Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên lớp 5Bài thơ “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu đã gợi cho tôi cảm nhận về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Tác giả đã nhắc đến một hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam - giậu hoa bìm. Đây là loài hoa gợi nhắc cho tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài mẫu 1 Bài thơ “Hoa bìm” của Nguyễn Đức Mậu đã gợi cho tôi cảm nhận về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Tác giả đã nhắc đến một hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam - giậu hoa bìm. Đây là loài hoa gợi nhắc cho tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ. Hình ảnh chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Cánh diều tuổi thơ vẫn bay lượn trên bầu trời. Cả bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Đến hai câu thơ cuối, tác giả đã bộc lộ cảm xúc qua câu hỏi tu từ “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?”. Hỏi đấy mà dường như không có câu trả lời, gợi lên nỗi lòng chất chứa. Câu thơ phảng phất nỗi lòng thương nhớ người bạn thơ ấu, và quê hương của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thật bình dị của làng quê Việt Nam, cũng như nỗi lòng yêu mến quê hương và trân quý những kỉ niệm bình yên của mình. Bài mẫu 2 Bài thơ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ là lời của một anh đội viên trong đêm hành quân mưa gió. Khi tất cả mọi người đều say giấc nồng sau một ngày hành quân vất vả, anh đội viên phát hiện Bác Hồ vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Trong ba lần tỉnh giấc giữa đêm, anh đội viên phát hiện thêm nhiều khía cạnh khác ở Bác mà trước đây anh chưa nhận ra. Anh nhìn thấy ở Bác, hình dáng một người cha già hiền từ, giàu lòng nhân ái đang đi nhém chăn cho những đứa con của mình. Anh nhìn thấy nỗi lòng vì nước vì dân, lắng lo trằn trọc mãi không ngủ được ở bên trong Bác. Bởi vậy mà lúc đầu, anh còn khuyên Bác nên đi ngủ. Nhưng sau khi thấu hiểu những trăn trở của Bác, thì anh quyết định xin được thức cùng với Bác, để được đồng hành và chia sẻ những nỗi lo toan ấy. Có thể nói, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” đã giúp người đọc đến gần hơn, thấu hiểu hơn sự vĩ đại và tình yêu thương to lớn của Bác Hồ dành cho nhân dân, đất nước. Bài mẫu 3 Bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu là một thơ để lại cho em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Bài thơ kể về một cậu bé giao liên tên là Lượm. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em đã thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, cam go. Bất chấp mưa bom, bão đạn, Lượm vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hình ảnh cậu bé có đôi má bồ quân ửng hồng, có đôi mắt đen láy sáng ngời, đội chiếc mũ ca lô lệch vừa đi vừa nhảy chân sáo thật đẹp biết bao. Cậu bé ấy có sự dũng cảm, dạn dĩ, can trường của một chiến sĩ, nhưng cũng giữ nguyên những ngây thơ, trong sáng của một cậu bé. Ấy vậy mà một thiên thần như thế đã phải hi sinh dưới nòng súng của kẻ thù. Sự ra đi của Lượm khiến em bất ngờ, nghẹn lại trong lồng ngực. Xót xa quá, tiếc thương quá. Chẳng từ ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn nỗi đau của em lúc đọc đến khổ thơ đó. Lượm ra đi nhưng không phải là biến mất khỏi thế gian này. Cậu bé ấy vẫn sống, sống trong hình hài non sông, sống trong lòng triệu triệu người dân Việt. Em thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của Lượm bao nhiêu. Thì lại càng yên mến và kính trọng, tự hào trước sự dũng cảm, hi sinh quên mình vì tổ quốc của Lượm bấy nhiêu. Những vẫn thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã đánh thức trong em những cung bậc cảm xúc tha thiết, quý mến ấy với cậu bé anh hùng nhỏ tuổi. Bài mẫu 4 Bài thơ "Cảnh rừng Việt Bắc" của Hồ Chí Minh là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, đồng