Triết học thời Tần - HánSự tan rã nhanh chóng của nhà Tần có những nguyên nhân kinh tế và xã hội của nó. Nhưng vể mặt tư tưởng, nó là biểu hiện sự thết bại của tư tưởng Pháp gia với chủ trương "pháp trị" trước thể nghiệm của lịch sử Sự tan rã nhanh chóng của nhà Tần có những nguyên nhân kinh tế và xã hội của nó. Nhưng vể mặt tư tưởng, nó là biểu hiện sự thết bại của tư tưởng Pháp gia với chủ trương "pháp trị" trước thể nghiệm của lịch sử. Tư tưởng Pháp gia đã từng là vũ khí tư tưởng quan trọng trong việc đưa nhà Tần đến thống nhất quốc gia, xây dựng chính quyền trung ương tập quyền chuyên chế, nhưng giờ đây nó đã bộc lộ những nhược điểm căn bản: tư tưởng Pháp gia - và cùng với nó là thể chế chính trị tập quyền chuyên chế - đang đặt trên nền móng của nền kinh tế tiểu nông chưa đủ mạnh, thậm chí đang trên đà sa sút nghiêm trọng bởi hậu quả của nội chiến và những chính sách tàn bạo của nhà Tần; những chủ trương có tính pháp hình cực đoan như cho đốt hết các sách vở của chư tử trước đây mà họ coi là "Ngoại thư" (tức là không phù hợp với tư tưởng Pháp gia của nhà Tần), chôn sống "Nho sinh"... đã thui chột không khí học thuật lành mạnh, tự do tư tưởng ("Bách gia tranh minh” ) của thời Xuân Thu - Chiến Quốc, làm cho nhân dân và tầng lớp trí thức trong xã hội cực kỳ công phẫn; những tàn dư kinh tế và xã hội của chế độ nô lệ thị tộc cũ hãy còn, có xu hướng trở lại trạng thái phân cát, làm suy yếu quốc gia thống nhất Tần. Rút kinh nghiệm thất bại của nhà Tần, các vua đầu nhà Hán đã một mặt, chú ý củng cố cơ đồ kinh tế và giai cấp của nhà nước phong kiến bằng cách tăng cường phát triển nển kinh tế địa chủ - tiểu nông để tạo ra tầng lớp đại địa chủ làm "bệ đỡ giai cấp" cho nhà nước và bảo vệ sức lao động xã hội, mà ở đây chủ yếu là ngưòi tiểu nông; mặt khác, huỷ bỏ những chính sách cực đoan tàn bạo của nhà Tần về mặt văn hoá để tạo ra sự ổn định trong xã hội, từng bước thủ tiêu những tàn dư của chế độ nô lệ thị tộc cũ. Thực chất ở đây là thời kỳ củng cố cơ sở vật chất của quan hệ sản xuất phong kiến, nó kéo dài tới 200 năm cho đến hết thời Tây Hán. Thời Tây Hán (206 tr.CN - 25 sau CN) thành thị suy tàn, tinh chất "phi kinh tế", "ăn bám" của nó ngày càng thể hiện rõ nét, kéo theo là sự nghèo nàn và phát triển chậm chạp trên lĩnh vực tư tưởng triết học. Các nhà tư tưởng thời kỳ này hoạt động phân tán, chủ yếu họ trở về với những học phái đã có từ thời Tiên Tần, đặc biệt là với Lão - Trang. Họ chú ý nghiên cứu các ngành khoa học tự nhiên như thiên văn, số học, y học và đã đạt được những thành tựu đáng kể, do vậy triết học trong thời kỳ này cũng có những bước phát triển mới. Tiêu biểu cho trào lưu triết học có khuynh hướng duy vật trong quan niệm về tự nhiên của thời kỳ này là nhóm Lưu An (khoảng 122 tr.CN) với tác phẩm Hoài Nam tử. Tiếp thu và phát triển những yếu tố duy vật trong tư tưởng triết học của Lão Tử về "Đạo", về "âm dương” và thuyết "Trời và người phân cách" của Tuân Tử, "Hoài Nam tử” đã giải quyết vấn đề bản nguyên của thế giới trên lập trường duy vật, phủ nhận Thượng đế, khẳng định khả năng