Trắc nghiệm Bài 7. Sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố của dây dẫn - Vật Lí 9

Đề bài

Câu 1 :

Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu dưới đây?

  • A

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và không phụ thuộc vào vật liệu làm dây

  • B

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây

  • C

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

  • D

    Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và vật liệu làm dây

Câu 2 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?

  • A

    \(R = S{\rho }{l}\)

     
     
  • B

    \(R = \frac{{lS}}{\rho }\)

  • C

    \(R = \rho \frac{l}{S}\)

  • D

    \(R = S\frac{\rho }{l}\)

Câu 3 :

Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

  • A

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu

  • B

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau

  • C

    Các dây dẫn chiều dài khác nhau, tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu

  • D

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.

Câu 4 :

Biết điện trở suất của nhôm là \(2,{8.10^{ - 8}}\Omega m\), của vonfram là \(5,{5.10^{ - 8}}\Omega m\), của sắt là \({12.10^{ - 8}}\Omega m\) . So sánh nào dưới đây là đúng?

  • A

    Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm

  • B

    Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm

  • C

    Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt

  • D

    Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram

Câu 5 :

Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây?

  • A

    Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm

  • B

    Đồng là chất dẫn điện vào loại tốt nhất trong số các kim loại và tốt hơn nhôm

  • C

    Đồng là vật liệu không quá đắt so với nhôm và dễ kiếm tìm

  • D

    Dây dẫn bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây bằng nhôm

Câu 6 :

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố dưới đây?

  • A

    Vật liệu làm dây dẫn

  • B

    Khối lượng của dây dẫn

  • C

    Chiều dài của dây dẫn

  • D

    Tiết diện của dây dẫn

Câu 7 :

Chọn câu trả lời đúng?

Một dây dẫn bằng đồng dài \({l_1} = 10m\) có điện trở \({R_1}\) và một dây dẫn bằng nhôm dài \({l_2} = 2m\) có điện trở \({R_2}\). So sánh giữa \({R_1}\) và \({R_2}\)  nào dưới đây là đúng?

  • A

    \({R_1} = 2{{\rm{R}}_2}\)

  • B

    \({R_1} < 2{{\rm{R}}_2}\)

  • C

    \({R_1} > 2{{\rm{R}}_2}\)

  • D

    Không đủ điều kiện để so sánh \({R_1}\) với \({R_2}\)

Câu 8 :

Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là \({S_1},{R_1}\) và \({S_2},{R_2}\). Hệ thức nào dưới đây là đúng?

  • A

    \({S_1}{R_1} = {S_2}{R_2}\)

  • B

    \(\frac{{{S_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{S_2}}}{{{R_2}}}\)

  • C

    \({R_1}{R_2} = {S_1}{S_2}\)

  • D

    Cả ba hệ thức trên đều sai

Câu 9 :

Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là \({l_1},{S_1},{R_1}\) và \({l_2},{S_2},{R_2}\). Biết \({l_1} = 4{l_2}\) và \({S_1} = 2{{\rm{S}}_2}\). Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) của hai dây dẫn này là đúng?

  • A

    \({R_1} = 8{{\rm{R}}_2}\)

  • B

    \({R_1} = \frac{{{R_2}}}{2}\)

  • C

    \({R_1} = 2{{\rm{R}}_2}\)

  • D

    \({R_1} = \frac{{{R_2}}}{8}\)

Câu 10 :

Một dây dẫn đồng chất có chiều dài \(l\), tiết diện \(S\) có điện trở \(8\Omega \) được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài \(\dfrac{l}{2}\). Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

  • A

    \(4\Omega \)

  • B

    \(6\Omega \)

  • C

    \(8\Omega \)

  • D

    \(2\Omega \)

Câu 11 :

Một dây đồng dài \(50m\), có tiết diện là \(0,8m{m^2}\) thì có điện trở là \(1,6\Omega \). Một dây đồng khác có tiết diện \(0,4m{m^2}\) thì có điện trở là \(2,4\Omega \) thì có chiều dài bằng bao nhiêu?

  • A

    26m

  • B

    37,5m

  • C

    48m

  • D

    56m

Câu 12 :

Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài \(2m\) có điện trở \({R_1}\), dây kia dài \(6m\) có điện trở \({R_2}\). Tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = ?\)

  • A

    \(\frac{1}{2}\)

  • B

    \(3\)

  • C

    \(\frac{1}{3}\)

  • D

    \(2\)

Câu 13 :

Một dây dẫn dài \(120m\) được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế \(30V\)vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là \(125mA\). Mỗi đoạn dây dài \(1m\) của cuộn dây có điện trở bằng bao nhiêu?

