Triết học thời kỳ Phục hưng ở ItaliaVào thế kỷ XV - XVI, nước Italia đạt đuợc sự phát triển xã hội và văn hoá to lớn, trở thành trung tâm văn hoá châu Âu. Điều đó hợp lý vì Italia thừa hưởng cả một nền văn minh La Mã cổ đại. Vào thế kỷ XV - XVI, nước Italia đạt đuợc sự phát triển xã hội và văn hoá to lớn, trở thành trung tâm văn hoá châu Âu. Điều đó hợp lý vì Italia thừa hưởng cả một nền văn minh La Mã cổ đại. Cũng chính La Mã là quê hương của Thiên chúa giáo trung cổ và thông qua tôn giáo, nó đà thống nhất tất cả các lực lượng phong kiến ở châu Âu lại. Vì vậy, Ăngphen nhận xét, để đè bẹp các lực lượng phong kiến đối kháng và để thiết lập sự thống trị của mình ở châu Âu, giai cấp tư sản trước tiên phải tấn công vào sào huyệt La Mã này. Với lý do đó, Italia là một nước thoát khỏi chế độ phong kiến châu Âu rất sớm, mặc dù do bối cảnh lịch sử ở từng nước khác nhau, cách mạng tư sản lại nổ ra đầu tiên ở Hà Lan và Anh. Vì vậy, thế kỷ XV - XVI ở Italia đã đạt được sự phát triển cực thịnh về kinh tế - xã hội và nhất là văn hoá, khoa học. Về sự phát triển triết học thời kỳ Phục hưng ở Italia, trước tiên phải nói đến sự phát triển mạnh mẽ của các tư tưởng nhân đạo. Danh từ nhân đạo (humanista) lần đầu tiên được Sisêrôn thời cổ sử dụng, trở thành phạm trù trung tâm thể hiện khuynh hướng đề cao con người của triết học thời này. Trong thế giới quan của các nhà nhân đạo từ Đantê Aligiêri đến Pêtrarca, từ Kolintari đến Lôrenxô Vanta đều toát lên quan niệm tự nhiên thần luận, không coi thượng đế là đấng tối cao tạo ra thế giới trong vòng một tuần như kinh thánh dạy. Họ khơi dậy những tinh hoa của nền văn minh cổ đại, ca ngợi sức mạnh về vẻ đẹp của con người. Tư tưởng nhân văn thời Phục hưng đã làm đảo lộn vũ trụ quan và nhân sinh quan của Kitô giáo. Con người không còn lấy Thượng đế, mà lấy chính mình làm trung tâm và thước đo tất thảy mọi vật. Các giá trị hiện thực của con người được đề cao. Hình tượng con người cường tráng ngẩng cao đầu đòi tự đo và công lý, không khuất phục trước mọi trở ngại... đã trở thành phương châm tư tưởng và văn hoá thời kỳ này. Nó nhanh chóng tụ hợp được mọi tầng lớp tiến bộ trong xã hội, nhất là tầng lớp thị dân đang lớn mạnh muốn xoá bỏ mọi xiềng xích gông cùm của giáo lý trung cổ đã chào đón và ủng hộ nhiệt thành. Điều đó được thể hiện rõ trong thế giới quan của nhiều nhà tư tưởng lớn ở Italia thời kỳ Phục hưng. a, Lêôna Đờ Vankxi (1452 – 1519) Ông không những là một nhà danh hoạ lớn mà còn là một nhà toán học, cơ học và một kỹ sư lớn, đóng góp được nhiều phát minh quan trọng vào những ngành rất khác nhau của vật lý học. Phê phán các quan niệm của thần học và giáo hội, Lêôna Đờ Vanhxi tìm cách xây dựng một hệ thống thế giới quan khoa học thực sự dựa trên cơ sở của kinh nghiệm và thực nghiệm. Với luận điểm "sự thông thái là con gái của kinh nghiệm", Lêôna Đờ Vanhxi đặc biệt đề cao vai trò của kinh nghiệm trong nhận thức. Ông khẳng định khoa học nào mà không trải qua kinh nghiệm, tri thức nào mà không xuất