Sự phát triển của triết học từ thời Nguỵ, Tấn đến thời Đường (265 - 907)Bão táp của những cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm lung lay tận gốc nền thống trị của nhà Đông Hán. Đặc biệt là sau cuộc khởi nghĩa "Hoàng cân” (khăn vàng) do hai anh em Trương Giác, Trương Lương lãnh đạo - một cuộc khởi nghĩa có quy mô trên phạm vi toàn quốc, có nhiều màu sắc tôn giáo - nền thống nhất của đất nước, vương triều Hán trên thực tế đã hoàn toàn tan rã Bão táp của những cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm lung lay tận gốc nền thống trị của nhà Đông Hán. Đặc biệt là sau cuộc khởi nghĩa "Hoàng cân” (khăn vàng) do hai anh em Trương Giác, Trương Lương lãnh đạo - một cuộc khởi nghĩa có quy mô trên phạm vi toàn quốc, có nhiều màu sắc tôn giáo - nền thống nhất của đất nước, vương triều Hán trên thực tế đã hoàn toàn tan rã. Xã hội bước vào thời hỗn loạn, nội chiến liên miên giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài gần 400 năm. Năm 618 thế lực địa chủ quan liêu quý tộc địa phương do Lý Thế Dân cầm đầu thống nhất được đất nước, lập ra nhà Đường, một đế quốc phong kiến rộng lớn hùng mạnh bậc nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến. Đây là thời kỳ tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất phong kiến, hình thái sở hữu ruộng đất lớn tiếp tục được củng cố và có chiều hướng gia tăng, tầng lớp đại địa chủ quan liêu quý tộc tiếp tục củng cố địa vị của mình. Cuộc đấu tranh giữa đông đảo quần chúng nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề, đang có nguy cơ bị phá sản và tầng lớp địa chủ nhỏ không nắm quyền với tầng lớp đại địa chủ quan liêu quý tộc tiếp tục diễn ra gay gắt. Tình hình hoạt động tư tưởng của thời kỳ này có thể chia làm hai giai đoạn chính. Thời Nguỵ, Tấn, trước sự phản ứng quyết liệt bằng vũ trang của quần chúng nhân dân, tầng lớp đại địa chủ quan liêu quý tộc dao động hoảng sợ: một mặt chúng tìm về tư tưởng "vị ngã”, " toàn sinh" của học thuyết Lão Trang, trốn tránh hiện thực hoặc tìm thú vui hưởng lạc; mặt khác chúng khai thác mặt tiêu cực duy tâm trong học thuyết Lão Trang, dựng nên môn "Huyền học", hệ tư tưởng triết học duy tâm tư biện thay cho hệ tư tưởng duy tâm tôn giáo hà khắc thời Hán, Thời Tuỳ, Đường, Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc từ trước nay phát triển mạnh mẽ, hình thành những tông phái lớn; tư tưởng triết học Phật giáo (đặc biệt là Thiền tông) có ảnh hưởng sâu sắc đến phái "Huyền học"; và ngược lại, đã dẫn đến sự xuất hiện phái Thiền tông đặc hữu của Trung Quốc. Trong suốt thời kỳ từ Ngụy, Tấn đến Đường, các tư trào có khuynh hướng duy vật tiếp tục phát triển, họ đấu tranh chống lại tư tưởng duy tâm tư biện của phái "Huyền học", phê phán tư tưởng duy tân tôn giáo của Phật giáo. Từ nửa sau thế kỷ thứ VII xuất hiện tư trào có khuynh hướng "phục cổ", họ chủ trương quay về sưu tầm, tập hợp và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, bảo vệ văn hoá dân tộc trước sự gia tăng ảnh hưởng của Phật giáo. Điểm khác biệt cơ bản của thời kỳ này so với từ thời Tần, Hán về trước là, trong cuộc đấu tranh giữa các tư trào triết học, những vấn đề cơ bản về thế giới quan như "Hữu" - "Vô", "Bản" - "Mạt", "Hữu thần" - "Vô thần" được