  • A

    \(240\Omega \)

  • B

    \(20\Omega \)

  • C

    \(2\Omega \)

  • D

    \(200\Omega \)

Câu 14 :

Người ta dùng dây niken làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là \(0,5mm\) thì cần dây có chiều dài \(4,68m\). Nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện \(0,3mm\) thì dây phải có chiều dài bằng bao nhiêu?

  • A

    \(1,24m\)

  • B

    \(1,4m\)

  • C

    \(2,34m\)

  • D

    \(1,68m\)

Câu 15 :

Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt nhất:

  • A

    Sắt

  • B

    Nhôm

  • C

    Bạc

  • D

    Đồng

Câu 16 :

Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?

  • A

    Vonfram

  • B

    Sắt

  • C

    Nhôm

  • D

    Đồng

Câu 17 :

Có ba dây dẫn với chiều dài và tiết diện như nhau. Dây thứ nhất bằng bạc có điện trở \({R_1}\), dây thứ hai bằng đồng có điện trở \({R_2}\) và dây thứ ba bằng nhôm có điện trở \({R_3}\). Biết điện trở suất của bạc, đồng, nhôm có giá trị lần lượt là \(1,{6.10^{ - 8}}\Omega m;1,{7.10^{ - 8}}\Omega m;2,{8.10^{ - 8}}\Omega m\). Khi so sánh các điện trở này, ta có:

  • A

    \({R_1} > {R_2} > {R_3}\)

  • B

    \({R_1} > {R_3} > {R_2}\)

  • C

    \({R_2} > {R_1} > {R_3}\)

  • D

    \({R_3} > {R_2} > {R_1}\)

Câu 18 :

Một cuộn dây dẫn bằng đồng với khối lượng của dây dẫn là \(0,5kg\) và dây dẫn có tiết diện \(1m{m^2}\). Điện trở của cuộn dây là bao nhiêu biết điện trở suất của đồng là \(1,{7.10^{ - 8}}\Omega m\) và khối lượng riêng của đồng là \(8900kg/{m^3}\).

  • A

    \(0,955\Omega \)

  • B

    \(0,85\Omega \)

  • C

    \(1,25\Omega \)

  • D

    \(0,69\Omega \)

Câu 19 :

Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là \(1,{1.10^{ - 6}}\Omega m\) để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là \(4,5\Omega \) và có chiều dài tổng cộng là \(0,8m\). Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu?

  • A

    \(d = 0,5mm\)

  • B

    \(d = 0,2mm\)

  • C

    \(d = 0,25mm\)

  • D

    \(d = 0,65mm\)

Câu 20 :

Đường dây dẫn của mạng điện trong một gia đình nếu nối dài liên tiếp với nhau sẽ có chiều dài tổng cộng là 500m và điện trở của mỗi đoạn có chiều dài 1m của đường dây này có điện trở trung bình là 0,02Ω. Tính điện trở tổng cộng của toàn bộ đường dây dẫn nối dài liên tiếp này.

  • A
  • B
    10Ω
  • C
    15Ω
  • D
    20Ω
Câu 21 :

Hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài là l1 và l2. Lần lượt đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu của mỗi đoạn dây này thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ tương ứng là I1 và I2. Biết I1 = 0,25.I2, hỏi l1 dài gấp bao nhiêu lần l2?

  • A
    2
  • B
    0,25
  • C
    4
  • D
    0,5
Câu 22 :

Ở các nhà cao tầng, người ta lắp cột thu lôi để chống sét. Dây nối đầu cột thu lôi xuống đất là dây sắt, có điện trở suất là 12,0.10-8Ω.m. Tính điện trở của một dây dẫn bằng sắt này nếu nó dài 40m và có đường kính tiết diện là 8mm?

  • A
    0,955 Ω
  • B
    9,55 Ω
  • C
    0,0955 Ω
  • D
    95,5 Ω
Câu 23 :

Hình vẽ biểu diễn một đoạn dây dẫn AB đồng chất, tiết diện đều, hai điểm M và N chia dây dẫn AB thành ba đoạn dài bằng nhau: AM = MN = NB. Cho dòng điện cường độ I chạy qua dây dẫn này. Hãy so sánh hiệu điện thế UAN và UMB

  • A
    UAN = 2UMB
  • B
    UAN = UMB
  • C
    UAN = 0,5.UMB
  • D
    UAN = 3.UMB
Câu 24 :

Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 125mA. Tính điện trở cuộn dây?

