Bản chất là gì? Hiện tượng là gì? Chúng có mối quan hê biện chứng nào? Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó. Cho ví dụ minh hoạ.- Khái niệm bản chất và hiện tượng với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm bản chất dùng để chỉ cái đặc trưng cho sự vật, quyết định quá trình biến đổi, phát triển của sự vật; còn khái niệm hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của bản chất trong các điều kiện xác định. - Khái niệm bản chất và hiện tượng với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm bản chất dùng để chỉ cái đặc trưng cho sự vật, quyết định quá trình biến đổi, phát triển của sự vật; còn khái niệm hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của bản chất trong các điều kiện xác định. Ví dụ, một trong những đặc tính bản chất của ánh sáng là tính sóng. Hiện tượng biểu hiện của nó (qua thực nghiệm) là sự giao thoa bước sóng (có thể quan sát được). - Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, ý nghĩa phương pháp luận + Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định; không có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào đó; bản chất quyết định hiện tượng; khi bản chất thay đổi thì cũng kéo theo sự biến đổi của hiện tượng tương ứng. Vì vậy, có thể thông qua việc quan sát các hiện tượng để nghiên cứu bản chất và ngược lại, khi hiểu rõ bản chất của một đối tượng nghiên cứu thì có thể suy ra các khả năng biểu hiện của nó khi xác định được các điều kiện có liên quan. Điều quan trọng nhất đối với nhận thức và thực tiễn là cần phải nắm bắt được bản chất, trên cơ sở đó mới có thể giải quyết được căn bản hiện tượng (giải thích hiện tượng, xoá bỏ hay tạo ra hiện tượng mới,...). Ví dụ, trong nghiên cứu khoa học người ta thường bắt đầu từ việc quan sát, thống kê các hiện tượng (quan sát tự nhiên hay qua thí nghiệm) trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu (có thể thông qua việc xác lập các mô hình giả thuyết,...) về bản chất của hiện tượng để giải thích hiện tượng quan sát được. + Sự đối lập giữa bản chất và hiện tương được thể hiện ở chỗ: bản chất là cái chung, cái tất yếu; còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng; bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; bản chất tương đối ổn định, còn hiện tượng thường xuyên biến đổi. Vì vậy, không phải trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể từ hiện tượng quan sát được trực tiếp rút ra bản chất tương ứng mà cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét những nhân tố tác động làm sai lệch sự biểu hiện của một bản chất. Đó cũng chính là lý do tồn tại của nghiên cứu khoa học: chỉ ra sự ẩn giấu của một bản chất qua hiện tượng biểu hiện có tính sai lạc. Ví dụ, có thể thấy các hiện tượng “ảo ảnh” khi quan sát các hiện tượng tự nhiên; hoặc các hiện tượng che giấu bản chất thực sự qua quan sát một số hiện tượng trong đời sống hoạt động của con người và xã hội. HocTot.Nam.Name.Vn
|