thời là biểu hiện cho tình cảm gắn bó sâu nặng giữa Bác với nhân dân Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã khơi gợi trong em nhiều cảm xúc, suy nghĩ sâu lắng và ấn tượng. Lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng chứa đựng một niềm say mê, yêu thích cảnh đẹp của rừng Việt Bắc. Bác Hồ sử dụng các từ ngữ miêu tả tinh tế, sinh động như "khe nước, cây đa, tre nứa, ngói phủ", vẽ nên bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng. Câu thơ "Rừng cho ta sẵn sàng bén gót" thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa con người và thiên nhiên, rừng đã trở thành người bạn đồng hành, che chở cho cuộc sống của người dân Việt Bắc trong những năm tháng kháng chiến. Kết thúc bài thơ là lời chào tạm biệt của Bác với rừng Việt Bắc, thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn của Bác đối với cảnh đẹp và con người Việt Bắc. Bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng mà còn thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng giữa Bác Hồ với nhân dân Việt Bắc. Bài thơ đã khơi gợi trong em niềm tự hào về quê hương, đất nước và tình yêu thương đối với con người Việt Bắc. Bài mẫu 5 Bài thơ "Cảnh nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đến cho em cảm giác thanh bình và yên tĩnh. Qua những hình ảnh giản dị như "một mai, một cuốc, một cần câu," tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mộc mạc nhưng đầy sức sống. Em cảm nhận được sự an nhiên và tự tại của tác giả khi chọn sống giữa thiên nhiên, tránh xa những ồn ào, bon chen của cuộc sống. Những câu thơ như "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" gợi lên một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên, nơi con người và cảnh vật hòa quyện vào nhau. Đặc biệt, câu "Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao" khiến em suy ngẫm về giá trị thực sự của cuộc sống, rằng phú quý chỉ là giấc mộng thoáng qua, còn sự bình yên trong tâm hồn mới là điều quý giá nhất. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn truyền tải triết lý sống sâu sắc, khiến em cảm thấy trân trọng hơn những khoảnh khắc bình dị trong cuộc sống. Bài mẫu 6 Bài thơ "Mùa hạ chín" của Huy Cận mang đến cho em cảm giác say đắm và nồng nàn của mùa hè. Những câu thơ như "mùa hạ đầy hương, hương rừng hương biển" và "hoa đơm hương trên những cành chen" khiến em liên tưởng đến một mùa hè tràn đầy sức sống và hương thơm. Em cảm thấy như mình đang lạc vào một khu vườn mùa hạ, nơi mọi thứ đều tươi mới và rực rỡ. Đặc biệt, câu "em là nắng biển cồn cào rạo rực" làm em cảm nhận được sự nhiệt huyết và sôi động của mùa hè, cũng như tình yêu nồng cháy của tác giả. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn truyền tải những cảm xúc sâu lắng và mãnh liệt, khiến em cảm thấy yêu đời và trân trọng hơn những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống. Bài mẫu 7 Bài thơ "Tức cảnh chiều thu" của Bà Huyện Thanh Quan là một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên trong buổi chiều thu. Những hạt mưa rơi thánh thót trên tàu tiêu, tạo nên âm thanh nhẹ nhàng, thanh thoát. Cảnh vật hiện lên với những cây cổ thụ xanh um, tán lá tròn xoe, và dòng sông trắng xoá, phẳng lặng như tờ giấy. Tất cả tạo nên một khung cảnh yên bình, tĩnh lặng nhưng đầy sức sống. Cảm xúc khi đọc bài thơ này là sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp giản dị mà tinh tế của thiên nhiên. Tác giả đã khéo léo vẽ nên một bức tranh thiên nhiên sống động, khiến người đọc như lạc vào một thế giới khác, nơi mà mọi lo toan, phiền muộn đều tan biến. Cảnh vật không chỉ đẹp mà còn mang đến cảm giác say mê, như chén rượu nồng, như túi thơ đầy ắp cảm xúc. Đọc bài thơ, em cảm nhận được sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, và thấy lòng mình cũng trở nên thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
|