  • A
    0,24Ω
  • B
    24Ω
  • C
    240Ω
  • D
    2400Ω
Câu 25 :

Người ta dùng dây Nikêlin (một loại hợp kim) làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là 0,6mm thì cần dây có chiều dài là 2,88m. Hỏi nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện là 0,4mm thì dây phải có chiều dài là bao nhiêu?

  • A
    1,12m
  • B
    1,5m
  • C
    1,28m
  • D
    3m
Câu 26 :

Một đoạn dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều có điện trở là R. Nếu cắt đoạn dây đó thành bốn đoạn có chiều dài bằng nhau thì mỗi đoạn có điện trở là

  • A
    0,25R.     
  • B
    2R.    
  • C
    0,5R.   
  • D
    4R.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu dưới đây?

  • A

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và không phụ thuộc vào vật liệu làm dây

  • B

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây

  • C

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

  • D

    Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và vật liệu làm dây

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và vật liệu làm dây

Câu 2 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?

  • A

    \(R = S{\rho }{l}\)

     
     
  • B

    \(R = \frac{{lS}}{\rho }\)

  • C

    \(R = \rho \frac{l}{S}\)

  • D

    \(R = S\frac{\rho }{l}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Trong đó:

+ \(l\): chiều dài dây \(\left( m \right)\)

+ \(S\): tiết diện của dây \(\left( {{m^2}} \right)\)

+ \(\rho \): điện trở suất \(\left( {\Omega m} \right)\)

+ \(R\): điện trở \(\left( \Omega  \right)\)

Câu 3 :

Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

  • A

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu

  • B

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau

  • C

    Các dây dẫn chiều dài khác nhau, tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu

  • D

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để tìm hiếu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.

Câu 4 :

Biết điện trở suất của nhôm là \(2,{8.10^{ - 8}}\Omega m\), của vonfram là \(5,{5.10^{ - 8}}\Omega m\), của sắt là \({12.10^{ - 8}}\Omega m\) . So sánh nào dưới đây là đúng?

  • A

    Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm

  • B

    Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm

  • C

    Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt

  • D

    Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào các yếu tốc của dây

Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

\(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở suất

Mặt khác, điện trở đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện

=> Vật liệu nào có điện trở suất càng lớn thì khả năng dẫn điện càng kém và ngược lại .

Ta thấy, điện trở suất của nhôm là nhỏ nhất và của sắt là lớn nhất => nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt

Câu 5 :

Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây?

  • A

    Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm

  • B

    Đồng là chất dẫn điện vào loại tốt nhất trong số các kim loại và tốt hơn nhôm

  • C

    Đồng là vật liệu không quá đắt so với nhôm và dễ kiếm tìm

  • D

    Dây dẫn bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây bằng nhôm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sự dẫn điện của dây dẫn bằng đồng và nhôm và bảng số liệu khối lượng riêng của các chất

Lời giải chi tiết :

A - sai vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm

Câu 6 :

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố dưới đây?

  • A

    Vật liệu làm dây dẫn

  • B

    Khối lượng của dây dẫn

  • C

    Chiều dài của dây dẫn

  • D

    Tiết diện của dây dẫn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

=> Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào khối lượng của dây dẫn

Câu 7 :

Chọn câu trả lời đúng?

Một dây dẫn bằng đồng dài \({l_1} = 10m\) có điện trở \({R_1}\) và một dây dẫn bằng nhôm dài \({l_2} = 2m\) có điện trở \({R_2}\). So sánh giữa \({R_1}\) và \({R_2}\)  nào dưới đây là đúng?

  • A

    \({R_1} = 2{{\rm{R}}_2}\)

  • B

    \({R_1} < 2{{\rm{R}}_2}\)

  • C

    \({R_1} > 2{{\rm{R}}_2}\)

  • D

    Không đủ điều kiện để so sánh \({R_1}\) với \({R_2}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:  \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Vì ta không biết tiết diện của hai dây dẫn này như thế nào, nên không đủ điều kiện để so sánh \({R_1}\) với \({R_2}\)

Câu 8 :

Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là \({S_1},{R_1}\) và \({S_2},{R_2}\). Hệ thức nào dưới đây là đúng?

