Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 6 Văn 12Đề bài Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “… Hãy thù ghét mọi ao tù nơi thân ta rữa mục mọi thói quen nếp nghĩ – mù lòa! Hãy sống như những con tàu phải lòng muôn hải lý mỗi ngày bỏ sau lưng nghìn hải-cảng-mưa-buồn!…” (Trích Việt Bắc – Trần Dần) Câu 1
Hãy xác định thể thơ:
Câu 2
Phương thức biểu đạt chính của vản bản trên là:
Câu 3
Hãy thù ghét mọi ao tù nơi thân ta rữa mục mọi thói quen nếp nghĩ – mù lòa Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Câu 4
Đoạn thơ đã đưa ra những lời khuyên gì với mỗi người? Chọn đáp án không phù hợp:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Tổ quốc bắt đầu từ đâu? Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ (“Tổ quốc bắt đầu từ đâu?”, M.L.Matusovski - Thái Bá Tân dịch ) Câu 5
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 6
Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản trên?
Câu 7
Những câu thơ nào trong đoạn thơ thứ nhất trả lời cho câu hỏi: Tổ quốc bắt đầu từ đâu? Chọn đáp án không phù hợp:
Câu 8
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên? Chọn đáp án phù hợp:
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Nếu bạn không thể là con cá lớn, thì hãy là một chú cá pecca; Nhưng là chú cá sống động nhất trong hồ! Tất cả chúng ta không thể đều là thuyền trưởng, Vậy hãy là thủy thủ, Luôn có việc gì đó cho mỗi người trong cuộc đời này. Có những việc lớn và những việc không lớn bằng Và nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình. Nếu bạn không thể là một con đường lớn, Vậy hãy là một con đường mòn; Nếu bạn không thể là mặt trời, hãy là một ngôi sao; Lớn hay nhỏ - điều đó không làm nên thắng bại. Hãy luôn là chính mình và nỗ lực Cho dù bạn là ai!” (Theo Douglas Malloch, Quẳng gánh lo đi và vui sống, Dale Carnegie, NXB Trẻ.) Câu 9
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 10
Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là gì?
Câu 11
Hãy rút ra ý nghĩa của lời khuyên: “Nếu bạn không thể là con cá lớn, thì hãy là một chú cá pecca; Nhưng là chú cá sống động nhất trong hồ!
Câu 12
Thông điệp rút ta từ văn bản trên? Chọn đáp án không phù hợp
Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu: “Cô ơi ! Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước. Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài. Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.” (Trích Thư gửi cô ngày tri ân, https://giaoducthoidai.vn 3-6.2014) Câu 13
Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên:
Câu 14
Thành ngữ được sử dụng trong câu: Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi.
Câu 15
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn dưới: Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Câu 16
Nội dung chính của văn bản trên:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện ven đường Trên một con đường vắng, một chiếc xe đang phóng nhanh chợt đột ngột thắng gấp lại và tấp vào lề đường. Ai đó vừa ném một viên đá vào cánh cửa chiếc xe. Bước ra khỏi xe, liếc nhìn chỗ xe bị ném, người lái xe bực tức chạy nhanh đến tóm ngay thằng bé đứng gần đó – chắc chắn nó là tác giả của vết trầy trên chiếc xe. Trước đó, anh đã thấy nó vẫy xe, chắc là để đi nhờ. “Không cho đi nhờ mà mày làm như vậy hả?”. Anh vừa gằn giọng, vừa nắm chặt cổ áo đẩy cậu bé sát vào chiếc xe… Cậu bé lắp bắp sợ hãi: “Em xin lỗi! Nhưng em… em… không biết làm cách nào khác. Nếu em không ném vào xe của anh thì anh đã không dừng xe… Nãy giờ em đã vẫy biết bao nhiêu xe mà không có ai chịu dừng”. Nói đến đó, nước mắt cậu bé lăn dài trên má. Cậu chỉ tay về vệ cỏ phía bên kia đường. “Có một người… anh ấy bị ngã và chiếc xe lăn của anh ấy cũng ngã. Em tình cờ đi ngang qua thấy vậy nhưng không thể đỡ nổi anh ấy vì anh ấy nặng quá”. Giọng ngắt quãng vì những tiếng nấc liên tục, cậu bé nài nỉ: “Anh có thể giúp em đưa anh ấy trở lại chiếc xe lăn được không ạ? Anh ấy ngã chắc là đau và đang bị chảy máu”. Lời nói của cậu bé khiến anh thanh niên không thể thốt lên được lời nào. Anh thấy cổ mình như nghẹn lại vì bất ngờ và xúc động. Anh đến đỡ người bị ngã trở lại ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn, băng vết thương và cùng cậu bé kéo xe lên đường. Người bị ngã cảm ơn anh rồi chiếc xe bắt đầu lăn về phía đường ngược lại, cậu bé phụ đẩy phía sau. Anh dõi mắt nhìn theo cho đến khi hình ảnh cậu bé và chiếc xe lăn khuất hẳn. (Trích Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. HCM) Câu 17
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
Câu 18
Theo đoạn trích, vì sao cậu bé lại ném một viên đá vào cánh cửa chiếc xe?
