Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 7 Văn 10

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Tác giả: Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

 

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

 

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

 

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Miêu tả

Câu 1.2

Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

  • A.

    5 chữ

  • B.

    6 chữ

  • C.

    7 chữ

  • D.

    Tự do

Câu 1.3

Biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong bài thơ là:

  • A.

    Điệp âm

  • B.

    Điệp vòng

  • C.

    Điệp cấu trúc câu

  • D.

    Điệp từ

Câu 1.4

Quan điểm học của tác giả qua bài thơ trên là gì?

  • A.

    Không chỉ học kiến thức sách vở mà nên học thêm kiến thức về nghệ thuật.

  • B.

    Học không phải chỉ ở trường, lớp mà còn học, khám phá, lĩnh hội những điều bình dị trong cuộc sống.

  • C.

    Học không phải chỉ ở trong trường lớp mà còn học hỏi từ những người xung quanh mình.

  • D.

    Học là hành trình không ngừng nghỉ

Câu 2 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

.. Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa  bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Câu 2.1

Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên.

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Sinh hoạt

  • D.

    Khoa học

Câu 2.2

Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cây cầu?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt.

  • B.

    Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông

  • C.

    Chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.

  • D.

    Những mấu nối đã đứt gần hết do bom đạn.

Câu 2.3

Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”.

  • A.

    Ẩn dụ, câu hỏi tu từ

  • B.

    Hoán dụ, câu hỏi tu từ

  • C.

    Ẩn dụ, so sánh

  • D.

    Hoán dụ, so sánh

Câu 2.4

Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên là gì?

  • A.

    Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

  • B.

    Khẳng định sự sống bất diệt.

  • C.

    Lên án chiến tranh phi nghĩa đã hủy diệt môi trường sống của con người

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 3 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khả năng sáng tạo

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi !”.
Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”
Và Thượng Đế đồng ý.

Thụy Khanh – ( từ intenet)

Câu 3.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Nghị luận

Câu 3.2

Theo văn bản, qùa tặng đặc biệt Thượng Đế muốn dành cho loài người là gì?

  • A.

    Khả năng tự vệ

  • B.

    Trí tuệ

  • C.

    Sự thấu hiểu

  • D.

    Khả năng sáng tạo

Câu 3.3

Vì sao Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “ khả năng sáng tạo” đi?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    “Khả năng sáng tạo” chỉ là một món quà vô giá khi con người đã “sẵn sàng”.

  • B.

    Thượng Đến muốn con người biết trân trọng, chủ động đón nhận, phát huy sự sáng tạo.

  • C.

    Thượng Đế muốn con người tự tìm kiếm và khơi dậy sự sáng tạo đang ẩn giấu.

  • D.

    Thượng Đế không muốn nhiều người có được sự sáng tạo mà mình ban tặng.

Câu 3.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Không phải tất cả mọi người đều tiềm ẩn sự sáng tạo.

  • B.

    Học hỏi sự sáng tạo từ người khác.

  • C.

    Mỗi người phải biết tự khơi dậy khả năng sáng tạo ở bản thân mình.

  • D.

    Sáng tạo là quá trình tích lũy mỗi ngày

Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trong Lời bạt dành cho cuốn Thiện, Ác và Smartphone (tác giả Đặng Hoàng Giang), nhà báo Thu Hà chia sẻ:

Bố tôi là giáo viên, nhưng cũng là nông dân khai hoang. Có lần bố tôi nhìn tôi đánh vật với đám cỏ dại nhổ rồi lại mọc, bố bảo: “Nếu con tập trung hết thời gian của con chỉ để nhổ cỏ, thì hoặc là cỏ sẽ lại mọc lại, hoặc là con có đám đất hoang, cũng chả có ích gì. Con phải vừa nhổ cỏ, vừa trồng rau vào đó”. Rồi bố chỉ cho tôi, cứ mỗi khi nhổ đi một đám cỏ dại, thì ngay lập tức trồng vào đó cụm rau khoai. Cứ thế, cứ thế. Và đúng là có rau khoai thì cỏ không thể lên bừng bừng như trước nữa. Trong cuộc sống tôi đã may mắn gặp những người rất chăm Gieo Trồng. Ngồi với họ được hít bầu không khí sạch và giàu oxy. Họ tràn đầy niềm vui sống và ánh sáng, từ trường của sự bình an tỏa ra từ mọi tế bào. Tôi cảm thấy mình tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn khi ngồi cạnh họ.

(Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang)

Câu 4.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 4.2

Hình ảnh “cỏ dại” được nhắc đến nhiều lần trong đoạn trích là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì?