phát từ các giác quan của chúng ta thì đều sai lầm. Ông cũng không nhất trí với các quan niệm duy cảm tầm thường, mà đề cao vai trò của lý luận trong nhận thức. Tiếp thu tư tưởng của các nhà nhân đạo, Lêôna Đờ Vanhxi khẳng định con người là vũ khí vĩ đại nhất của tạo hoá. Dựa trên các sự vật tự nhiên, con người sáng tạo ra các sự vật mới phục vụ cho cuộc sống của mình. Là một nhà hội hoạ nổi tiếng, ông coi trọng hoạt động nghệ thuật của con người, vì "Thượng đế như người thợ cá và hoạ sĩ tối cao, hoạt động nghệ thuật là phương thức nhận thức Thượng đế. Tuy nhiên, theo Lêôna Đờ Vanhxi, khoa học chỉ có khả năng khám phá ra các đặc tính thuộc về lượng của các sự vật, phát hiện ra các quy luật chung của thế giới. Chỉ có nghệ thuật mới có thể nhận thức các đặc tính thuộc về chất của các sự vật, cho chúng ta một bức tranh sinh động về thế giới. Cố nhiên, quan niệm này của ông còn nhiều hạn chế, nhưng xét theo một khía cạnh nào đó thì nó chỉ ra sự khác nhau tương đối giữa khoa học và nghệ thuật, và điều đó mang tính hợp lý nhất định. b, Brunô (1548 - 1600) Brunô là nhà triết học, nhà khoa học tự nhiên vĩ đại thời kỳ phục hưng ở Italia, là người bảo vệ thuyết nhật tâm của Côpécníc. Cũng như Nicôlai Kuzan, ông là nhà tự nhiên thần luận, nhưng nghiêng về lập trường duy vật hơn. Vì thế, tự nhiên thần luận của ông là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng duy vật thời Phục hưng. Và chính bởi những tư tưởng khoa học chân chính của mình mà ông bị giáo hội thiêu sống. Phạm trù trung tâm của triết học Brunô là cái duy nhất (Uno) được ông lấy từ phái Platôn mới và diễn giải dưới ngôn ngữ tự nhiên thần luận của mình. Uno chính là Thượng đế tồn tại dưới dạng giới tự nhiên được hiểu như một thế giới độc lập, chứ không phải do một cái gì đó sáng tạo ra. Mặc dù đồng nhất Thượng đế với giới tự nhiên, nhưng trên thực tế Brunô chỉ thừa nhận Thượng đế trên danh nghĩa. Điều đó thể hiện rất rõ khi ông quan niệm Uno là giới tự nhiên - Thượng đế chứ không phải là Thượng đế - giới tự nhiên như ở Nicôlai Kuzan. Mọi sự vật chi là những dạng biểu hiện cụ thể củ Uno. Sự vật thì biến đổi không ngừng, nhưng bản thân Uno thì bất biến, tựa như Parmenít quan niệm vệ tồn tại vậy. Chịu ảnh hưởng nhiều quan niệm của Arixtốt, Brunô khẳng định sự thống nhất vật chất và hình dạng trong Uno. Uno được coi là sự thống nhất của các mặt đối lập, như cực đại và cực tiểu, tính thống nhất và tính nhiều vẻ, khả năng và hiện thực V.V.. Nó là tất cả, đồng thời lại không là gì cả, nó ở trong tất cả mọi cái, nhưng đồng thời lại không ở đâu cả. Uno là cơ sở thống nhất toàn bộ các sự vật trong vũ trụ nên tồn tại vĩnh viễn. Trong nó, vật chất và hình dạng không tách rời nhau, vì vậy không thế có cái coi là "vật chất đầu tiên" hay hình dạng thuần tuý như Arixtốt quan niệm. Đó chỉ là sự lầm tưởng của nhà triết học vĩ đại cổ Hi La đã dẫn ông đến sự dao động giữa lập trường duy vật và duy tâm. Theo Brunô, vật chất phải là cái tích cực, nó vừa là cơ chất, và là thực thể