Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Nêu một số ví dụ minh hoạ.- Khái niệm nội dung và hình thức với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm nội dung dùng để chỉ toàn bộ các yếu tố làm cơ sở cấu thành nên sự vật; còn khái niệm hình thức dùng để chỉ phương thức kết hợp các yếu tố đó tạo nên sự tồn tại của sự vật. - Khái niệm nội dung và hình thức với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm nội dung dùng để chỉ toàn bộ các yếu tố làm cơ sở cấu thành nên sự vật; còn khái niệm hình thức dùng để chỉ phương thức kết hợp các yếu tố đó tạo nên sự tồn tại của sự vật. Ví dụ, khi phân tích mỗi phân tử nước (H20) đã cho thấy: các yếu tố vật chất làm cơ sở cấu thành nên nó là 2 nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử ôxy (nội dung); cách thức liên kết hoá học của chúng là: H - 0 - H (hình thức). - Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, nghĩa phương pháp luận + Nội dung và hình thức là hai phương diện cấu thành nên mỗi sự vật: không có sự vật nào tồn tại mà chỉ có nội dung mà không có hình thức nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung của mỗi sự vật bao giờ cũng cần xem xét nó theo phương thức kết hợp nhất định và ngược lại. Việc nghiên cứu thuần tuý nội dung hay hình thức thuần tuý chỉ mang ý nghĩa là sự trừu tượng hoá trong một quá trình nhận thức xác định. Ví dụ, khi nghiên cứu một đối tượng, trước hết người ta có thể tiến hành phân tích xem nó được cấu thành từ những yếu tố, bộ phận,... nào. Sau đó tiến hành nghiên cứu xem chúng được liên kết với nhau theo cách thức nào để tạo nên sự tồn tại của đối tượng đó, nhờ đó hiểu được toàn diện đối tượng ấy, giải thích được tính chất chung được tạo ra từ sự liên kết các yếu tố, bộ phận đó. + Cùng một nội dung nhưng có thể có những phương thức kêt hợp khác nhau; ngược lại, các nội dung khác nhau nhưng có thể có sự đồng dạng về phương thức kết hợp giữa chúng. Tuy nhiên điều đó không phải là tuyệt đối, phi nguyên tắc. Ví dụ, một số doanh nghiệp có thể tương đồng nhau về số lượng vốn nhưng lại có phương thức kinh doanh ít hay nhiều khác nhau, từ đó tạo nên tính hiệu quả kinh doanh khác nhau; ngược lại, cùng một phương thức kinh doanh nhưng lại có thể thích hợp với một số doanh nghiệp có số lượng vốn ít nhiều khác nhau. + Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Giữa nội dung và hình thức không phải luôn luôn có sự thống nhất. Thông thường, quá trình biến đổi, phát triển của một sự vật được bắt đầu từ sự biến đổi nội dung của nó (dưới một hình thức phù hợp), tới một giới hạn nhất định sẽ xuất hiện sự không còn phù hợp giữa nội dung và hình thức. Khi đó sẽ xuất hiện nhu cầu thay đổi hình thức tạo nên sự phù hợp mới. Vì vậy, vấn đề mấu chốt trong nhận thức và thực tiễn là nghiên cứu sự vật từ quá trình biến đổi nội dung của nó và xác lập sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Ví dụ, dưới một hình thức kinh doanh phù hợp, số lượng vốn của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Đến một giai đoạn nhất định, nó đòi hỏi phải thay đổi cách thức tổ chức kinh doanh cũ, xác lập cách thức kinh doanh mới để bảo toàn lượng vốn cũ và không ngừng thực hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp. HocTot.Nam.Name.Vn
|