Viết một đoạn văn nghị luận xã hội về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân sốViết một đoạn văn nghị luận xã hội về vấn đề : Sự ảnh hưởng của gia tăng dân số tới nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở đoạn - Giới thiệu vấn đề: Sự ảnh hưởng của gia tăng dân số 2. Thân đoạn a. Giải thích vấn đề - Bùng nổ dân số là hiện tượng dân số tăng nhanh và đột biến trong một khoảng thời gian ngắn - Bản chất của bùng nổ dân số đó chính là sự tăng lên nhanh chóng một cách đột biến về số lượng người sinh sống trong phạm vi của một quốc gia, khu vực hay nói rộng ra là sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu. b. Thực trạng - Trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra mạnh nhất ở các nước, châu lục nghèo và kém đô thị hóa nhất đó là Châu Á và Châu Phi - Một tỷ người, một phần sáu dân số thế giới hay một phần ba dân số đô thị, hiện đang sống ở các khu đô thị tồi tàn, vốn được coi là “mảnh đất màu mỡ” cho các vấn đề xã hội như tội phạm, ma túy, nghiện rượu hay thất nghiệp, nghèo đói - Tại các nước nghèo, các khu nhà ổ chuột có tỷ lệ dịch bệnh cao vì các điều kiện vệ sinh kém, suy dinh dưỡng, thiếu các dịch vụ chăm sóc y tế. c. Nguyên nhân - Sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh – tử: + Trong giai đoạn đầu lịch sử phát triển nhân loại, tỷ lệ sinh cao do nhu cầu duy trì lòi giống và lực lượng sản xuất phục vụ cho sự phát triển xã hội. Khi đó, tỷ lệ tử cũng khá cao do điều kiện sống còn hạn chế, dịch bệnh, thiên tai,… + Trong giai đoạn bùng nổ dân số, tỉ lệ sinh vẫn được duy trì; tỉ lệ tử có xu hướng giảm do điều kiện sống được nâng cao, y học phát triển,… - Nhu cầu về lực lượng sản xuất: Ở nhiều quốc gia chậm phát triển, nơi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế, lực lượng lao động chỉ mới ở trình độ cơ khí thủ công,… - Quan điểm lạc hậu: Tại một số quốc gia, vẫn tồn tại một số quan niệm lạc hậu như sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ,… Điều này khiến cho tỉ lệ sinh cao, mất cân bằng giới tính thậm chí là bùng nổ dân số. d. Hậu quả - Suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tăng mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm tiếng ồn. - Phá rừng và làm mất hệ sinh thái - Thay đổi thành phần khí quyển và hậu quả nóng lên toàn cầu - Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em cao do nghèo đói. Các quốc gia giàu có mật độ dân số cao, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp. - Tăng cơ hội phát triển của dịch bệnh, gánh nặng cho y tế, giáo dục, chính sách an sinh,…. - Xung đột về nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, dẫn tới sự gia tăng các nguy cơ chiến tranh. - Tỷ lệ tội phạm tăng cao vì các tổ chức buôn bán ma túy và tội phạm e. Giải pháp - Kiểm soát tỷ lệ sinh - Giáo dục và tuyên truyền 3. Kết đoạn - Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ bản thân Bài mẫu 1 Bùng nổ dân số là hiện tượng dân số tăng nhanh và đột biến trong một khoảng thời gian ngắn. Trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra mạnh nhất ở các nước, châu lục nghèo và kém đô thị hóa nhất đó là Châu Á và Châu Phi. Một tỷ người, một phần sáu dân số thế giới hay một phần ba dân số đô thị, hiện đang sống ở các khu đô thị tồi tàn, vốn được coi là “mảnh đất màu mỡ” cho các vấn đề xã hội như tội phạm, ma túy, nghiện rượu hay thất nghiệp, nghèo. Tại các nước nghèo, các khu nhà ổ chuột có tỷ lệ dịch bệnh cao vì các điều kiện vệ sinh kém, suy dinh dưỡng, thiếu các dịch vụ chăm sóc y tế đói. Nguyên nhân là do sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh – tử: tỉ lệ sinh vẫn được duy trì; tỉ lệ tử có xu hướng giảm do điều kiện sống được nâng cao, y học phát triển,… Do nhu cầu về lực lượng sản xuất, ở nhiều quốc gia chậm phát triển, nơi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế, lực lượng lao động chỉ mới ở trình độ cơ khí thủ công,… Và một nguyên nhân nữa là do quan điểm lạc hậu, tại một số quốc gia, vẫn tồn tại một số quan niệm lạc hậu như sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ,… Điều này khiến cho tỉ lệ sinh cao, mất cân bằng giới tính thậm chí là bùng nổ dân số. Hậu quả của việc bùng nổ dân số cũng thật ghê gớm, nó khiến suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm tiếng ồn, thay đổi thành phần khí quyển và hậu quả nóng lên toàn cầu, xung đột về nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, dẫn tới sự gia tăng các nguy cơ chiến tranh, tăng cơ hội phát triển của dịch bệnh, gánh nặng cho y tế, giáo dục, chính sách an sinh,…. Như vậy, để khắc phục tình trạng này, cần giáo dục và tuyên người người dân ý thức về các hậu quả của vấn đề bùng nổ dân số; lợi ích của kế hoạch hóa gia đình; các biện pháp kiểm soát sinh sản,… đồng thời các quốc gia cần phải có biện pháp kiểm soát tỷ lệ sinh. Một khi có sự chung tay của cộng đồng, chúng ta có thể ngăn chặn và giảm thiểu tác động của hiện tượng bùng nổ dân số, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả. Bài mẫu 2 Bùng nổ dân số đang là vấn đề cấp thiết của nhân loại. Vậy, bùng nổ dân số là gì? Nó có tác động như thế nào tới đời sống của chúng ta? Đây là một khái niệm chỉ sự gia tăng nhanh và đột biến (trên 2.1%) của dân số, xảy ra do tỉ lệ sinh quá cao. Hiện tượng này đã và đang để lại rất nhiều tác động tiêu cực tới các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trước hết, nó gây nên áp lực lớn tới hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục cũng như phúc lợi xã hội. Đồng thời, khi chưa đủ điều kiện kinh tế, sinh nhiều con sẽ khiến đứa trẻ không được đáp ứng đủ các nhu cầu cần thiết để có thể phát triển toàn diện. Sự bùng nổ dân số cũng kéo theo nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên lớn hơn, gây ra ô nhiễm môi trường, thiếu nước ngọt trầm trọng cũng như gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở những nơi chất lượng y tế dự phòng chưa cao. Đứng trước hiện trạng này, giải pháp được đặt ra là gì? Đó là thúc đẩy tuyên truyền, vận động về kế hoạch hóa gia đình tới từng hộ ra đình đi đôi với thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Còn đối với học sinh việc cần làm là trau dồi kiến thức về bùng nố dân số, tham gia cổ động, vẽ tranh trong các chiến dịch như: “Ngày hội gia đình: Không sinh con thứ ba”… Một khi có sự chung tay của cộng đồng, chúng ta có thể ngăn chặn và giảm thiểu tác động của hiện tượng bùng nổ dân số, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả. Nguồn: Sưu tầm
|