Câu 19
Cậu bé trong văn bản trên là một cậu bé như thế nào?
Câu 20
Thông điệp rút ra từ văn bản trên:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Bấy lâu nay, chúng ta hướng tới một cuộc sống dựa trên “dopamine – driven life”, tức là chỉ hướng tới một sự hạnh phúc trên nền tảng thành tựu đạt được. Sau chiến tranh, trong tình cảnh đã mất hết tát cả, để có thể bắt kịp các nước phát triển, con đường duy nhất của chúng ta là kiên trì xây dựng công xưởng, tạo việc làm và tạo dựng thành quả lao động. Lối sống của mỗi cá nhân cũng không có gì khác biệt cho lắm. Thắng trong cuộc cạnh tranh, thăng tiến nhanh hơn người khác, nhận được lương bổng cao hơn, vì những điều này mà chúng ta đã không chút nào ngơi nghỉ, liên tục nhằm phía trước mà lao đi. Ngược lại, khi trong lòng bạn thấy bình yên, khi bạn suy ngẫm, hay khi bạn đi dạo trong rừng, khi bạn ngồi sưởi nắng, khi bạn giúp đỡ người khác…bạn sẽ cảm thấy một niềm hạnh phúc nhẹ nhàng, ấm cúng. Đó là sự xuất hiện của hormone serotonin. Để được hạnh phúc một cách lâu bền, chỉ có dopamine thì vẫn chưa đủ, mà còn cần cả serotonin nữa. Thứ chúng ta cần không phải là đạt được nhiều thành tựu hơn, sở hữu nhiều vật chất hơn nữa, mà là thái độ hài lòng cũng như biết ơn đối với những thứ mình đang có. Đó chính là một cuộc sống dựa trên “serotonin – driven life”. Để hạnh phúc, cần phải dung hà cả dopamine và serotonin. Có thành tựu mà không thấy biết ơn thì mệt mỏi, còn biết ơn nhưng không có thành tựu gì thì thật là yếu nhược. Giữa khát vọng về thành tựu và sự lắng đọng của lòng biết ơn, chúng ta có thể cân bằng được đến đâu, hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc cả vào điều này. ( Trích Trưởng thành sau ngàn lần dấu tranh, Rando Kim, NXB Hà Nội, 2016) Câu 21
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên:
Câu 22
Theo tác giả, vì những điều gì mà chúng ta đã không chút nào ngơi nghỉ, liên tục nhằm thẳng phía trước mà lao đi?
Câu 23
Điểm tương đồng của dopamine – driven life và sertonin – driven life?
Câu 24
Bài học rút ra từ văn bản trên là gì?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hãy thức dậy, đất đai! Cho áo em tôi không còn vá vai Cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn… xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm rồi đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn.