sức mạnh của con người trước giới tự nhiên. Họ cho cơ sở vật chất đầu tiên của con người là "nguyên khí". Trong "nguyên khí" có bộ phận "khí dương có những thuộc tính vật chất như "nhẹ", "trong" và bộ phận "khí âm" có những thuộc tính vật chất như nặng", “đục”. "Khí dương” "trong" “nhẹ" bay lên thành vòm trời, "khí âm'' "nặng" "đục” lắng xuống làm thành trái đất. Rồi từ đó, tất cả các sự vật trong giới tự nhiên như: mưa gió, mặt trăng, mặt trời, bốn mùa, động vật, thực vật... đều là sự hoà hợp của hai khi âm dương đó. Đặc biệt nó cũng chỉ ra rằng con người là do những tinh tuý của hai khí âm dương "tinh khí") tạo thành, do vậy con người là cao quý nhất trong muôn vật. Các tác giả của Hoài Nam tử khẳng định, tự nhiên vận động phát triển theo quy luật khách quan của nó, như nó vốn tự nhiên sinh ra ("tự sinh” "tự lưu"), chứ không có một thế lực nào chi phối. Mặc dù tư tưởng triết học được trình bày trong Hoài Nam từ còn mang tính thần bí nhưng căn bản trong đó đã chứa đựng nhiều yếu tố duy vật, có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm, thế giới quan tôn giáo đương thời. Thời kỳ này xuất hiện nhà triết học duy tâm tôn giáo nổi tiếng Đổng Trọng Thư (180 - 105 tr.CN), học thuyết của ông sau này (từ Đông Hán trở đi) được coi là hệ tư tưởng chính thống, là khuôn mẫu đạo đức xã hội của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Đổng Trọng Thư tự coi mình là người tiếp tục tư tưởng của học phái Nho gia, nhưng thực tế ông đã xuyên tạc, tiếp thu và khuyếch trương những yếu tố duy tầm trong học thuyết của Khổng Tử, Mạnh Tử, của phái "Âm dương - Ngũ hành" và các trường phái khác để nhào nặn nên thứ học thuyết của mình, một học thuyết mang đậm màu sắc chính trị duy tâm thần bí và khắc nghiệt. Do sự biến dạng cơ bản của nó cho nên sau này người ta gọi thứ Nho giáo do Đổng Trọng Thư khởi xướng lập nên là Hán Nho, ông viết tác phẩm Xuân Thu phồn lộ trình bày học thuyết của mình. Dưới triều Hán Vũ Đế (140 - 87tr.CN), vào nảm 136 tr.CN, Đổng Trọng Thư cho điện định lại tất cả các sách vở, kinh điển cổ, chọn ra một số và phân làm 5 loại gọi là Ngũ kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lề, Kinh Nhạc và Kinh Xuân Thu. Bản thân Đổng Trọng Thư được phong làm "Ngũ kinh bác sĩ" (người thông bác Ngũ kinh). "Ngũ kinh" trở thành chuẩn mực, là kinh điển (gọi là "Thánh kinh”), không ai được hoài nghi về tính đúng đắn, chuẩn mực của nó; nếu ai hoài nghi về kinh điển thì bị coi-là kẻ "Ly kinh bạn đạo" (xa rời kinh điển, phản đạo thánh hiền), một trọng tội. Về tư tưởng triết học và chính trị: Hai mệnh đề quan trọng nhất trong học thuyết của Đổng Trọng Thư là "Trời trao chính quyền" và "Trời và người có thể thông quan, hiểu biết lẫn nhau”. Đẩy đến mặt cực đoan, mặt duy tâm trong tư tưởng "Mệnh trời" của Khổng Tử, ông cho rằng mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội và trật tự của nó đều được xuất phát và sắp đặt theo ý chí của "trời"; thân thể và ý thức của con người cũng đều do "Thượng đế” ban cho. Ông cho rằng mọi hoạt động tốt hay xấu của giai cấp thống trị ở dưới