  • A.

    Những điều tầm thường trong cuộc sống.

  • B.

    Những điều xấu, điều tiêu cực trong cuộc sống.

  • C.

    Những điều dễ đạt được trong cuộc sống

  • D.

    Những điều nhỏ bé, bình dị

Câu 4.3

Người cha muốn khuyên con điều gì qua câu nói: “Nếu con tập trung hết thời gian của con chỉ để nhổ cỏ, thì hoặc là cỏ sẽ lại mọc lại, hoặc là con có đám đất hoang, cũng chả có ích gì?”

  • A.

    Tập trung loại bỏ, diệt trừ cái xấu

  • B.

    Học cách đứng lên sau vấp ngã

  • C.

    Vừa diệt trừ những điều xấu, vừa tìm cách gieo mầm những thiện lương, những điều tốt đẹp trong cuộc đời

  • D.

    Bỏ qua những điều nhở nhặt, tầm thường

Câu 4.4

Chúng ta cần “gieo trồng” điều gì để bản thân tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn?

  • A.

    Niềm tin

  • B.

    Ý chí

  • C.

    Tình yêu thương, sự vị tha

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    “Những kẻ thất bại không bao giờ chịu nhận trách nhiệm cho những gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Thay vào đó, họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình. Nếu họ đang “tuột dốc” một cách thảm hại trong trường học, họ sẽ biện hộ là “Mình vô nhầm một lớp tệ hại”, “Mình không có đủ thời gian”, “Mình sinh ra vốn đã lười biếng rồi”, “Mình bẩm sinh có trí nhớ kém”, “Môn học này không hấp dẫn”, “Ba mẹ mình cũng đâu có học giỏi”... Những kẻ thất bại lúc nào cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừ bản thân họ. Họ đổ thừa cho thầy cô giáo giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ... Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ - trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật.”

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo)

Câu 5.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Biểu cảm

Câu 5.2

Thái độ không bao giờ nhận trách nhiệm của những kẻ thất bại được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?

  • A.

    họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình.

  • B.

    họ luôn trốn tránh sự thật

  • C.

    họ luôn đổ lỗi cho người khác

  • D.

    họ luôn có những phản ứng tiêu cực, thái quá

Câu 5.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: Họ đổ thừa cho thầy cô giáo giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ...

  • A.

    So sánh, điệp

  • B.

    Ẩn dụ, điệp

  • C.

    Điệp, liệt kê

  • D.

    Nhân hóa, liệt kê

Câu 5.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Cần dũng cảm nhận trách nhiệm về mình trước mỗi việc làm và hành động của bản thân.

  • B.

    Luôn nhận trách nhiệm về mình.

  • C.

    Cố gắng vươn lên dù hoàn cảnh khắc nghiệt.

  • D.

    Luôn nghiêm khắc với con để con trưởng thành hơn trong cuộc sống

Câu 6 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn.

Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãị

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)

Câu 6.1

Thông qua văn bản, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?

  • A.

    tác giả, độc giả

  • B.

    tác giả, tác giả khác

  • C.

    độc giả, độc giả khác

  • D.

    tác giả, nhà sản xuất

Câu 6.2

Theo văn bản, mọi người trên thế giới đều là:

  • A.

    Những người hành khất

  • B.

    Những người khách bộ hành

  • C.

    Những người chiến thắng

  • D.

    Những người vượt núi

Câu 6.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu dưới đây: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 6.4

Thông điệp rút ra từ văn bản trên.

  • A.

    Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta không thể chọn cách trốn tránh mà cần phải đối mặt, nỗ lực vượt qua.

  • B.

    Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, cẩn trọng, trách nhiệm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn.

  • C.

    Cần trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 7 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tôi hỏi đất:

- Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: - Có sống với cô như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

(Hỏi – Hữu Thỉnh)

Câu 7.1

Xác định thể thơ của văn bản trên.

  • A.

    Tự do

  • B.

    5 chữ

  • C.

    6 chữ

  • D.

    7 chữ

Câu 7.2

Trong văn bản, nhân vật trữ tình đã hỏi những đối tượng nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    đất

  • B.

    nước

  • C.

    con người

  • D.

    hoa

Câu 7.3

 Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Điệp cú pháp

  • C.

    So sánh

  • D.

    Liệt kê

Câu 7.4

Thái độ của tác giả thể hiện qua văn bản trên?

  • A.

    Nỗi thất vọng về cách sống của con người

  • B.

    Niềm hạnh phúc, tự hào về cách sống của con người

  • C.