đưa ra tranh luận sôi nổi, là nội dung chính của cuộc đấu tranh giữa các phái. Sau đây là một số trào lưu tư tưởng và một số nhân vật tiêu biểu. Vương Bật (226 - 249), (cùng với Cát Hồng, Hà Yến) là nhân vật tiêu biểu cho phái ''Huyền học" duy tâm thời Nguỵ (Tam Quốc). Dưới danh nghĩa "chú giải", Vương Bật viết Chú giải Lão Tử, Chú giải Chu dịch để biểu đạt tư tưởng của mình. Nét nổi bật trong tư tưởng triết học của Vương Bật là ông đã lấy nhân tố duy tâm siêu hình trong tư tưởng của Lão Tử, đôi khi xuyên tạc nó, để đưa ra quan điểm: "Vô" (không) là cơ sở đầu tiên của thế giới vật chất, mọi sự vật đều từ cái "vô"(không) mà ra (có). Ông đã lợi dụng quan niệm duy tâm siêu hình của Lão Tử khi cho rằng "Đạo" là "vô danh" (không thể dùng ngôn ngữ khái niệm để nói về "Đạo"), để bóp méo thành quan niệm "Đạo" là thứ "Tịch mịch vô thể", không thể hình dung “Đạo" là "Vô", là bản nguyên của vạn vật. Ông đã giải thích tính thống nhất của thế giới trên lập trường duy tâm rõ rệt. Vương Bật cũng chú giải một cách xuyên tạc tư tưởng có tính biện chứng tự phát về "biến dịch", "động tĩnh" của Chu dịch và tận đụng tư tưởng duy tâm siêu hình về "loại trừ mặt đối lập" của Lão Từ để đưa ra quan niệm cho rằng sự vật đứng im là tuyệt đối, phủ nhận sự vận động là tuyệt đối. Ông nói: "Hễ hết động thì tĩnh, tĩnh không phải đối lập với động, về phương diện chính trị - xã hội.
Vương Bật và phái "Huyền học" tuyên truyền thuyết "vô vi" theo nghĩa tiêu cực cực đoan: không làm gì, không suy nghĩ gì, họ chủ trương "quên dáng quên lời", "thánh nhân vô tình” ... Thực tế là họ mong muốn xoa dịu, thủ tiêu tinh thần đấu tranh của quần chúng lao động đang lên cao, còn bản thân họ lao vào con đường hưởng lạc xa hoa hoặc thoát ly hiện thực tìm cuộc sống tinh thần viển vông thần bí cho cá nhân. Cùng với Vương Bật có Hướng Tú (và nhóm Trúc Lâm thất hiền" của ông) đã kế thừa và phát huy những mặt tích cực, có khuynh hướng duy vật và biện chứng tự phát của học thuyết Lão Trang, đưa ra những quan điểm có tính duy vật về bản thể luận và sự vận động của giới tự nhiên. Cũng dưới danh nghĩa "chú giải", Hướng Tú đã viết sách Chú giải Trang Tử (sau này Quách Tượng phát triển thêm lên) để trình bày tư tưởng triết học của mình. Trước hết, Hướng Tú khẳng định rằng không có cái gì là "không" (vô) hết. ông cho rằng "Đạo", "Trời" chính là tổng hợp bao gồm tất cả các hiện tượng tự nhiên - ở đây ông thống nhất với Lão Tử ở quan niệm về "Đạo”. Do vậy ông phủ nhận quan điểm cái có" sinh ra từ cái "không" của phải Vương Bật, và cho đó là một nhận thức sai lầm. Ông nói, nếu coi là cái "không" thì cái "không” đã là không rồi thì không thể sinh ra cái "có” được, và vô luận sự vật biến hoá thế nào thì cũng không bao giờ cái "có" biến thành cái "không" được. Như vậy Hướng Tú đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm duy vật, ông thừa nhận cái "có" (vật chất) là tính thứ nhất; vật chất tồn tại vĩnh viễn. Hướng Tú (và sau này là Quách Tượng) cũng nêu lên quan điểm: "tạo,vật vô chủ và vạn vật đều tự tạo", cho rằng mọi sự vận động biến hoá của sự vật là do nguyên nhân bên trong của bản thân sự vật chứ không phải bởi một lực lượng nào