trần thế đều gây nên những "xúc cảm” vui hay giận của trời, biểu hiện: ra những hình thức "ban ơn" hay "trừng phạt" của trời như được mùa, mưa thuận gió hoà hay mất mùa, thiên tai bão lụt... Đổng Trọng Thư cũng sử dụng học thuyết "Âm dương - Ngũ hành" để xây dựng học thuyết duy tâm tôn giáo của mình, vận dụng vào xã hội. Ông đề ra lý luận về xã hội có tính chất thần học cho rằng: trật tự và quy luật vận động của xã hội là do ý chí của Thượng đế xếp đặt và chi phối, giai cấp thống trị phải nắm được quy luật ấy ("Thiên Thống”) để mà cai trị, mọi người phải biết để mà tuân theo cho hợp ý trời, ông đưa ra lý luận "dương thiện ám ác", "dương tôn âm ti” (dương cao âm thấp) khẳng định rằng giai cấp thống trị, người quân tử” là biểu hiện thế lực "dương", là sáng suốt, là người lãnh dạo... còn giai cấp bị trị, kẻ tiểu nhân là biểu hiện thế lực "âm", là ngu đần, là bị động, phục vụ cho thế lực "dương"; trật tự của tự nhiên "âm dương" không thể thay đổi được, do vậy trật tự xã hội hiện hành là hợp ý trời, là hợp lý vĩnh hằng. Cũng như vậy, ông đã gán ghép một cách duy tâm máy móc những thuộc tính có tính vật chất của Ngũ hành vào các hiện tượng xã hội, rồi giải thích nó theo mục đích rõ ràng, Chẳng hạn ông cho bộ máy đàn áp, trừng phạt của nhà nước là thuộc hành "Kim" còn quần chúng nông dân, các thê lực đối lập, là thuộchành "Mộc", do vậy "Kim" khắc (thắng) "Mộc" là hợp quy luật. Ông dùng các phạm trù "khí", "âm dương”, "Ngũ hành" để giải thích quy luật vận động phát triển của thế giới, và khẳng định quy luật ấy do trời chi phối và chỉ có "Thiên tử” (con trời - vua) được '"Trời trao cho chính quyền" mới nắm được "Thiên thống” để cai trị dân cho hợp ý trời… Rõ ràng tư tưởng triết học của Đổng Trọng Thư trong quan niệm về tự nhiên và chính trị xã hội là duy tâm tôn giáo, mang mầu sắc mục đích luận rõ nét, ông mưu toan kết hợp thần quyền và vương quyền vào một cá nhân nhà vua, người đứng đầu xã hội, được mệnh danh là "Thiên tử". Về lý luận đạo đức xã hội: Đổng Trọng Thư xây dựng một hệ thống các phạm trù "Tam cương", "Ngũ luân", "Ngũ thường" làm khuôn mẫu cho mọi hành vi cư xở, giao tiếp, giáo dục và tự trau dồi cá nhân của mọi giai tầng trong xã hội. Thuyết "Tam cương" (ba cái dường cột, cơ bản) của ông cho rằng, trong quan hệ giữa người với người trong xã hội, có ba mối quan hệ cơ bản là : vua - bề tôi, cha - con, vợ - chồng (Quân - Thần, Phụ - Tử, Phu - Thê), gọi là "Tam cương"; mở rộng ra hai mối quan hệ nữa là anh - em (Trưởng - Ấu); bạn bè (bằng hữu) thành "Ngũ luân”. Thực ra đây là những mối quan hệ đã được Khổng Tử, Mạnh Tử đề cập đến rồi, nhưng ở đây Đổng Trọng Thư đã tước đi những yếu tố có tính nhân đạo, tiến bộ mà đưa vào quan niệm một chiếu khắt khe. Đặc biệt là với "Tam cương", ông đã đưa ra thứ quy tắc đạo đức phi lý, phi nhân bản: vua xử tội chết thần phải chết, nếu không là mắc tội bất trung (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung); cha bảo con chết con phải chết, nếu không là mắc tội bất hiếu (Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu); chồng bảo vợ phải