    Sự băn khoăn, trăn trở về cách sống của con người với nhau

  • D.

    Nỗi xót xa, tiếc nuối về cách sống của con người.

Câu 8 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Vài tuần trước, trong bức thư gửi cho tôi, cô Anna Lee Wilson – một phụ nữ tốt bụng và luôn quan tâm đến người khác, có gửi kèm theo một bài thơ tựa đề “Lằn gạch nối” của Linda Ellis. Chị bảo đây là bài thơ mà chị rất thích và chị tin rằng tôi cũng sẽ thích nó.

Quả thật, tôi bị ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên. Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang bạn mình. Trên tấm bia khắc tên người bạn ấy, người đàn ông dừng lại thật lâu ở lằn gạch mong manh giữa năm sinh và năm mất để hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đẽ về người bạn quá cố.

Dù chỉ là một lằn gạch nối rất mong manh nhưng nó lại chứa đựng rất nhiều điều. Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này. Dù cho chúng ta có nổi tiếng đến mức nào và có đạt được bao nhiêu sự thành công đi chăng nữa, thì điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người. Nó được xây dựng dựa trên cách chúng ta đã từng sống và yêu thương, cách mà chúng ta đi qua trong cõi đời này. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, giữa sự xô bồ, náo nhiệt, chúng ta hãy nên dừng lại một chút để quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh và để yêu mến họ nhiều hơn, kể cả những người không quen biết. Đó mới là cuộc đời thật sự, để khi bước qua bên kia lằn gạch nối, chúng ta sẽ không phải hối tiếc về điều gì.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 06

Câu 8.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Biểu cảm

Câu 8.2

Theo đoạn trích, bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh nào?

  • A.

    Hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang cha mình.

  • B.

    Hình ảnh của một người phụ nữ đứng lặng trong đám tang bạn mình.

  • C.

    Hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang bạn mình.

  • D.

    Hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang vợ mình.

Câu 8.3

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này.

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Điệp từ

Câu 8.4

Thông điệp rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Lời khuyên con người phải tự yêu chính bản thân mình.

  • B.

    Quên đi những vấp ngã, hãy lạc quan, tin tưởng vào con đường tương lai rộng mở phía trước.

  • C.

    Hãy biết dừng lại một chút để yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh.

  • D.

    Hãy tận hưởng cuộc sống khi còn có thể.

Câu 9 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

   Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người.

   Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại.

   Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát.

          (Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, Tr.103, 104)

Câu 9.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Biểu Cảm

  • D.

    Thuyết minh

Câu 9.2

Theo đoạn trích, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào được xem là cao cả và nặng nề nhất?

  • A.

    Trách nhiệm với chính bản thân mình

  • B.

    Trách nhiệm với người thân

  • C.

    Trách nhiệm với xã hội

  • D.

    Trách nhiệm với gia đình

Câu 9.3

Dựa vào đoạn trích, “sống dấn thân” được hiểu như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Nỗ lực hết mình để hoàn thành sứ mệnh; Sống có trách nhiệm

  • B.

    Tự tiến cử bản bản thân thăng tiến trong công việc

  • C.

    Sống hết mình, không ngại khó khăn, gian khổ; không sợ thất bại

  • D.

    Dám vượt ra khỏi “vùng an toàn”, dám mạo hiểm, dám thành công

Câu 9.4

Thông điệp rút ra từ văn bản trên là gì?

  • A.

    Hãy biết trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc đời

  • B.

    Đừng chạy theo những ước mơ xa vời.

  • C.

    Hãy dành thời gian quan tâm, yêu thương những người thân, người xung quanh ta.

  • D.

    Hãy sống có trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đối với bản thân mình

Câu 10 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 (1) Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva (www.weforum.org) ngày 30/3/2020 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành “ngọn hải đăng” về cách làm với nguồn lực hạn chế.

(2) Bài báo viết: Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

(3) Theo đó, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán.

(…)

(4) Tác giả bài viết đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.

(5) Bài báo nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức, có sự chuẩn bị, thể hiện vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Tác giả bài viết cho rằng “chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn và áp dụng từng bước một”.

(6) Trong khi đó, đài BBC dẫn nhận định của PGS. TS Jonathan London  – một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị người Mỹ – cho rằng “Việt Nam đã phản ứng một cách nghiêm túc” đối với đại dịch COVID-19.

(7) “Việt Nam – hình mẫu về cách thức kiềm chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong điều kiện hạn chế” là nội dung bài viết được đăng tải trên trang mạng zen.yandex.ru của Nga (zen.yandex.ru là trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới).

