Những người mở đầu sự phát triển triết học thời kỳ Phục hưng

Thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu bắt đầu từ thế kỳ XV. Cùng với sự phát triển về nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác, trong lĩnh vực tư tưởng xuất hiện nhiều nhà triết học tiếp tục các xu thế tiến bộ của triết học thời kỳ trung cổ trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của triết học cổ Hy Lạp và La Mã.

Thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu bắt đầu từ thế kỳ XV. Cùng với sự phát triển về nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác, trong lĩnh vực tư tưởng xuất hiện nhiều nhà triết học tiếp tục các xu thế tiến bộ của triết học thời kỳ trung cổ trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của triết học cổ Hy Lạp và La Mã.

a.      Triết học Nicolai Kuzan (1401 - 1464)

Nicôlai Kuzan sinh ra trong một gia đình đánh cá ở miền Nam nước Đức, nhưng chịu ảnh hưởng của các nhà nhân đạo và những người theo phái Platôn ở Italia. Vì thế, ông là một trong những người đầu tiên dám phê phán mạnh mẽ các giáo lý trung cổ, mở đầu thời kỳ triết học Phục hưng với các tác phẩm nổi tiếng như về sự dốt nát, về tri thức học....

Ý đồ của Nicôlai Kazan là xây dựng một hệ thống thần học mới thay thế thần học cũ của các triết học gia trung cổ mang nặng tinh thần luận. Ông đưa ra quan điểm tự nhiên thần luận cho rẳng sự tồn tại của Thượng đế không gì khác mà chính là sự tồn tại của thế giới trong Thượng đế. Điểm mới của Kuzan là ở chỗ: ông không coi Thượng đế như một vật hay cá nhân cụ thể nào mà là bản chất vô hạn của thế giới. Qúa trình phát triển ngày càng hoàn thiện của thế giới cũng chính là quá trình Thượng đế ngày càng biểu hiện ra thành giới tự nhiên. Mối quan hệ giữa Thượng đế và giới tự nhiên tựa như mối quan hệ giữa bản chất vô cùng tận với những hiện tượng mà nó dần dần thể hiện ra. Vì sự phát triển của Thượng đế dài vô cùng tận nên không một phạm trù nào, thậm chí toàn bộ các phạm trù của con người cũng không thể biểu hiện được bản chất vô hạn của Thượng đế. Ở đây, Kuzan đã đi đến tư tưởng biện chứng về tính tương đối của nhận thức con người. Hơn nữa, ông còn nhận thấy Thượng đế là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Thượng đế là cực đại tuyệt đối, nhưng "bởi vì cực đại tuyệt đối đồng thời chứa đựng thực sự tất cả mọi vật... cho nên cực đại đồng nhất với cực tiểu". Mối quan hệ giữa Thượng đế với các sự vật ở ông được thể hiện rõ nhất qua luận điểm biện chứng sâu sắc: "Thượng đế là tất cả trong mọi cái, nhưng đồng thời cũng không là gì cả (hư vô) trong mọi cái".

Chịu ảnh hưởng xu thế đề cao con người của các nhà triết học cổ đại và các nhà nhân đạo thời kỳ này. Nicôlai Kuzan coi con người là sản phẩm tối cao và tinh tuý nhất trong sự sáng tạo của Thượng đế, vì con người như Thượng đế - con người (deus - human), ông là một trong số ít nhà triết học từ trước tới giờ ý thức được con người không chỉ là một sinh vật cấp cao bằng xương bằng thịt như hàng ngày chúng ta vẫn thấy, mà là một Thượng đế - con người đang thường xuyên tác động vào cáo sự vật tự nhiên. Vì vậy, "con người chính là Ihê giới con người bao quát dưới dạng tiềm tàng toàn bộ Thượng đế và thế giới.... nội tâm triển vọng của con người đó là tất cả. Quan niệm này của Kuzan đánh dấu một bước tiến mới của triết học thời Phục hưng và cận đại so với triết học trước đây trong quan niệm về vấn đề con người.

Xuất phát từ quan niệm biện chứng về bản chất của Thượng đế và thế giới, Nicôlai Kuzan khẳng định tính tương đối của nhận thức con người. "Bởi chân lý tồn tại không hơn không kém... là giới hạn vô cùng tận của lý tính chúng ta... Hiểu biết của chúng ta càng rộng và sâu bao nhiêu thì chúng ta càng tiến tới chân lý bấy nhiêu". Quan niệm này mặc dù có hạn chế ở chỗ coi chân lý như sự trọn vẹn tuyệt đối và cứng nhắc, nhưng nó đặt nền móng cho tư tưởng biện chứng về quá trình nhận thức trong triết học sau này.

b.      Nicôlai Côpécníc (1473 - 1543)

Ông là một trong những người đầu tiên nhận thấy thuyết địa tâm Arixtốt - Ptôlêmê chẳng những không giải thích đuợc nhiều hiện tượng thiên văn học, mà còn là chỗ dựa cho thần học và giáo hội chống lại khoa học, ông đưa ra thuyết nhật tâm coi mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Bản thân các hành tinh khác kể cả trái đất phải xoay quanh mặt trời. Mặc dù chưa lý giải được nhiều hiện tượng thiên văn, nhung thuyết nhật tâm của Côpécníc có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của triết học và khoa học thời kỳ này. Ph.Ăngghen viết: "Hành vi cách mạng mà khoa học tự nhiên dùng để tuyên bố sự độc lập của mình,.. chính là việc xuất bản tác phẩm bất hủ trong đó Côpécníc. - tuy với một thái độ rụt rè..., - đã thách thức quyền uy của giáo hội trong các vấn đề của tự nhiên. Từ đó trở đi khoa học tự nhiên mới bắt đầu được giải phóng khỏi thần học...”

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Triết học thời kỳ Phục hưng ở Italia

    Vào thế kỷ XV - XVI, nước Italia đạt đuợc sự phát triển xã hội và văn hoá to lớn, trở thành trung tâm văn hoá châu Âu. Điều đó hợp lý vì Italia thừa hưởng cả một nền văn minh La Mã cổ đại.

  • Tính nhân đạo và chủ nghĩa cộng sản không tưởng

    Bước sang thế kỷ XVI, những mầm mống của nền sản xuất tư bản không chỉ xuất hiện ở Italia, mà còn ở nhiêu nước Tây Âu khác như Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha V.V.. Với sự phát triển mạnh về kinh tế và xã hội của các nước đó theo con đường tư bản chủ nghĩa

close