thật tuyệt đối tuân theo (Phu xướng phụ tòng). Và ông đã dùng thuyết Âm dương (đã bị tước bỏ mặt duy vật), quy luật của tự nhiên và viện đến ý "trời" để biện minh cho học thuyết đạo đức của mình: Vua là tượng của "trời", nên có đức che chở, hưởng dẫn (Thiên vi quân nhi tái chi) – Bề tôi là tượng của "đất”, nên có đức chuyên chở, tuân theo (Địa vi thần nhi trì tải chi); Chồng là thuộc khí "dương", nên có đức sinh, dẫn đầu (Dưong vi phu nhi sinh chi) - Vợ là thuộc khí "âm", nên có đức phụ trợ, tuân theo (Âm vi phụ nhi trợ chi); Cha là thuộc "mùa xuân" nên có đức sinh (Xuân vi phụ nhi xuân chi) - Con là thuộc "mùa hạ" nên có đức dưỡng, tuân theo (Hạ vi tử nhi dưỡng chi); và tất cả là do trời định doạt (Khả cầu ư thiên) (xem Xuân Thu phồn lộ co nghĩa). Thuyết "Ngũ thường" (Năm cái thường lý thường tình của con ngưòi) là: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Về mặt tên gọi và nội dung của nó thì đây chỉ là một sự chép lại" của Mạnh Tử chứ không có gì mới. Nhưng ở đây Đổng Trọng Thư đã giải thích và vận dụng nó theo mục đích của mình. Ông cho rằng con người phải có đủ “Ngũ luân" để thực hiện đạo "Tam cương”, và con người mới có đạo "Cương – Thường". Thực ra, suy cho đến cùng thì học thuyết về luân lý đạo đức của Đổng Trọng Thư nhằm phục vụ mục đích cao nhất là “trung quân”, trung thành tuyệt đối với nhà vua. Bởi vì mối quan hệ Vua - Tôi là đứng đầu trong ba mối quan hệ được coi là dường cột, cơ bản của con người, xã hội. Như vậy, Nho giáo qua bàn tay "chế biến” của Đổng Trọng Thư thời Hán (hay còn gọi là Hán Nho) so với Nho giáo thời Khổng Tử, thậm chí cả với thời Mạnh Tử, là một bước thụt lùi nghiêm trọng. Chính tính nghèo nàn, xơ cứng của nó đã đẻ ra một truyền thống học hành thi cử theo kiểu sách vở, “Từ chương huấn hỗ” và để lại những tấm gương Hiếu - Trung mù quáng (ngu hiếu ngu trung) của các thế hệ nhà Nho sau này. Nó trở thành công cụ thống trị tinh thần đắc lực của nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế của các triều đại phong kiến tiếp sau. Học thuyết Nho giáo của Đổng Trọng Thu phải từ thời Đông Hán trở đi (nghĩa là 130 năm sau khi ông chết!) mới được các triểu đại phong kiến coi là hệ tư tưởng chính thống, độc tôn của nhà nước. Thời kỳ này còn có Tư Mã Thiên (145 - 86 tr.CN), "người cha của nền sử học” Trung Quốc, người có những quan điểm duy vật về lịch sử. Bộ Sử ký đồ sộ 130 thiên của ông không những bất hủ bởi nguồn sử liệu phong phú, chính xác mà còn bởi cách nhìn nhận, đánh giá có tính duy vật, tiến bộ của ông đối với sự phát triển của lịch sử. Ông xem hoạt động khai thác tự nhiên và quá trình trao đổi sản phẩm là một quá trình phát triển tự nhiên (như "nước chảy chỗ trũng"), không bởi ý muốn chủ quan của con người hay một thế lực nào khác chi phối; và trong quá trình lịch sử tự nhiên đó, con người có thể tìm thấy được quy luật của nó. Nghiên cứu quá trình hưng thịnh và suy vong của ba vương triều trước đó (Hạ - Ân - Chu), ông bác bỏ quan niệm cho rằng chính quyền còn hay mất là do "mệnh trời"; ông cho rằng sự thay thế lẫn nhau của các vương triều