            (Nguồn: https://moh.gov.vn)

Câu 10.1

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

  • A.

    sinh hoạt

  • B.

    báo chí

  • C.

    khoa học

  • D.

    nghệ thuật

Câu 10.2

Theo đoạn trích, nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch là gì?

  • A.

    “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế”

  • B.

    “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực tiềm tàng”

  • C.

    “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nhiều nguồn lực khác nhau”

  • D.

    “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 trong thời gian nhất định

Câu 10.3

Tác giả đánh giá Việt Nam là “ngọn hải đăng”. “Ngọn hải đăng” trong đoạn trích này được hiểu như thế nào?

  • A.

    Việt Nam là một điểm sáng cho các nước khác học tập khi không có ca mắc Covid năm 2019

  • B.

    Việt Nam là quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công đại dịch Covid 19

  • C.

    Việt Nam là quốc gia tiên phong trong việc chế tạo thành công vắn xin chống covid 19

  • D.

    Việt Nam là một điểm sáng, một quốc gia tiên phong, dẫn đường trong việc phòng chống dịch covid-19 một cách có hiệu quả từ nguồn lực hạn chế.

Câu 10.4

Các đánh giá của PGS. TS Jonathan London và của trang Zen.yandex.ru (trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới) có ý nghĩa như thế nào đối với quốc gia Việt Nam?

  • A.

    Việt Nam cho thấy được sức ảnh hưởng của mình trong việc phòng chống đại dịch.

  • B.

    Uy tín Việt Nam được nâng cao trong mắt bạn bè khu vực và quốc tế.

  • C.

    Mở ra nhiều mối quan hệ hợp tác trong tương lai

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Tác giả: Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

 

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

 

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

 

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Miêu tả

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt chính đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 1.2

Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

  • A.

    5 chữ

  • B.

    6 chữ

  • C.

    7 chữ

  • D.

    Tự do

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại số chữ trong câu thơ

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: 5 chữ

Câu 1.3

Biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong bài thơ là:

  • A.

    Điệp âm

  • B.

    Điệp vòng

  • C.

    Điệp cấu trúc câu

  • D.

    Điệp từ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại bài thơ và các biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết :

Biện pháp điệp cấu trúc câu: Tôi học…

Câu 1.4

Quan điểm học của tác giả qua bài thơ trên là gì?

  • A.

    Không chỉ học kiến thức sách vở mà nên học thêm kiến thức về nghệ thuật.

  • B.

    Học không phải chỉ ở trường, lớp mà còn học, khám phá, lĩnh hội những điều bình dị trong cuộc sống.

  • C.

    Học không phải chỉ ở trong trường lớp mà còn học hỏi từ những người xung quanh mình.

  • D.

    Học là hành trình không ngừng nghỉ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài thơ đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về việc học. Với Đỗ Trung Quân, học không phải chỉ là ở trường, lớp mà học còn là một cuộc hành trình tìm kiếm – khám phá – lĩnh hội từ những điều bình dị trong cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, con người luôn luôn có thể học tập thêm kiến thức, bồi dưỡng cho tâm hồn mình giàu có và phong phú hơn. Cuộc sống chính là một trường học lớn giúp ta trải ngiệm mỗi ngày để thêm yêu đời và sống tốt đẹp hơn.

Câu 2 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

.. Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa  bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Câu 2.1

Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên.

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Sinh hoạt

  • D.

    Khoa học

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ chính: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2.2

Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cây cầu?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    Bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt.

  • B.

    Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông

  • C.

    Chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.

  • D.

    Những mấu nối đã đứt gần hết do bom đạn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Những chi tiết miêu tả cây cầu: Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.

Câu 2.3

Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”.

  • A.

    Ẩn dụ, câu hỏi tu từ

  • B.

    Hoán dụ, câu hỏi tu từ

  • C.

    Ẩn dụ, so sánh

  • D.

    Hoán dụ, so sánh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ “cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy”, câu hỏi tu từ

Tác dụng:

+ Diễn tả vẻ đẹp tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của cô gái (nhân vật Nguyệt).

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

Câu 2.4

Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên là gì?

  • A.

    Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

  • B.

    Khẳng định sự sống bất diệt.

  • C.

    Lên án chiến tranh phi nghĩa đã hủy diệt môi trường sống của con người

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa và nội dung văn bản, từ đó rút ra tư tưởng của nhà văn

Lời giải chi tiết :

Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên:

- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Khẳng định sự sống bất diệt.