  • A

    \({S_1}{R_1} = {S_2}{R_2}\)

  • B

    \(\frac{{{S_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{S_2}}}{{{R_2}}}\)

  • C

    \({R_1}{R_2} = {S_1}{S_2}\)

  • D

    Cả ba hệ thức trên đều sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:  \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \frac{l}{{{S_1}}}\\{R_2} = \rho \frac{l}{{{S_2}}}\end{array} \right. \to \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}} \leftrightarrow {S_1}{R_1} = {S_2}{R_2}\)

Câu 9 :

Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là \({l_1},{S_1},{R_1}\) và \({l_2},{S_2},{R_2}\). Biết \({l_1} = 4{l_2}\) và \({S_1} = 2{{\rm{S}}_2}\). Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) của hai dây dẫn này là đúng?

  • A

    \({R_1} = 8{{\rm{R}}_2}\)

  • B

    \({R_1} = \frac{{{R_2}}}{2}\)

  • C

    \({R_1} = 2{{\rm{R}}_2}\)

  • D

    \({R_1} = \frac{{{R_2}}}{8}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

$\left\{ \begin{gathered}
{R_1} = \rho \frac{{{l_1}}}{{{S_1}}} \hfill \\
{R_2} = \rho \frac{{{l_1}}}{{{S_2}}} \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}{S_2}}}{{{l_2}{S_1}}} = \frac{{4{l_2}{S_2}}}{{{l_2}.2{S_2}}} = 2 \to {R_1} = 2{{\text{R}}_2}$

Câu 10 :

Một dây dẫn đồng chất có chiều dài \(l\), tiết diện \(S\) có điện trở \(8\Omega \) được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài \(\dfrac{l}{2}\). Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

  • A

    \(4\Omega \)

  • B

    \(6\Omega \)

  • C

    \(8\Omega \)

  • D

    \(2\Omega \)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Khi gập dây lại thì chiều dài dây giảm nhưng tiết diện S của dây tăng lên.

Theo đề bài ta có: 

\(\left\{ \begin{array}{l}{l_1} = l,{S_1} = S,{R_1} = 8\Omega \\{l_2} = \dfrac{l}{2},{S_2} = 2{\rm{S}},{R_2} = ?\end{array} \right.\)

Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn, ta có:

 

\(\left\{ \begin{gathered}
{R_1} = \rho \dfrac{{{l_1}}}{{{S_1}}} \hfill \\
{R_2} = \rho \dfrac{{{l_1}}}{{{S_2}}} \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

\( \to \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{{l_1}{S_2}}}{{{l_2}{S_1}}} = \dfrac{{l.2S}}{{\dfrac{l}{2}S}} = 4\)

\( \to {R_2} = \dfrac{{{{\text{R}}_1}}}{4} = \dfrac{8}{4} = 2\Omega \)

Câu 11 :

Một dây đồng dài \(50m\), có tiết diện là \(0,8m{m^2}\) thì có điện trở là \(1,6\Omega \). Một dây đồng khác có tiết diện \(0,4m{m^2}\) thì có điện trở là \(2,4\Omega \) thì có chiều dài bằng bao nhiêu?

  • A

    26m

  • B

    37,5m

  • C

    48m

  • D

    56m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn, ta có:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \frac{{{l_1}}}{{{S_1}}}\\{R_2} = \rho \frac{{{l_1}}}{{{S_2}}}\end{array} \right.\\ \to \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}{S_2}}}{{{l_2}{S_1}}} \leftrightarrow \frac{{1,6}}{{2,4}} = \frac{{50.0,4}}{{{l_2}.0,8}} \to {l_2} = 37,5m\end{array}\)

Câu 12 :

Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài \(2m\) có điện trở \({R_1}\), dây kia dài \(6m\) có điện trở \({R_2}\). Tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = ?\)

  • A

    \(\frac{1}{2}\)

  • B

    \(3\)

  • C

    \(\frac{1}{3}\)

  • D

    \(2\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \frac{{{l_1}}}{S}\\{R_2} = \rho \frac{{{l_1}}}{S}\end{array} \right. \to \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\)

Câu 13 :

Một dây dẫn dài \(120m\) được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế \(30V\)vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là \(125mA\). Mỗi đoạn dây dài \(1m\) của cuộn dây có điện trở bằng bao nhiêu?