đó là tất yếu, là sự thay thế của trình độ văn hoá sau cao hơn trinh độ văn hoá trước. Ở đây ông đã giải thích, tìm nguyên nhân vận động phát triển của lịch sử ở chính qúa trình lịch sử, và ông cũng đã có ý thức tìm ra cái lô gíc của quá trình đó. Tuy nhiên, quan điểm về lịch sử của ông vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm khi ông cũng dùng học thuyết ngũ hành để giải thích quá trình phát triển của lịch sử như một quá trình có tính tuần hoàn, lặp lại. Vụ " Loạn Vương - Mãng" và những cuộc khởi nghĩa nông dân triền miên trên quy mô rộng lớn đã làm cho chính quyền Tây Hán có nguy cơ bị tiêu diệt. Giữa lúc đó, Lưu Tú, một tôn thất nhà Hán đã tập hợp lại lực lượng, dần dần phát huy thế lực, lập lại vương triều Hán. Năm 25 sau CN, Lưu Tú lên ngôi vua, dời kinh đô về Lạc Dương, lấy hiệu là Quang Vũ, sử gọi là thời kỳ Đông Hán (25 - 220). Dưới thời Đông Hán, nền kinh tế phong kiến đã được xác lập tương đối ổn định, trong xã hội đã hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân. Trong nội bộ giai cấp địa chủ phân hoá làm hai bộ phận: tầng lớp đại địa chủ quan liêu quý tộc (gọi là "Hào môn", "Môn phiệt sĩ tộc") và tầng lớp địa chủ mới lên (gọi là "Thứ tộc”, "Hàn môn tế tộc") giàu có nhưng không được tham dự chính quyền. Tầng lớp đại địa chủ quan liêu quý tộc lấy tư tưởng Nho giáo (Hán Nho) làm hệ tư tưởng chính thống, làm công cụ thống trị của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền; tầng lớp địa chủ mới lên đấu tranh đòi được tham gia chính quyền, họ đấu tranh chống lại hệ tư tưởng - chính trị có tính duy tâm thần bí và hà khắc của tầng lớp dịa chủ đương quyền. Trong cuộc đấu tranh đó, quần chúng nhân dân đứng về phía tầng lớp địa chủ nhỏ, và trong chừng mực nhất định, tiếng nói của họ có phần gần gũi, phản ánh nguyên vọng của nhân dân lao động. Vương Sung (27 - 105) là nhà triết học duy vật xuất sắc, người tiêu biểu cho trào lưu tư tưởng đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm tôn giáo thời Hán. Trong Luận Hoành, một tác phẩm có tính chất bút chiến gồm 85 thiên, về cơ bản ông đã đứng trên lập trường duy vật để giải quyết những vấn để cơ bản của triết học. Về bản thể luận ông đã kế thừa mặt duy vật trong học thuyết triết học "Đạo đức" của Lão Tử; ông cắt bỏ phần "Đạo" (phần có nhiều yếu tố duy tâm, thần bí) và lấy phần “Đức" để nghiên cứu Lão Tử. Xuất phát từ quan niệm duy vật: "Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ cái có", ông cho rằng thế giới là do một thực thể vặt chất "khí" tồn tại vĩnh viễn sinh ra; trong khi đó "khí đặc và "khí loãng" (hay hai khí âm và dương, loãng bay lên cao, đặc lắng xuống dưới), hai khí đó tương tác với nhau không ngừng và sản sinh ra muôn vật. Ông cũng khẳng định rằng, con người là sản phẩm của thứ "khí tinh tuý nhất" của đất trời (thiên "Luận từ”); là sản phẩm của quy luật tự nhiên chứ không bởi một ý chí nào chi phối. Ông kịch liệt phê phán lý luận "Mệnh trời", "Ý trời"; ông khẳng định trời không có cảm giác, không có "ý chí" do vậy không thể ban phúc giáng họa được; ông gọi những nhà duy