khác chi phối. Các ông đã phủ nhận vai trò của Thượng đế, của lực lượng thần bí siêu nhiên đối với việc hình thành giới tự nhiên. Tư tưởng triết học của Hướng Tú đã kế thừa tư tuoửng biện chứng tự phát của học thuyết Lão - Trang: ông cho rằng mọi vật trong giới tự nhiên luôn luôn biến đổi, cái "Tôi" của ngày hôm nay không phải là cái "Tôi" của ngày hôm qua nữa; mọi sự vật luôn tồn tại trong mối quan hệ với nhau, không bao giờ cô lập nhau, "tương phản nhau mà không thể không có nhau được”...; rõ ràng là ở đây ông đã khắc phục được yếu tố duy tâm, tư biện ở học thuyết của Lão Tử và Trang Tử. Tư tưởng nhân sinh của họ chịu ảnh hưởng của Đạo gia, chủ trương "tiêu dao” "thoát tục", thoát ly hiện thực. Họ cho rằng, tinh thần của con người phải vượt lên trên cái bản năng tầm thường thấp hèn của thể xác, không để gánh nặng của đời sống thực tế chi phối... Nhà y học, triết học Bùi Nguy (265-299) tiếp tục bảo vệ và phát triển quan điểm triết học duy vật về bản thể của Hướng Tú. Bùi Nguy viết Sùng hữu luận, trong đó ông khẳng định rằng: cái "có" là cái bản thể đầu tiên của thế giới; cái "không" không thể sinh ra từ cái "có"; mọi sự vật hiện hữu đều do “tự nhiên" mà có. Ông cho rằng mọi vật đều do cái "lý" (quy luật khách quan) của “tự nhiên" mà "Tự sinh ra", nhưng muốn "tự sinh ra" được thì phải có cái "có" làm cơ sở đầu tiên, nếu không có cái "có" thì cũng không có khả năng "tự sinh ra", về luân lý xã hội, xuất phát từ quan điểm duy vật về y học và triết học, ông phản đối luận điểm "Vô vi" lười biếng của các nhà duy tâm "Huyền học", đề cao "Hữu vi", coi trọng lao động, ông đề ra tư tưởng phải quý trọng cuộc sống hiện thực trên cơ sở "lao động rồi sau mởi hưởng", khuyến khích con người phải biết lợi dụng, khai thác thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã du nhập vào Trung Quốc, đến thời Tuỳ, Đường đã hình thành ba tông phái Phật giáo của Trung Quốc là Thiền tông, Mật tông và Tịnh độ tông. Tín ngưỡng Phật giáo, đao đức Phật giáo và tư tưởng triết học của Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn tới mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Khởi nguồn từ Ấn Độ, dù là Thiền tông, Mật tông hay Tịnh độ tông, khi du nhập vào Trung Quốc các phái đó đều có sự giao lưu với các tôn giáo - tư tưởng truyền thống của bản địa, cải biến cho phù hợp để tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân. Và ngược lại, tư tưởng triết học của Phật giáo (nhất là Thiền tông) đã có sự tác động lớn đến tư tưởng truyền thống của Trung Quốc. Những người phái Mật tông thường dùng phù chú ấn quyết làm những việc siêu nhiên kỳ dị để lôi kéo quần chúng là hiện tượng khá phổ biến thời kỳ này; chẳng hạn đời Nam - Bắc triều có "đại sĩ Bảo Chí mặc áo gấm đi chân không, tay cắm dao, kéo, phất trần... có lúc nhịn mấy ngày liền không ăn. Gặp người ăn chả cá, ông xin ăn. Ăn xong ông mửa ra toàn cá sống đang nhảy nhót". Phái Tịnh độ tông cho rằng chỉ cần thành tâm niệm tên đức Phật A - Di - Đà, chúng sinh sẽ được Ngài dẫn dắt đến thế giới "Tây Thiên cực lạc", chấm dứt đau khổ; trong cảnh loạn ly triền miên, cuộc sống quá nhiều khổ đau, quần chúng nhân dân lao động tìm đến với Phật giáo như là một niềm an ủi, động viên trong cuộc sống. Giai cấp thống trị cũng tìm đến, đề cao Phật giáo nhằm xoa dịu mâu thuẫn xã hội, đánh lạc hướng đấu tranh của quần chúng nhân dân. Đó là lý do tại sao thời kỳ này Phật giáo phát triển rộng rãi trong nhân dân; tính
