Trắc nghiệm Lý thuyết về nhân hóa Văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Nhân hóa là gì?

  • A

    Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.

  • B

    Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau

  • C

    Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

  • D

    Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Câu 2 :

Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

  • A

    3 kiểu

  • B

    4 kiểu

  • C

    5 kiểu

  • D

    6 kiểu

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhân hóa có phải là một biện pháp tu từ của văn bản không?

Đúng
Sai
Câu 4 :

Sử dụng phép nhân hóa đem lại tác dung gì cho văn bản?

  • A

    Giúp cho các đối tượng hiện lên sinh động, có hồn

  • B

    Làm cho các đối tượng hiện lên đầy đủ hơn

  • C

    Thể hiện tình cảm của người viết trong văn bản

  • D

    Tất cả các phương án trên

Câu 5 :

Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                Vì mây cho núi lên trời

                        Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

  • A

    Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

  • B

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

  • C

    Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

  • D

    Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Câu 6 :

Câu nào sau đây không chứa hình ảnh nhân hóa?

  • A

    Trâu ơi, ta bảo trâu này

    Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

  • B

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa

  • C

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

  • D

    Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.

Câu 7 :

Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người” sử dụng kiểu nhân hóa nào?

  • A

    Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

  • B

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

  • C

    Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

  • D

    Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

Câu 8 :

Trong câu thơ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

  • A

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

  • B

    Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người

  • C

    Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Câu 9 :

Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” là câu nhân hóa tả?

  • A

    Hình dáng

  • B

    Tính chất

  • C

    Hoạt động

  • D

    Trạng thái

Câu 10 :

 “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả?

  • A

    Hoạt động

  • B

    Hình dáng

  • C

    Tính chất

  • D

    Tính cách

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhân hóa là gì?

  • A

    Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.

  • B

    Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau

  • C

    Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

  • D

    Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Câu 2 :

Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

  • A

    3 kiểu

  • B

    4 kiểu

  • C

    5 kiểu

  • D

    6 kiểu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: dùng từ vốn gọi người để gọi vật. Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nhân hóa có phải là một biện pháp tu từ của văn bản không?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhân hóa là một biện pháp tu từ.

Câu 4 :

Sử dụng phép nhân hóa đem lại tác dung gì cho văn bản?

  • A

    Giúp cho các đối tượng hiện lên sinh động, có hồn

  • B

    Làm cho các đối tượng hiện lên đầy đủ hơn

  • C

    Thể hiện tình cảm của người viết trong văn bản

  • D

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhân hóa là một biện pháp tu từ giúp cho các đối tượng hiện lên sinh động, có hồn.

Câu 5 :

Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                Vì mây cho núi lên trời

                        Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

  • A

    Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

  • B

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

  • C

    Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

  • D

    Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu ca dao

Lời giải chi tiết :

Động từ “cười” của chủ thể hoa, là từ chỉ hoạt động của con người nay chuyển sang hoạt động của sự vật.

Câu 6 :

Câu nào sau đây không chứa hình ảnh nhân hóa?

  • A

    Trâu ơi, ta bảo trâu này

    Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

  • B

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa

  • C

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

  • D

    Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái là một câu trần thuật bình thường, không chứa hình ảnh nhân hóa.

Câu 7 :

Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người” sử dụng kiểu nhân hóa nào?

  • A

    Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

  • B

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

  • C

    Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

  • D

    Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn đã cho và nhớ lại các kiểu nhân hóa

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nhân hóa sử dụng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ vật: giữ, xung phong, hi sinh, bảo vệ nhằm ca ngợi hình ảnh cây tre Việt Nam.

Câu 8 :

Trong câu thơ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

  • A

    Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

  • B

    Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người

  • C

    Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn đã cho và nhớ lại các kiểu nhân hóa

Lời giải chi tiết :

Câu ca dao trên dùng từ “thức” là từ vốn chỉ hoạt động của con người.

Câu 9 :

Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” là câu nhân hóa tả?

  • A

    Hình dáng

  • B

    Tính chất

  • C

    Hoạt động

  • D

    Trạng thái

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên vốn chỉ hoạt động của sự vật

Câu 10 :

 “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả?

  • A

    Hoạt động

  • B

    Hình dáng

  • C

    Tính chất

  • D

    Tính cách

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu thơ đã cho

Lời giải chi tiết :

Nhân hóa hình ảnh dòng sông có tính cách giống như cô gái mới lớn, biết làm điệu, duyên dáng, thướt tha 

close