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non châu báu vô biên dưới thềm lục địa rừng đại ngàn bạc vàng là thế phù sa muôn đời như sữa mẹ sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao? *** Lúc này ta làm thơ cho nhau đưa đẩy mà chi những lời ngọt lạt ta ca hát quá nhiều về tiềm lực tiềm lực còn ngủ yên… Tp. Hồ Chí Minh – 1982 (Trích “Đánh thức tiềm lực”, “Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em”, Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.289 – 290) Câu 25
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản:
Câu 26
Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước? Chọn đáp án không phù hợp:
Câu 27
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
Câu 28
Tình cảm của tác giả trong văn bản trên? Chọn đáp án không phù hợp:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc "sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm. Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy... Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định. Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta lại càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú. (Trích Cách sống: từ bình thường trở nên khi thường, Inamiori Kazuo, NXB Lao động, 2020, tr. 103-104) Câu 29
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 30
Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi?
Câu 31
Đểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích?
Câu 32
Bài học rút ra từ văn bản trên?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định? (Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011) Câu 33
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:
Câu 34
Theo đoạn trích, “bệnh vô cảm” là gì?
Câu 35
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn dưới đây: Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia.
Câu 36
Nooc-man Ku-sin đã khẳng định: “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” khuyên chúng ta điều gì?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Danny Kaye từng cho rằng: “Cuộc sống là một khung vải rộng và bạn nên vẽ vào đó tất cả những sắc màu trong khả năng của mình”. Quả thật, bạn chính là người họa sĩ quyết định nội dung cũng như sắc màu trong bức tranh cuộc sống của mình. Bức tranh đó trở nên như thế nào, tươi sáng hay u tối, là tùy thuộc vào chính bạn. Bạn có thể xoay chuyển cuộc đời theo cách bạn mong muốn. Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả “cổ phiếu” của “doanh nghiệp” ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của “doanh nghiệp” ấy. Không gì có thể ngăn cản được bước tiến của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ. Khó khăn hay thất bại chỉ là những trở ngại mà cuộc sống muốn thử thách ý chí và lòng kiên trì của bạn mà thôi. Do đó, đừng để tâm đến những lời chỉ trích cay độc hay xét đoán chủ quan của những người xung quanh. Giá trị của bạn được đo bằng những hành động hữu ích mà bạn đã làm được cho chính mình, cho cuộc sống. Hôm nay là kết quả của những gì được thực hiện theo kế hoạch của ngày hôm qua, và ngày mai sẽ bắt đầu từ hôm nay. Hãy sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua hoặc lãng phí. Với sự hy sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình. Không có gì là không thể! (George Matthew Adams – trích You can- Không gì là không thể, NXB Trẻ, 2019) Câu 37
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 38
Theo văn bản, Danny Kaye cho rằng cuộc sống là gì?
Câu 39
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả “cổ phiếu” của “doanh nghiệp” ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của “doanh nghiệp” ấy.
Câu 40
Thông điệp rút ra từ văn bản trên? Chọn đáp án không phù hợp:
Lời giải và đáp án Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “… Hãy thù ghét mọi ao tù nơi thân ta rữa mục mọi thói quen nếp nghĩ – mù lòa! Hãy sống như những con tàu phải lòng muôn hải lý mỗi ngày bỏ sau lưng nghìn hải-cảng-mưa-buồn!…” (Trích Việt Bắc – Trần Dần) Câu 1
Hãy xác định thể thơ:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ Lời giải chi tiết :