  • A

    \(240\Omega \)

  • B

    \(20\Omega \)

  • C

    \(2\Omega \)

  • D

    \(200\Omega \)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm tính điện trở R: \(R = \frac{U}{I}\)

+ Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có

+ Điện trở của cuộn dây: \(R = \frac{U}{I} = \frac{{30}}{{{{125.10}^{ - 3}}}} = 240\Omega \)

+ Gọi \(R'\) là điện trở của đoạn dây dài \(l' = 1m\) , ta có tỉ lệ:

\(\frac{{R'}}{R} = \frac{{l'}}{l} = \frac{1}{{120}} \to R' = \frac{R}{{120}} = \frac{{240}}{{120}} = 2\Omega \)

Câu 14 :

Người ta dùng dây niken làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là \(0,5mm\) thì cần dây có chiều dài \(4,68m\). Nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện \(0,3mm\) thì dây phải có chiều dài bằng bao nhiêu?

  • A

    \(1,24m\)

  • B

    \(1,4m\)

  • C

    \(2,34m\)

  • D

    \(1,68m\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Áp dụng biểu thức tính tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Điện trở của dây dẫn :\(R = \rho \frac{l}{S}\)

Mặt khác: \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)

Ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \frac{{{l_1}}}{{{S_1}}} = \rho \frac{{{l_1}}}{{\pi {{\left( {\frac{{{d_1}}}{2}} \right)}^2}}}\\{R_2} = \rho \frac{{{l_2}}}{{{S_2}}} = \rho \frac{{{l_2}}}{{\pi {{\left( {\frac{{{d_2}}}{2}} \right)}^2}}}\end{array} \right.\)

Theo đề bài, điện trở không thay đổi:

\(\begin{array}{l}{R_1} = {R_2} \to \frac{{{l_2}}}{{d_2^2}} = \frac{{{l_1}}}{{d_1^2}}\\ \to {l_2} = \frac{{d_2^2{l_1}}}{{d_1^2}} = \frac{{{{\left( {0,{{3.10}^{ - 3}}} \right)}^2}4,68}}{{{{\left( {0,{{5.10}^{ - 3}}} \right)}^2}}} = 1,68m\end{array}\)

Câu 15 :

Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt nhất:

  • A

    Sắt

  • B

    Nhôm

  • C

    Bạc

  • D

    Đồng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào điện trở suất của các vật. Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt.

Lời giải chi tiết :

Ta có: Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt.

Điện trở suất của bạc nhỏ nhất trong các vật liệu trên => Bạc dẫn điện tốt nhất

Câu 16 :

Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?

  • A

    Vonfram

  • B

    Sắt

  • C

    Nhôm

  • D

    Đồng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào điện trở suất của các vật. Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt.

Lời giải chi tiết :

Ta có: Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt.

Điện trở suất của sắt lớn nhất trong các vật liệu trên => Sắt dẫn điện kém nhất

Câu 17 :

Có ba dây dẫn với chiều dài và tiết diện như nhau. Dây thứ nhất bằng bạc có điện trở \({R_1}\), dây thứ hai bằng đồng có điện trở \({R_2}\) và dây thứ ba bằng nhôm có điện trở \({R_3}\). Biết điện trở suất của bạc, đồng, nhôm có giá trị lần lượt là \(1,{6.10^{ - 8}}\Omega m;1,{7.10^{ - 8}}\Omega m;2,{8.10^{ - 8}}\Omega m\). Khi so sánh các điện trở này, ta có:

  • A

    \({R_1} > {R_2} > {R_3}\)

  • B

    \({R_1} > {R_3} > {R_2}\)

  • C

    \({R_2} > {R_1} > {R_3}\)

  • D

    \({R_3} > {R_2} > {R_1}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Dựa vào điện trở suất của các vật. Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt.

Lời giải chi tiết :

Vì các dây dẫn có cùng chiều dài và tiết diện nên dây nào làm bằng vật liệu có điện trở suất càng lớn thì điện trở của nó càng lớn.

Ta có: \({\rho _{bac}} < {\rho _{dong}} < {\rho _{nhom }}\)

Ta suy ra: \({R_3} > {R_2} > {R_1}\)

Câu 18 :

Một cuộn dây dẫn bằng đồng với khối lượng của dây dẫn là \(0,5kg\) và dây dẫn có tiết diện \(1m{m^2}\). Điện trở của cuộn dây là bao nhiêu biết điện trở suất của đồng là \(1,{7.10^{ - 8}}\Omega m\) và khối lượng riêng của đồng là \(8900kg/{m^3}\).