chất duy tâm mang màu sắc ma thuật nhảm nhí và niềm tin có tính chất tôn giáo, ảo tưởng là đối tượng phê phán chính của các nhà tư tưởng tiến bộ đương thời đối với Phật giáo. Riêng Thiền tông, một phái có nhiều tư tưởng triết học sâu sắc, đã kết hợp với tư tưởng truyền thống, bản địa hoá, trở thành một phái Thiền riêng có của Trung Quốc; mặt khác những tư tưởng triết học cơ bản của Thiền tông về bản thể luận như "vô ngã" (không có cái tôi), "vô thường" (không có cái gì là bất biến thường hằng), "vô tạo giả" (không thừa nhận có đấng sáng tạo)... hoặc vấn đề "Tâm” trong bản thể luận và nhân sinh quan đã có ảnh hưởng lớn đến các nhà tư tưởng Trung Quốc lúc bấy giờ cũng như sau này. Thời kỳ Nguỵ, Tấn, Nam - Bắc triều, trên cơ sở triết học với thuyết Âm dương - Ngũ hành, tư tưởng Lão - Trang đã được các nhà "chú giải" như nhóm Vương Bật, Hướng Tú phát triển thêm lên một bước cả về mặt duy vật lẫn duy tâm. Chính sự phát triển của tư tuởng Lão - Trang là miếng đất tư tưởng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho tư tưởng triết học Đại thừa Thiền tông bám rễ và phát triển trên đất Trung Hoa. Những phạm trù triết học như "đạo", "vô danh", "biến dịch"... của tư tưởng Lão - Trang khá gần gũi với những phạm trù "Chân như”, "vô ngã", "vô thường"... của triết học Đại thừa Thiến tông, đã được các Thiền sư Trung Quốc kết hợp tạo thành một dòng Thiền tông mang dấu ấn Trung Hoa rõ nét. Thời Nguỵ, Tấn, Nam - Bắc triều có nhiều nhà sư nổi tiếng, vốn trước uỵên bác Đạo gia, sau quy y Phật pháp, thường lấy tư tưởng Lão - Trang để diễn giải Phật lý, điển hình là Đạo Sinh thời Tấn. Đạo Sinh viết "Phật tính thường hữu luận" cho rằng Phật tính có ở khắp mọi nơi, ở trong mọi vật, mọi người, thậm chí người hung ác, không tin Phật pháp (xiển đề) cũng có Phật tính, cũng có thể thành Phật. Ông lý luận: Con người sinh ra là do sự phối hợp của hai khí âm- dương, hai khí đó chính là nhân của Niết bàn. Những kẻ sinh trong Tam giới [Dục-giới, sắc giới, Vô sắc giới] đều là kết quả của sự mê hoặc [vô minh], "Xiển đề” là loại hữu tình, có sự sống tất nhiên cũng phải có Phật tính, ở đây Đạo Sinh đã lấy quan niệm "Âm dương sinh ra vạn vật" trong tư tưởng truyền thống, thay "Đạo" bằng "Niết bàn" (Chân như) để chứng minh cho quan niệm mọi vật đều có Phật tánh, mọi người đều có thể thành Phật được; đây là một tư tưởng cơ bản của Thiền tông Trung Quốc sau này. Như vậy, trước khi Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhi-dharma) vào Trung Quốc lập phái Thiền tông thì những tư tưởng của Thiền tông đã có, hay nói đúng hơn là đã được dọn đường trên đất Trung Quốc rồi. Về bản thể luận: Theo phái "Không luận", Thiền tông cho rằng thế giới vật chất và ý thức vốn là rỗng không, nhưng sở dĩ nó "có" [mà chúng ta nhận biết qua ngôn ngữ khái niệm] là do "vô minh" (không sáng suốt). Đến một lúc nào đó cái trí tuệ siêu việt (Bát nhã) chợt đến, phá tan "vô minh" thì thế giới hiện hữu tan biến, thế là giải thoát, thành Phật. Thiền tông cho rằng con người cứ phải luân hồi trong bể khổ là do cái "Tâm vô minh" gây nên. Cái "Tâm" ban đầu vốn tròn đầy, yên