Câu 3 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Khả năng sáng tạo

Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi !”.
Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”
Và Thượng Đế đồng ý.

Thụy Khanh – ( từ intenet)

Câu 3.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 3.2

Theo văn bản, qùa tặng đặc biệt Thượng Đế muốn dành cho loài người là gì?

  • A.

    Khả năng tự vệ

  • B.

    Trí tuệ

  • C.

    Sự thấu hiểu

  • D.

    Khả năng sáng tạo

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Món qùa tặng đặc biệt Thượng Đế muốn dành cho loài người là khả năng sáng tạo.

Câu 3.3

Vì sao Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “ khả năng sáng tạo” đi?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    “Khả năng sáng tạo” chỉ là một món quà vô giá khi con người đã “sẵn sàng”.

  • B.

    Thượng Đến muốn con người biết trân trọng, chủ động đón nhận, phát huy sự sáng tạo.

  • C.

    Thượng Đế muốn con người tự tìm kiếm và khơi dậy sự sáng tạo đang ẩn giấu.

  • D.

    Thượng Đế không muốn nhiều người có được sự sáng tạo mà mình ban tặng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “khả năng sáng tạo” đi bởi vì:
– “Khả năng sáng tạo” chỉ là một món quà vô giá khi con người đã “sẵn sàng”.
–  Đó là lúc con người biết trân trọng, chủ động đón nhận, phát huy, khơi dậy nó…

Câu 3.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Không phải tất cả mọi người đều tiềm ẩn sự sáng tạo.

  • B.

    Học hỏi sự sáng tạo từ người khác.

  • C.

    Mỗi người phải biết tự khơi dậy khả năng sáng tạo ở bản thân mình.

  • D.

    Sáng tạo là quá trình tích lũy mỗi ngày

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

 Khả năng sáng tạo luôn ẩn trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên vì nó ẩn giấu nên mỗi người phải biết tự khơi dậy khả năng đó ở bản thân mình.

Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trong Lời bạt dành cho cuốn Thiện, Ác và Smartphone (tác giả Đặng Hoàng Giang), nhà báo Thu Hà chia sẻ:

Bố tôi là giáo viên, nhưng cũng là nông dân khai hoang. Có lần bố tôi nhìn tôi đánh vật với đám cỏ dại nhổ rồi lại mọc, bố bảo: “Nếu con tập trung hết thời gian của con chỉ để nhổ cỏ, thì hoặc là cỏ sẽ lại mọc lại, hoặc là con có đám đất hoang, cũng chả có ích gì. Con phải vừa nhổ cỏ, vừa trồng rau vào đó”. Rồi bố chỉ cho tôi, cứ mỗi khi nhổ đi một đám cỏ dại, thì ngay lập tức trồng vào đó cụm rau khoai. Cứ thế, cứ thế. Và đúng là có rau khoai thì cỏ không thể lên bừng bừng như trước nữa. Trong cuộc sống tôi đã may mắn gặp những người rất chăm Gieo Trồng. Ngồi với họ được hít bầu không khí sạch và giàu oxy. Họ tràn đầy niềm vui sống và ánh sáng, từ trường của sự bình an tỏa ra từ mọi tế bào. Tôi cảm thấy mình tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn khi ngồi cạnh họ.

(Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang)

Câu 4.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 4.2

Hình ảnh “cỏ dại” được nhắc đến nhiều lần trong đoạn trích là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì?

  • A.

    Những điều tầm thường trong cuộc sống.

  • B.

    Những điều xấu, điều tiêu cực trong cuộc sống.

  • C.

    Những điều dễ đạt được trong cuộc sống

  • D.

    Những điều nhỏ bé, bình dị

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại hình ảnh “cỏ dại” trong văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “cỏ dại” được nhắc đến nhiều lần trong đoạn trích là hình ảnh ẩn dụ cho những điều xấu, điều tiêu cực trong cuộc sống.

Câu 4.3

Người cha muốn khuyên con điều gì qua câu nói: “Nếu con tập trung hết thời gian của con chỉ để nhổ cỏ, thì hoặc là cỏ sẽ lại mọc lại, hoặc là con có đám đất hoang, cũng chả có ích gì?”

  • A.

    Tập trung loại bỏ, diệt trừ cái xấu

  • B.

    Học cách đứng lên sau vấp ngã

  • C.

    Vừa diệt trừ những điều xấu, vừa tìm cách gieo mầm những thiện lương, những điều tốt đẹp trong cuộc đời

  • D.