  • A

    \(0,955\Omega \)

  • B

    \(0,85\Omega \)

  • C

    \(1,25\Omega \)

  • D

    \(0,69\Omega \)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức khối lượng: \(m = DV = D.Sl\)

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ \(m = DV = D.Sl \to l = \frac{m}{{D{\rm{S}}}} = \frac{{0,5}}{{{{8900.1.10}^{ - 6}}}} = 56,2m\)

+ Điện trở của cuộn dây : \(R = \rho \frac{l}{S} = 1,{7.10^{ - 8}}.\frac{{56,2}}{{{{10}^{ - 6}}}} = 0,955\Omega \)

Câu 19 :

Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là \(1,{1.10^{ - 6}}\Omega m\) để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là \(4,5\Omega \) và có chiều dài tổng cộng là \(0,8m\). Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu?

  • A

    \(d = 0,5mm\)

  • B

    \(d = 0,2mm\)

  • C

    \(d = 0,25mm\)

  • D

    \(d = 0,65mm\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Áp dụng biểu thức tính tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S} = \rho \frac{l}{{\pi {{\left( {\frac{d}{2}} \right)}^2}}}\)

Ta suy ra đường kính tiết diện của dây nung là:

\(d = \sqrt {\frac{{4\rho l}}{{\pi R}}}  = \sqrt {\frac{{4.1,{{1.10}^{ - 6}}.0,8}}{{\pi .4,5}}}  \approx 0,{5.10^{ - 3}}m = 0,5mm\)

Câu 20 :

Đường dây dẫn của mạng điện trong một gia đình nếu nối dài liên tiếp với nhau sẽ có chiều dài tổng cộng là 500m và điện trở của mỗi đoạn có chiều dài 1m của đường dây này có điện trở trung bình là 0,02Ω. Tính điện trở tổng cộng của toàn bộ đường dây dẫn nối dài liên tiếp này.

  • A
  • B
    10Ω
  • C
    15Ω
  • D
    20Ω

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Cứ 1m dây có điện trở trung bình là 0,02Ω

500m dây có điện trở trung bình là x (Ω)  \( \Rightarrow x = \frac{{0,02.500}}{1} = 10\Omega \)

Câu 21 :

Hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài là l1 và l2. Lần lượt đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu của mỗi đoạn dây này thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ tương ứng là I1 và I2. Biết I1 = 0,25.I2, hỏi l1 dài gấp bao nhiêu lần l2?

  • A
    2
  • B
    0,25
  • C
    4
  • D
    0,5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Hệ thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{I_1} = \frac{U}{{{R_1}}}\\{I_2} = \frac{U}{{{R_2}}}\\{I_1} = 0,25{I_2}\end{array} \right. \Rightarrow \frac{U}{{{R_1}}} = 0,25.\frac{U}{{{R_2}}} \Rightarrow {R_2} = 0,25{R_1} \Rightarrow {l_2} = 0,25{l_1} \Rightarrow {l_1} = 4{l_2}\)

 Vậy l1 dài gấp 4 lần l2.

Câu 22 :

Ở các nhà cao tầng, người ta lắp cột thu lôi để chống sét. Dây nối đầu cột thu lôi xuống đất là dây sắt, có điện trở suất là 12,0.10-8Ω.m. Tính điện trở của một dây dẫn bằng sắt này nếu nó dài 40m và có đường kính tiết diện là 8mm?

  • A
    0,955 Ω
  • B
    9,55 Ω
  • C
    0,0955 Ω
  • D
    95,5 Ω

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp:

- Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn: \(R = \frac{{\rho l}}{S}\)

- Công thức tính diện tích hình tròn: \(S = \pi {r^2} = \pi .{\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\) (d là đường kính tiết diện)

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

ρ = 12.10-8Ω.m; l = 40m; d = 8mm = 8.10-3m; R = ?

