi, bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Lời giải chi tiết: Ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đều khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Trước năm 1884, nhiều tập bản đồ, công trình sử học và địa lý của Việt Nam đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. Sự thành lập và hoạt động của đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. * Từ năm 1884 đến năm 1975 - Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế. - Năm 1909, người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép. - Chính quyền Pháp chú trọng hơn việc nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này. - Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp tiến hành xây cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học… - Đến tháng 9 – 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô mà không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối. - Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lí hành chính của chính quyền Sài Gòn. - Chính quyền Sài Gòn đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính. Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay). - Từ ngày 13 đến ngày 28 – 4 – 1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. * Từ sau năm 1975 đến nay - Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi luyện tập 2 trang 90 SGK Lịch sử 11 Giải thích vì sao Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình?
Lời giải chi tiết: Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình vì nước ta là một nước yêu chuộng hòa bình, tôn trọng các quy ước, luật pháp quốc tế. Trong bối cảnh tranh chấp phức tạp hiện nay ở Biển Đông, việc tôn trọng và tuân thủ đầy đủ Công ước Luật Biển 1982 càng có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi vận dụng 1 trang 90 SGK Lịch sử 11 Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Lời giải chi tiết: Là 1 học sinh em cần: - Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. - Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. - Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. - Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi vận dụng 2 trang 90 SGK Lịch sử 11 Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy viết bài về hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay Lời giải chi tiết: Năm 1992 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về kinh tế biển; năm 2007 hội nghị Trung ương 4 khóa X đã thông qua chiến lược biển tới năm 2020; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết triển khai chiến lược biển Việt Nam. Nhà nước từng bước củng cố hệ thống văn bản pháp luật về luật biển; năm 1977, Chính phủ ra tuyên bố về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 1982, Chính phủ ra tuyên bố về đường cơ sở; năm 2003, Quốc hội thông qua Luật biên giới quốc gia và năm 2012 tại Kỳ họp thứ 3 (ngày 21/6/2012) Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên cùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế. Giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển Việt Nam; ta đã duy trì hệ thống các nhà giàn DK trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta để hỗ trợ cho hoạt động quản lý vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Nhà nước đã đấu tranh kiên quyết, phù hợp trên thực địa và trên mặt trận ngoại giao, dư luận trước các vi phạm của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam; chủ động nêu vấn đề Biển Đông trong các cuộc tiếp xúc ở tất cả các cấp với nhiều nước, tại các diễn đàn đa phương như Hội nghị các cấp ASEAN, diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng (ADMM), Hội nghị bộ trưởng quốc phòng mở rộng (ADMM+) và các Hội nghị quốc tế khác.
|