tâm Nho giáo tuyên truyền cho thuyết "Ý trời" là những người bịa đặt, "những người dốt" (thiên vấn Khổng), ông cũng bác bỏ thuyết mục đích luận cho rằng tự nhiên sinh ra lúa gạo là để cho con người ăn, chuột sinh ra là để cho mèo ăn..., mà “lúa gạo" hay "chuột" là sản phẩm của tự nhiên chứ không do vì cái gì mà nó sinh ra… Trên lập trường duy vật kết hợp với thành tựu của y học đương thời, Vương Sung đã tiến hành đấu tranh kiên quyết với tư tưởng hữu thần, thuyết linh hồn bất tử của con người lúc bấy giờ. Ông cho rằng tinh thần là sản phẩm của thể xác, phải dựa vào thể xác mới có thể phát huy được tác dụng, ông nói: "Tinh thần vốn lấy khí huyết làm chủ, khí huyết luôn luôn phụ thuộc vào hình thể" (Thiên "Luận tử"), và "Máu trong các mạch máu, đó là cái năng lực sản sinh ra sức sống. Và khi con ngưòi chết, máu không lưu thông nữa và liền sau đó là sức sống biến mất. Sau khi sức sống mất đi, thì cơ thể tan rã và tiến thành tro bụi... Cái chết của con người như ngọn lửa bị dập tắt... Quả quyết rằng con người sau khi chết (vẫn còn) có ý thức thì chẳng khác gì nói rằng ngọn lửa sau khi đã tắt vẫn còn đem lại ánh sáng" (thiên "Đạo hư"). Tiến xa hơn nữa, ông còn giải thích về nguyên nhân sinh ra quan niệm mê tín có quý thần, ông cho rằng, sự lo âu bất lực của con người trước ốm đau bệnh tật, thể xác suy yếu, tinh thần bạc nhược là những nguyên nhân sinh ra mê tín có quỷ thần. Về nhận thức luận: Vương Sung cũng thể hiện rõ tư tưởng duy vật khi nghiên cứu vấn đề nhận thức của con người. Ông thừa nhận cảm giác là khởi điểm trong quá trình nhận thức của con người đối với ngoại cảnh, ông khảng định "nếu không nghe, không nhìn thấy thì không thể hình dung được [cái xung quanh]", và bác bỏ quan niệm cho rằng tri thức không cần cảnh giác. Nhưng đồng thời ông cũng cho rằng cảm giác do tai, mắt đem lại nhiều khi cũng có sự sai lầm, cho nên ông để cao tác dụng của "Tâm ý" (tức hoạt động của lý tính). Ông đưa ra quan điểm nhận thức phải lấy kết quả để chứng thực, tức là lấy thực tiền đề kiểm tra tính đúng sai của tri thức, ông giành cả một thiên là "Thực tri" (cái biết chân thực) để bàn về nhân thức của con người. Về lý luận đạo đức: ông cho rằng, con người bẩm sinh không phải "tính thiện" mà cũng không phải “tính ác"; hành vi "thiện", "ác" của con người là do hoàn cảnh tạo nên. Ông cho rằng "muốn thi hành lễ nghĩa phải có đủ gạo ăn"... Nếu như đối với các vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, luân lý đạo đức Vương Sung tỏ ra là một nhà duy vật xuất sắc thì khi đề cập tới các vấn đề về lịch sử xã hội, thân phận con người, ông lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm, thuyết định mệnh. Ông cho rằng, sự giàu nghèo, sang hèn, cuộc sống của con người đã được tự nhiên an bài trước, từ lúc mới sinh ra; vận nước an hay nguy là tại số chứ không liên quan gì đến sự tốt hay xấu của kẻ cầm quyền... Những hạn chế của Vương Sung chính là hạn chế của tầng lớp trí thức địa chủ nhỏ lúc bấy giờ; thực tế họ không đủ sức chống lại tầng lớp đại địa chủ quý tộc đương quyền. HocTot.Nam.Name.Vn
|