tĩnh, chưa xao động. Nhưng khi có sự tiếp xúc của "Lục căn" (cơ quan cảm giác, chủ quan) với “Lục trần" (thế giới khách quan) thì bắt đầu có sự hoạt động của "Tâm" (ý thức chủ quan), có sự phân biệt yêu ghét... Thế giới khách quan vốn là ảo, là giả nhưng do "vô minh" nên Tâm ý (ý thức chủ quan) của con người tin là có thật và chạy theo cái ảo giả đó mà sinh ra “Tham”, "Sân, “Si"... tức là có quá trình "tạo nghiệp”, "tạo nhân", và con người đi vào vòng luân hồi không dứt. Muốn giải thoát con người phải có được cái trí tuệ Bát nhã (Tuệ) phá tan cái "vô minh“, đưa "tâm" trở về trạng thái yên tĩnh trong trẻo
ban đầu; trước thế giới khách quan không còn có sự hoạt động của tâm ý (tức là không còn tạo nghiệp) nữa. Bát nhã là thứ tri thức thần bí, do trực giác đưa lại, không thể dùng ngôn ngữ, khái niệm để nói về nó được. Khi Bát nhã vụt đến tức là đã giác ngộ, vì nó đột ngột xuất hiện cho nên gọi là "Đốn ngộ"; Thiền tông chủ trương "Đốn ngộ". Thiền tông cho rằng mọi người đều có Phật tính, do vậy mọi người đều có khả năng giác ngộ, thành Phật. Khi đã giác ngộ, tức là không còn có sự phân biệt, xao động trước thế giới khách quan, thấy hết thảy đều là "Không", thì bất cứ làm việc gì, nghề gì cũng có thể ở vào trạng thái yên tĩnh, trong trẻo, tự tại; như thế gọi là đã đạt tới cõi "Niết bàn" tịch tĩnh. Như vậy thế giới quan của Thiền tông là thế giới quan duy tâm; về mặt nhận thức, không thừa nhận tri thức do cảm giác đưa lại trong quá trình nhận thức. Tuy nhiên trong tư tưởng Thiền tông cũng thể hiện rõ thế giới quan vô thần (không thừa nhận có đấng sáng tạo muôn vật) và có những nhân tố biện chứng tự phát (vô thường). Trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, đặc biệt giữa thế giới quan vô thần và thế giới quan hữu thần, dưới thời Nam - Bắc triều xuất hiện nhà duy vật nổi tiếng Phạm Chẩn (450 - 515). Kế thừa tư tưởng duy vật trước đó, kết hợp với những thành tựu mới về y học, Phạm Chẩn đã kiên trì đấu tranh bảo vệ thế giới quan vô thần, đưa ra sự giải thích hợp lý, duy vật về mối quan hệ giữa thể xác và tinh thần. Ông viết Thần diệt luận (Về sự mất đi của tinh thần) để trình bày quan điểm của mình. Luận điểm quan trọng nhất của Phạm Chẩn là ông cho rằng: tinh thần và thể xác không tách rời nhau, thể xác còn thì tinh thần còn mà thể xác tàn tạ mất đi thì tinh thần cũng mất đi theo. Tiến thêm một bước, Phạm Chẩn cho rằng
"hình (thể xác) là cái chất của tinh thần, [tinh] thần là tác dụng của hình [thể xác]". Ông đưa ra một thí dụ dễ hiểu: tinh thần là do ở vật chất mà ra, cũng như sự sắc bén là do ở lưỡi dao; nếu bỏ lưỡi dao đi thì sự sắc bén cũng mất luôn. Ở đây Phạm Chẩn đã khẳng định vật chất (thể xác, lưỡi dao) là tính thứ nhất, phủ định quan niệm có linh hồn bất tử; ông cũng đã khắc phục được hạn chế cơ bản của các nhà duy vật trước ông khi họ cho rằng tinh thần là do một thứ vật chất đặc biệt tạo thành. Thế giới quan của ông thể hiện tư tưởng vô thần triệt để. Về nhận thức: Phạm Chẩn cho rằng, các khí quan đem lại cảm giác cho con người là cơ sở đầu tiên của nhận thức. Nhưng muốn biết nhận thức đúng hay sai thì phải dựa vào hoạt động của tư duy để kiểm tra lại; cơ sở của hoạt động tư duy là tâm trạng của con người (ông gọi là 'Tâm