Thể thơ tự do Câu 2
Phương thức biểu đạt chính của vản bản trên là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm Câu 3
Hãy thù ghét mọi ao tù nơi thân ta rữa mục mọi thói quen nếp nghĩ – mù lòa Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học Lời giải chi tiết :
Biện pháp nghệ thuật: + Ẩn dụ: “ao tù chỉ cuộc sống quẩn quanh, tù hãm, “thói quen nếp nghĩ – mù lòa” chỉ cách nghĩ, cách làm thiếu tỉnh táo, thiếu sáng suốt. + Điệp từ: “mọi” Câu 4
Đoạn thơ đã đưa ra những lời khuyên gì với mỗi người? Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Đoạn thơ đã đưa ra những lời khuyên gì với mỗi người: - Phải biết thù ghét, lên án cuộc sống tối tăm, trì trệ, giam hãm, ngột ngạt - Phải biết hướng tới một lẽ sống tích cực - Phải biết vượt qua mọi nỗi đau buồn để sống lạc quan, có ý nghĩa Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Tổ quốc bắt đầu từ đâu? Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ (“Tổ quốc bắt đầu từ đâu?”, M.L.Matusovski - Thái Bá Tân dịch ) Câu 5
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ/ Số câu trong đoạn thơ Lời giải chi tiết :
Thể thơ: tự do Câu 6
Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản trên?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại bài thơ Lời giải chi tiết :
Nhân vật trữ tình: ta – tác giả Câu 7
Những câu thơ nào trong đoạn thơ thứ nhất trả lời cho câu hỏi: Tổ quốc bắt đầu từ đâu? Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại đoạn 1 Lời giải chi tiết :
Những câu thơ nào trong đoạn thơ thứ nhất trả lời cho câu hỏi: Tổ quốc bắt đầu từ đâu: - Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ - Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta - Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm - Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn Câu 8
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên? Chọn đáp án phù hợp:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản: - Đất nước bắt đầu từ những điều gần gũi, quen thuộc, giản dị. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Nếu bạn không thể là con cá lớn, thì hãy là một chú cá pecca; Nhưng là chú cá sống động nhất trong hồ! Tất cả chúng ta không thể đều là thuyền trưởng, Vậy hãy là thủy thủ, Luôn có việc gì đó cho mỗi người trong cuộc đời này. Có những việc lớn và những việc không lớn bằng Và nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình. Nếu bạn không thể là một con đường lớn, Vậy hãy là một con đường mòn; Nếu bạn không thể là mặt trời, hãy là một ngôi sao; Lớn hay nhỏ - điều đó không làm nên thắng bại. Hãy luôn là chính mình và nỗ lực Cho dù bạn là ai!” (Theo Douglas Malloch, Quẳng gánh lo đi và vui sống, Dale Carnegie, NXB Trẻ.) Câu 9
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ/ Số câu trong đoạn thơ Lời giải chi tiết :
Thể thơ: tự do Câu 10
Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là gì?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình. Câu 11
Hãy rút ra ý nghĩa của lời khuyên: “Nếu bạn không thể là con cá lớn, thì hãy là một chú cá pecca; Nhưng là chú cá sống động nhất trong hồ!
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung đoạn thơ Lời giải chi tiết :
Ý nghĩa lời khuyên: Nếu bạn không thể làm những điều vĩ đại thì hãy làm những việc có ý nghĩa. Câu 12
Thông điệp rút ta từ văn bản trên? Chọn đáp án không phù hợp
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Thông điệp rút ta từ văn bản trên: - Hãy là chính mình - Sống nỗ lực từng ngày - Hãy làm những điều có ý nghĩa Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu: “Cô ơi ! Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước. Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài. Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.” (Trích Thư gửi cô ngày tri ân, https://giaoducthoidai.vn 3-6.2014) Câu 13
Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học Lời giải chi tiết :
Phong cách ngôn ngữ chính: sinh hoạt. Câu 14
Thành ngữ được sử dụng trong câu: Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi.