Tiết diện của dây sắt: \(S = \pi {r^2} = \pi .{\left( {\frac{d}{2}} \right)^2} = \frac{{3,14.{{\left( {{{8.10}^{ - 3}}} \right)}^2}}}{4} = 5,{024.10^{ - 5}}\left( {{m^2}} \right)\)

Điện trở của dây sắt: \(R = \frac{{\rho l}}{S} = \frac{{{{12.10}^{ - 8}}.40}}{{5,{{024.10}^{ - 5}}}} = 0,0955\Omega \)

Câu 23 :

Hình vẽ biểu diễn một đoạn dây dẫn AB đồng chất, tiết diện đều, hai điểm M và N chia dây dẫn AB thành ba đoạn dài bằng nhau: AM = MN = NB. Cho dòng điện cường độ I chạy qua dây dẫn này. Hãy so sánh hiệu điện thế UAN và UMB

  • A
    UAN = 2UMB
  • B
    UAN = UMB
  • C
    UAN = 0,5.UMB
  • D
    UAN = 3.UMB

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây

Lời giải chi tiết :

Vì điện trở tỷ lệ với chiều dài sợi dây nên ta có:

\(\dfrac{{{R_{AN}}}}{{{R_{MB}}}} = \dfrac{{{l_{AN}}}}{{{l_{MB}}}} = \dfrac{{AN}}{{MB}} = 1 \Rightarrow {R_{AN}} = {R_{MB}} \Rightarrow {U_{AN}} = I.{R_{AN}} = I.{R_{MB}} = {U_{MB}}\)

Câu 24 :

Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 125mA. Tính điện trở cuộn dây?

  • A
    0,24Ω
  • B
    24Ω
  • C
    240Ω
  • D
    2400Ω

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hệ thức của định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Điện trở của cuộn dây là: \(I = \dfrac{U}{R} \Rightarrow R = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{30}}{{0,125}} = 240\Omega \)

Câu 25 :

Người ta dùng dây Nikêlin (một loại hợp kim) làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là 0,6mm thì cần dây có chiều dài là 2,88m. Hỏi nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện là 0,4mm thì dây phải có chiều dài là bao nhiêu?

  • A
    1,12m
  • B
    1,5m
  • C
    1,28m
  • D
    3m

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

- Diện tích hình tròn: \(S = \pi {r^2} = \dfrac{{\pi {d^2}}}{4}\)

Lời giải chi tiết :

l1 = 2,88m; d1 = 0,6 mm; R1 = R2 ; d2 = 0,4mm; l2 = ?

+ Đường kính của dây là d1 = 0,6mm, suy ra tiết diện dây là: \({S_1} = \dfrac{{\pi d_1^2}}{4}\)

+ Đường kính dây giảm xuống còn d2 = 0,4mm, suy ra tiết diện dây là: \({S_2} = \dfrac{{\pi d_2^2}}{4}\)

 + Ta có: \(\dfrac{{{l_1}}}{{{R_1}{S_1}}} = \dfrac{{{l_2}}}{{{R_2}{S_2}}}\)

Thay R1 = R2 (vì không thay đổi điện trở của dây nung) ta được:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{{l_1}}}{{{R_1}{S_1}}} = \dfrac{{{l_2}}}{{{R_1}{S_2}}} \Leftrightarrow \dfrac{{{l_1}}}{{{S_1}}} = \dfrac{{{l_2}}}{{{S_2}}} \Rightarrow \dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = \dfrac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \dfrac{{\dfrac{{\pi d_1^2}}{4}}}{{\dfrac{{\pi d_2^2}}{4}}} = {\left( {\dfrac{{{d_1}}}{{{d_2}}}} \right)^2} = {\left( {\dfrac{{0,6}}{{0,4}}} \right)^2} = \dfrac{9}{4}\\ \Rightarrow {l_2} = \dfrac{{4{l_1}}}{9} = 1,28m\end{array}\)

Câu 26 :

Một đoạn dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều có điện trở là R. Nếu cắt đoạn dây đó thành bốn đoạn có chiều dài bằng nhau thì mỗi đoạn có điện trở là

  • A
    0,25R.     
  • B
    2R.    
  • C
    0,5R.   
  • D
    4R.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \dfrac{{\rho l}}{S} \Rightarrow R \sim l\)

Lời giải chi tiết :

Ban đầu chiều dài của dây dẫn là \(l \Rightarrow R = \dfrac{{\rho l}}{S}\)

Sau đó cắt đoạn dây thành 4 đoạn có chiều dài bằng nhau thì chiều dài của dây dẫn sau đó là:

\(l' = \dfrac{l}{4} \Rightarrow R' = \dfrac{{\rho \dfrac{l}{4}}}{S} = \dfrac{R}{4} = 0,25R\)

close