của mọi vật. Mọi hình dạng chẳng qua là hình dạng của vật chất mà thôi. Tiếp cận được với quan niệm khẳng định tính thống nhất vật chất của vũ trụ, ông nhận thấy chân lý: mọi sự vật đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất thảy mọi vật. Chúng ta ở trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong chúng ta". Xuất phát từ tư tưởng sâu sắc trên, Brunô xây dựng Học thuyết đơn tử (monad - theo tiếng cổ Hy Lạp nghĩa là đơn vị), theo đó mọi sự vật và của vũ trụ nói chung được cấu thành từ các đơn tử như những phần tử nhỏ nhất của vật chất có chứa dựng khả năng tinh thần. Vận động là độc tính của vật chất, cho nên trong nội tâm của các đơn tử đều có vận động làm cho nó có sinh khí. Tuy vậy, Brunô lại giao động trong việc giải thích nguồn gốc của vận động. Theo ông, khả năng nội tại của vật chất tạo nên các hình dạng và vận động của nó là linh hồn và hình dạng phổ biến của thế giới, khả năng chủ yếu của linh hồn thế giới là trí tuệ phổ biến, cái làm cho mọi sự vật phát triển theo những quy luật nhất định. Chịu ảnh hưởng lớn của nghệ thuật, Brunô coi trí tuệ phổ biến đó tựa như nhà hoạ sĩ trong nội tâm vật chất vậy. Quan niệm này đưa ông đến chủ nghĩa vật hoạt luận, khẳng định toàn bộ vật chất chứa đựng khả năng sự sống và ý thức, quy cho sự vật những đặc tính mà chỉ riêng con người mới có. Đề cập đến vấn đề con người, Brunô đặc biệt đề cao khả năng nhận thức trí tuệ của con người. Chống lại uy quyền của giáo hội, ông phủ nhận cả chân lý thần học lẫn quan niệm thừa nhận hai chân lý thịnh hành thời trung cổ và Phục hưng, khẳng định tồn tại duy nhất một dạng chân lý duy nhất do triết học và khoa học khám phá. Khoa học không thể chấp nhận một sự sùng bái cá nhân hay một tư tưởng giáo điều nào cả. Bản thân thuyết nhật tâm Côpécníc là một thuyết tiến bộ cần phải ủng hộ nhưng cũng không nên sùng bái nó quá. Vũ trụ là một thế giới vô tận bao gồm vô vàn các hành tinh, trong độ trái đất hay mặt trời chỉ là một trong số các hành tinh ấy. Vì thế không có hành tinh nào thực sự là trung tâm của vũ trụ theo nghĩa tuyệt đối cả. Ngoài trái đất, sự sống và con người rất có thể có trong nhiều hành tinh khác của vũ trụ bao la và hùng vĩ. Không có một chúa trời nào thống trị vũ trụ đó cả. Ở đây, Brunô có nhiều quan niệm cách mạng, tiên đoán trước nhiều vấn đề của khoa học tương lai. Các quan niệm tiến bộ của ông sau này được nhiều nhà khoa học tích cực ủng hộ. Bản thân vấn đề liệu có tồn tại nền văn minh ngoài trái đất hay không là đề tài sôi động của các thời đại. Khoa học hiện nay đã và đang chứng thực nhiều tư tưởng sâu sắc của Brunô. c, Galilêô Galilê (1564 - 1642) G. Galilê là nhà toán học, nhà thiên văn, nhà vật lý và nhà triết học cuối thời Phục hưng ở Italia, người mở đầu cho sự phát triển khoa học thực nghiệm và toán học cận đại với nhiều phát minh quan trọng. Các phát kiến khoa học của Galilê có ý nghĩa triết học sâu săc. Chúng giúp ông xây dựng quan niệm về thế giới một cách khách quan. Với việc phát hiện các thể vật