    Bỏ qua những điều nhở nhặt, tầm thường

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào văn bản

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa câu nói: Vừa diệt trừ những điều xấu, vừa tìm cách gieo mầm những thiện lương, những điều tốt đẹp trong cuộc đời

Câu 4.4

Chúng ta cần “gieo trồng” điều gì để bản thân tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn?

  • A.

    Niềm tin

  • B.

    Ý chí

  • C.

    Tình yêu thương, sự vị tha

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết :

Trong cuộc sống, để bản thân tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn,chúng ta cần gieo trồng:

- Sự học hỏi, bồi đắp, phát triển bản thân với hành động hướng thiện.

- Ý chí vươn lên.

- Tấm lòng yêu thương, vị

tha.

- Lòng biết ơn và niềm tin cuộc sống..

Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    “Những kẻ thất bại không bao giờ chịu nhận trách nhiệm cho những gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Thay vào đó, họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình. Nếu họ đang “tuột dốc” một cách thảm hại trong trường học, họ sẽ biện hộ là “Mình vô nhầm một lớp tệ hại”, “Mình không có đủ thời gian”, “Mình sinh ra vốn đã lười biếng rồi”, “Mình bẩm sinh có trí nhớ kém”, “Môn học này không hấp dẫn”, “Ba mẹ mình cũng đâu có học giỏi”... Những kẻ thất bại lúc nào cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người trừ bản thân họ. Họ đổ thừa cho thầy cô giáo giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ... Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ - trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật.”

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo)

Câu 5.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Biểu cảm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 5.2

Thái độ không bao giờ nhận trách nhiệm của những kẻ thất bại được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?

  • A.

    họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình.

  • B.

    họ luôn trốn tránh sự thật

  • C.

    họ luôn đổ lỗi cho người khác

  • D.

    họ luôn có những phản ứng tiêu cực, thái quá

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Thái độ không bao giờ nhận trách nhiệm của những kẻ thất bại được tác giả nêu trong đoạn trích: họ luôn tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc tự lừa dối mình.

Câu 5.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: Họ đổ thừa cho thầy cô giáo giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ...

  • A.

    So sánh, điệp

  • B.

    Ẩn dụ, điệp

  • C.

    Điệp, liệt kê

  • D.

    Nhân hóa, liệt kê

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp nghệ thuật điệp từ: điệp “đổ thừa”, liệt kê

- Tác dụng: Nhấn mạnh những việc làm của người thiếu trách nhiệm.

Câu 5.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Cần dũng cảm nhận trách nhiệm về mình trước mỗi việc làm và hành động của bản thân.

  • B.

    Luôn nhận trách nhiệm về mình.

  • C.

    Cố gắng vươn lên dù hoàn cảnh khắc nghiệt.

  • D.

    Luôn nghiêm khắc với con để con trưởng thành hơn trong cuộc sống

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ văn bản trên: Cần dũng cảm nhận trách nhiệm về mình trước mỗi việc làm và hành động của bản thân.

Câu 6 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn cống của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn.

Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãị

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)

Câu 6.1

Thông qua văn bản, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?

  • A.

    tác giả, độc giả

  • B.

    tác giả, tác giả khác

  • C.

    độc giả, độc giả khác

  • D.

    tác giả, nhà sản xuất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các nhân vật trong hoạt động giao tiếp

Lời giải chi tiết :

Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa tác giả với độc giả.

Câu 6.2

Theo văn bản, mọi người trên thế giới đều là:

  • A.

    Những người hành khất

  • B.

    Những người khách bộ hành

  • C.

    Những người chiến thắng

  • D.

    Những người vượt núi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo tác giả: mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành.

Câu 6.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu dưới đây: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

– Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, liệt kê

– Tác dụng: tạo ra cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng, gợi nhiều suy ngẫm về những khó khăn, cạm bẫy, thử thách trong cuộc sống.

Câu 6.4

Thông điệp rút ra từ văn bản trên.

  • A.

    Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta không thể chọn cách trốn tránh mà cần phải đối mặt, nỗ lực vượt qua.

  • B.

    Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, cẩn trọng, trách nhiệm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn.

  • C.

    Cần trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp rút ra từ văn bản trên:

- Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta không thể chọn cách trốn tránh mà cần phải đối mặt, nỗ lực vượt qua.

- Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, cẩn trọng, trách nhiệm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn.

Câu 7 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tôi hỏi đất:

- Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: - Có sống với cô như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

(Hỏi – Hữu Thỉnh)

Câu 7.1

Xác định thể thơ của văn bản trên.

  • A.

    Tự do

  • B.