khí”). Do hạn chế của tiến bộ khoa học y học lúc bấy giờ, việc ông cho "tâm trạng của con người" là cơ sỏ của hoạt động tư duy của con người là một sai lầm, nhưng việc ông đi tìm nguồn gốc của hoạt động tư duy ngay chính trong con người thì lại là một quan niệm rất tiến bộ, rất có ý nghĩa. Trước sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Phật giáo, từ nửa sau thế kỷ VIII trong đế quốc Đường xuất hiện một trào lưu tư tưởng mạnh mẽ, với những nhà văn hoá nổi tiếng như Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Âu Dương Tu, Tô Đông Pha... Những người tham gia phong trào giương cao khẩu hiệu "quay về với văn hoá cổ"; họ chủ trương tập hợp, san định những tác phẩm quan trọng nhất của Trung Quốc từ thời Hán về trước, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ nền văn hoá dân tộc trước sự ảnh hưởng của văn hoá Phật giáo. Phong trào này đã thổi vào một luồng sinh khí, làm trỗi dậy sự phát triển trên tất cà các lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật, thẩm mỹ, triết học... của thời Đường. Về mặt triết học: Họ khai thác những yếu tố duy vật, nhân đạo của Nho gia, Đạo gia để đả phá quan niệm duy tâm tôn giáo của Phật giáo về một "Thiên đưòng" ảo tưởng, đưa quần chúng nhân dân và tầng lớp quan liêu quý tộc Đường thoát ly khỏi ảnh hưởng của Phật giáo trở về với đời sống hiện thực của đất nước. Vào đời Hiến Tông, nhân các tín đồ Phật giáo tổ chức rước "xương Phật" đưa về kinh đô Tràng An, Hàn Dũ đã làm bài biểu can ngăn vua; ông nói: Phật đã chết từ lâu rồi, nay chỉ còn lại nắm xương khô... Làm sao lại có thể đưa nắm xương khô đó vào cung đình nhà vua được ("Tích Phật cốt biểu"). Ông còn dẫn những lời nói của Khổng Tử nói về quỷ thần để khẳng định rằng không có quỷ thần. Nhà văn hoá Liễu Tôn Nguyên đưa ra quan niệm "Trời" và người không có liên quan gì với nhau, "ai làm việc của người ấy", ông khẳng định, tự nhiên không có ý thức, bác bỏ quan niệm cho rằng "Trời" có thể thông quan với người. “Trời" có quyền thưởng phạt con người, tức là bác bỏ thuyết phúc họa báo ứng" của Phật giáo. Cùng quan điểm với Liễu Tôn Nguyên, nhà duy vật Lưu Vũ Tích cho rằng: "Trời" và người không thể can dự vào công việc của nhau; sự phát triển của tự nhiên và xã hội loài người có sự khác nhau, tự nhiên thì lấy quy luật "mạnh thắng yếu" làm quy luật sinh trưởng, còn xã hội loài người thì lấy "phải" thắng "trái" làm quy luật phát triển, làm tiêu chuẩn để duy trì trật tự xã hội. Lưu Vũ Tích bác bỏ quan điểm của Phật giáo cho rằng cái "Không" là bản thể của thế giới; ông khẳng định rằng bất kỳ hiện tượng tự nhiên nào cũng có hình thể, chỉ có những vật quá nhỏ bé mà cảm quan xác thịt của con người không nhận biết được cho nên bảo là "không”, hoặc là "những vật thể vô thường" luôn luôn biến hoá cho nên bảo là "vô hình”. Nhìn chung những người của phong trào "trở về với văn hoá cổ" đều cơ bản là đứng dưới ngọn cờ của Nho giáo tiến hành đấu tranh. Xuất phát từ quan niệm "tính tương cận, tập tương viễn" của Khổng Tử, Hàn Dũ chủ trương một nề giáo dục phi tôn giáo, nâng cao nhận thức của con người về xã hội và nhà nước, đề cao chữ "Nhân"dưới góc độ nhân đạo, coi nó như cơ sở của đời sống văn hoá, luân lý đạo đức của xã hội. HocTot.Nam.Name.Vn
|