chất trên mặt trăng và những khám phá về sao Kim, mặt trời..., ông đã đi đến khẳng định tính thống nhất vật chất của toàn vũ trụ, chứng minh bằng những cứ liệu khoa học thuyết nhật tâm của Côpécníc. Nhờ những phát minh của Galilê, Kêple V.V., giả thuyết của Côpécníc, đã trở thành một học thuyết thực sự khoa học. Chịu nhiều ảnh hưởng của các quan niệm thừa nhận "hai chân lý" thịnh hành thời đó, Galilê ví giới tự nhiên và kinh thánh tựa như "hai cuốn sách" không liên quan với nhau. Mỗi "cuốn sách" trên thích dụng cho con người ở một khía cạnh nhất định. Kinh thánh gần gũi với cuộc sống hằng ngày của con người bởi tính dễ hiểu và dễ đi sâu vào lòng người của nó. Nó dạy cho con người nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống thông thường của họ. Còn khoa học giúp cho con người khám phá ra những quy luật của giới tự nhiên, nhận thức bản chất đích thực của chúng. Khác với kinh thánh, để hiểu "cuốn sách giới tự nhiên, con người không chỉ đơn thuần dựa trên sự diễn giải câu chữ mà phải căn cứ vào các quan sát, dựa trên thực nghiệm và tư duy lý tính. Do đó, trong lĩnh vực hoạt động khoa học thì kinh thánh chẳng có vai trò gì cả, bởi lẽ, Galilê khẳng định "giới tự nhiên nhạo báng các quyết định và mệnh lệnh của các công tước, hoàng tử, hoàng đế và vua chúa. Nó chẳng mảy may thay đổi một tý gì những quy luật và trạng thái của mình theo những đòi hỏi của họ". Xuất phát từ những quan niệm trên, Galilê đi đến khẳng định tôn giáo và khoa học là hai lĩnh vực đời sống tinh thần cần thiết của con người. Theo ông, nói chung về nguyên tắc thì kinh thánh không có gì sai, mà chính những người sau này diễn giải nó nhiều khi lại hiểu sai và bóp méo nội dung tích cực của nó. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà thông thái là phải khai thác những mặt hợp lý trong các luận điểm của kinh thánh. Bên cạnh đó, Galilê đặc biệt đề cao vai trò của khoa học. Ông khẳng định sức mạnh trí tuệ con người trong việc nhận thức thế giới. Kế tục Nicôlai Kuzan và Brunô, ông coi quá trình nhận thức giới tự nhiên là vô hạn. Những gì chúng ta biết về sự vật còn quá ít so với những gì mà chúng ta chưa biết. Qúa để cao vai trò của toán học trong nhận thức, Galilê cho rằng, ngôn ngữ cơ bản của "cuốn sách" giới tự nhiên đó là ngôn ngữ hình học. Từ đây, ông quy mọi sự vật của thế giới vào các dạng hình như tam giác, hình vuông hình chữ nhật..., đồng thời phủ nhận tính vô cùng, đa dạng của thế giới, nhìn nhận mọi cái dưới con mắt của nhà toán học. Có thể nói, các quan niệm của Galilê về thế giới là "tuyên ngôn" mỏ đất cho quan niệm duy vật máy móc về giới tự nhiên. Tuy còn nhiều mặt hạn chế, nhưng Galilê đóng vai trò to lớn trong sự phát triển triết học và khoa học thời kỳ Phục hưng và cận đại không chỉ ở Italia, mà cả phương Tây nói chung. Sự tồn tại của tôn giáo cũng như ảnh hưởng của nó ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, cho thấy quan niệm mểm dẻo của Galilê về vấn đề này mang nhiều yếu tố hợp lý. HocTot.Nam.Name.Vn
|