    5 chữ

  • C.

    6 chữ

  • D.

    7 chữ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại số chữ trong câu thơ

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: tự do

Câu 7.2

Trong văn bản, nhân vật trữ tình đã hỏi những đối tượng nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.

    đất

  • B.

    nước

  • C.

    con người

  • D.

    hoa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo đoạn trích, nhân vật trữ tình hỏi những đối tượng: đất, nước, cỏ, con người.

Câu 7.3

 Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Điệp cú pháp

  • C.

    So sánh

  • D.

    Liệt kê

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Phép tu từ: Phép điệp cú pháp (lặp kết cấu ngữ pháp).

Câu 7.4

Thái độ của tác giả thể hiện qua văn bản trên?

  • A.

    Nỗi thất vọng về cách sống của con người

  • B.

    Niềm hạnh phúc, tự hào về cách sống của con người

  • C.

    Sự băn khoăn, trăn trở về cách sống của con người với nhau

  • D.

    Nỗi xót xa, tiếc nuối về cách sống của con người.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào văn bản

Lời giải chi tiết :

Thái độ của tác giả thể hiện qua văn bản: Sự băn khoăn, trăn trở về cách sống của con người với nhau.

Câu 8 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Vài tuần trước, trong bức thư gửi cho tôi, cô Anna Lee Wilson – một phụ nữ tốt bụng và luôn quan tâm đến người khác, có gửi kèm theo một bài thơ tựa đề “Lằn gạch nối” của Linda Ellis. Chị bảo đây là bài thơ mà chị rất thích và chị tin rằng tôi cũng sẽ thích nó.

Quả thật, tôi bị ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên. Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang bạn mình. Trên tấm bia khắc tên người bạn ấy, người đàn ông dừng lại thật lâu ở lằn gạch mong manh giữa năm sinh và năm mất để hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đẽ về người bạn quá cố.

Dù chỉ là một lằn gạch nối rất mong manh nhưng nó lại chứa đựng rất nhiều điều. Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này. Dù cho chúng ta có nổi tiếng đến mức nào và có đạt được bao nhiêu sự thành công đi chăng nữa, thì điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người. Nó được xây dựng dựa trên cách chúng ta đã từng sống và yêu thương, cách mà chúng ta đi qua trong cõi đời này. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, giữa sự xô bồ, náo nhiệt, chúng ta hãy nên dừng lại một chút để quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh và để yêu mến họ nhiều hơn, kể cả những người không quen biết. Đó mới là cuộc đời thật sự, để khi bước qua bên kia lằn gạch nối, chúng ta sẽ không phải hối tiếc về điều gì.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 06

Câu 8.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Biểu cảm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 8.2

Theo đoạn trích, bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh nào?

  • A.

    Hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang cha mình.

  • B.

    Hình ảnh của một người phụ nữ đứng lặng trong đám tang bạn mình.

  • C.

    Hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang bạn mình.

  • D.

    Hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang vợ mình.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo đoạn trích, bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh: Hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang bạn mình..

Câu 8.3

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này.

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Điệp từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật so sánh.

Câu 8.4

Thông điệp rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Lời khuyên con người phải tự yêu chính bản thân mình.

  • B.

    Quên đi những vấp ngã, hãy lạc quan, tin tưởng vào con đường tương lai rộng mở phía trước.

  • C.

    Hãy biết dừng lại một chút để yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh.

  • D.

    Hãy tận hưởng cuộc sống khi còn có thể.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp: Hãy biết dừng lại một chút để yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh.

Câu 9 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

   Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người.

   Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại.

   Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát.

          (Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, Tr.103, 104)

Câu 9.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Biểu Cảm

  • D.

    Thuyết minh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 9.2

Theo đoạn trích, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào được xem là cao cả và nặng nề nhất?

  • A.

    Trách nhiệm với chính bản thân mình

  • B.

    Trách nhiệm với người thân

  • C.

    Trách nhiệm với xã hội

  • D.

    Trách nhiệm với gia đình

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo đoạn trích: Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất.

Câu 9.3

Dựa vào đoạn trích, “sống dấn thân” được hiểu như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Nỗ lực hết mình để hoàn thành sứ mệnh; Sống có trách nhiệm

  • B.

    Tự tiến cử bản bản thân thăng tiến trong công việc

  • C.

    Sống hết mình, không ngại khó khăn, gian khổ; không sợ thất bại

  • D.

    Dám vượt ra khỏi “vùng an toàn”, dám mạo hiểm, dám thành công

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

– Dựa vào đoạn trích, “sống dấn thân” là sống: nỗ lực hết mình để hoàn thành sứ mệnh; sống có trách nhiệm.

+ Sống hết mình, không ngại khó khăn gian khổ, không sợ thất bại.

+ Biết vượt ra khỏi “vùng an toàn”, dám mạo hiểm, dám thành công.

+ Tuy nhiên việc “sống dấn thân” phải gắn liền với ước mơ khát vọng thực tế chứ không phải là sống với mơ ước viễn vông xa rời thực tế. Muốn dấn thân phải có hiểu biết và biết mình là ai.

Câu 9.4

Thông điệp rút ra từ văn bản trên là gì?

  • A.

    Hãy biết trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc đời

  • B.

    Đừng chạy theo những ước mơ xa vời.

  • C.

    Hãy dành thời gian quan tâm, yêu thương những người thân, người xung quanh ta.

  • D.

    Hãy sống có trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đối với bản thân mình

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản: Hãy sống có trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đối với bản thân mình.

Câu 10 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 (1) Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva (www.weforum.org) ngày 30/3/2020 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành “ngọn hải đăng” về cách làm với nguồn lực hạn chế.

(2) Bài báo viết: Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

(3) Theo đó, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán.

(…)

(4) Tác giả bài viết đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.

(5) Bài báo nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức, có sự chuẩn bị, thể hiện vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Tác giả bài viết cho rằng “chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn và áp dụng từng bước một”.

(6) Trong khi đó, đài BBC dẫn nhận định của PGS. TS Jonathan London  – một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị người Mỹ – cho rằng “Việt Nam đã phản ứng một cách nghiêm túc” đối với đại dịch COVID-19.

(7) “Việt Nam – hình mẫu về cách thức kiềm chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong điều kiện hạn chế” là nội dung bài viết được đăng tải trên trang mạng zen.yandex.ru của Nga (zen.yandex.ru là trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới).

            (Nguồn: https://moh.gov.vn)

Câu 10.1

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

  • A.

    sinh hoạt

  • B.

    báo chí

  • C.

    khoa học

  • D.

    nghệ thuật

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 10.2

Theo đoạn trích, nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch là gì?

  • A.

    “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế”

  • B.

    “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực tiềm tàng”

  • C.

    “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nhiều nguồn lực khác nhau”

  • D.

    “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 trong thời gian nhất định

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo đoạn trích, nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch là: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế”.

Câu 10.3

Tác giả đánh giá Việt Nam là “ngọn hải đăng”. “Ngọn hải đăng” trong đoạn trích này được hiểu như thế nào?

  • A.

    Việt Nam là một điểm sáng cho các nước khác học tập khi không có ca mắc Covid năm 2019

  • B.

    Việt Nam là quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công đại dịch Covid 19

  • C.

    Việt Nam là quốc gia tiên phong trong việc chế tạo thành công vắn xin chống covid 19

  • D.

    Việt Nam là một điểm sáng, một quốc gia tiên phong, dẫn đường trong việc phòng chống dịch covid-19 một cách có hiệu quả từ nguồn lực hạn chế.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại hình ảnh “ngọn hải đăng” và nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

– Lấy hình ảnh “ngọn hải đăng”, tác giả bài báo đã bày tỏ sự tôn trọng đối với Việt Nam. Việt Nam là một điểm sáng trong việc phòng chống dịch covid-19 một cách có hiệu quả từ nguồn lực hạn chế. Việt Nam như một quốc gia dẫn đường, tiên phong trong việc phòng chống thảm họa nhân loại đầu năm 2020.

Câu 10.4

Các đánh giá của PGS. TS Jonathan London và của trang Zen.yandex.ru (trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới) có ý nghĩa như thế nào đối với quốc gia Việt Nam?

  • A.

    Việt Nam cho thấy được sức ảnh hưởng của mình trong việc phòng chống đại dịch.

  • B.

    Uy tín Việt Nam được nâng cao trong mắt bạn bè khu vực và quốc tế.

  • C.

    Mở ra nhiều mối quan hệ hợp tác trong tương lai

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Các đánh giá của PGS. TS Jonathan London và của trang Zen.yandex.ru (trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới) có ý nghĩa rất lớn đối với quốc gia Việt Nam:

- Việt Nam cho thấy được sức ảnh hưởng của mình trong việc phòng chống đại dịch.

- Uy tín Việt Nam được nâng cao trong mắt bạn bè khu vực và quốc tế.

- Mở ra nhiều mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong tương lai.

close