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào thành ngữ Việt Nam Lời giải chi tiết :
Thành ngữ: Một nắng hai sương Câu 15
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn dưới: Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật điệp cú pháp: Cô không phải….nhưng… - Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò, công lao của người giáo viên. Câu 16
Nội dung chính của văn bản trên:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Nội dung chính của văn bản trên: Sự kính trọng, lòng biết ơn của người học sinh đối với người thầy của mình. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện ven đường Trên một con đường vắng, một chiếc xe đang phóng nhanh chợt đột ngột thắng gấp lại và tấp vào lề đường. Ai đó vừa ném một viên đá vào cánh cửa chiếc xe. Bước ra khỏi xe, liếc nhìn chỗ xe bị ném, người lái xe bực tức chạy nhanh đến tóm ngay thằng bé đứng gần đó – chắc chắn nó là tác giả của vết trầy trên chiếc xe. Trước đó, anh đã thấy nó vẫy xe, chắc là để đi nhờ. “Không cho đi nhờ mà mày làm như vậy hả?”. Anh vừa gằn giọng, vừa nắm chặt cổ áo đẩy cậu bé sát vào chiếc xe… Cậu bé lắp bắp sợ hãi: “Em xin lỗi! Nhưng em… em… không biết làm cách nào khác. Nếu em không ném vào xe của anh thì anh đã không dừng xe… Nãy giờ em đã vẫy biết bao nhiêu xe mà không có ai chịu dừng”. Nói đến đó, nước mắt cậu bé lăn dài trên má. Cậu chỉ tay về vệ cỏ phía bên kia đường. “Có một người… anh ấy bị ngã và chiếc xe lăn của anh ấy cũng ngã. Em tình cờ đi ngang qua thấy vậy nhưng không thể đỡ nổi anh ấy vì anh ấy nặng quá”. Giọng ngắt quãng vì những tiếng nấc liên tục, cậu bé nài nỉ: “Anh có thể giúp em đưa anh ấy trở lại chiếc xe lăn được không ạ? Anh ấy ngã chắc là đau và đang bị chảy máu”. Lời nói của cậu bé khiến anh thanh niên không thể thốt lên được lời nào. Anh thấy cổ mình như nghẹn lại vì bất ngờ và xúc động. Anh đến đỡ người bị ngã trở lại ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn, băng vết thương và cùng cậu bé kéo xe lên đường. Người bị ngã cảm ơn anh rồi chiếc xe bắt đầu lăn về phía đường ngược lại, cậu bé phụ đẩy phía sau. Anh dõi mắt nhìn theo cho đến khi hình ảnh cậu bé và chiếc xe lăn khuất hẳn. (Trích Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. HCM) Câu 17
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: tự sự Câu 18
Theo đoạn trích, vì sao cậu bé lại ném một viên đá vào cánh cửa chiếc xe?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Theo đoạn trích, vì sao cậu bé lại ném một viên đá vào cánh cửa chiếc xe để người lái xe dừng lại giúp người đi xe lăn bị ngã vì cậu không thể kéo được họ. Câu 19
Cậu bé trong văn bản trên là một cậu bé như thế nào?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Qua văn bản trên, ta thấy cậu bé là một người tốt bụng, tử tế khi đã cố gắng giúp đỡ người đi xe lăn bị ngã. Câu 20
Thông điệp rút ra từ văn bản trên:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Thông điệp rút ra từ văn bản trên: Đôi khi chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận những điều tốt đẹp xung quanh. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Bấy lâu nay, chúng ta hướng tới một cuộc sống dựa trên “dopamine – driven life”, tức là chỉ hướng tới một sự hạnh phúc trên nền tảng thành tựu đạt được. Sau chiến tranh, trong tình cảnh đã mất hết tát cả, để có thể bắt kịp các nước phát triển, con đường duy nhất của chúng ta là kiên trì xây dựng công xưởng, tạo việc làm và tạo dựng thành quả lao động. Lối sống của mỗi cá nhân cũng không có gì khác biệt cho lắm. Thắng trong cuộc cạnh tranh, thăng tiến nhanh hơn người khác, nhận được lương bổng cao hơn, vì những điều này mà chúng ta đã không chút nào ngơi nghỉ, liên tục nhằm phía trước mà lao đi. Ngược lại, khi trong lòng bạn thấy bình yên, khi bạn suy ngẫm, hay khi bạn đi dạo trong rừng, khi bạn ngồi sưởi nắng, khi bạn giúp đỡ người khác…bạn sẽ cảm thấy một niềm hạnh phúc nhẹ nhàng, ấm cúng. Đó là sự xuất hiện của hormone serotonin. Để được hạnh phúc một cách lâu bền, chỉ có dopamine thì vẫn chưa đủ, mà còn cần cả serotonin nữa. Thứ chúng ta cần không phải là đạt được nhiều thành tựu hơn, sở hữu nhiều vật chất hơn nữa, mà là thái độ hài lòng cũng như biết ơn đối với những thứ mình đang có. Đó chính là một cuộc sống dựa trên “serotonin – driven life”. Để hạnh phúc, cần phải dung hà cả dopamine và serotonin. Có thành tựu mà không thấy biết ơn thì mệt mỏi, còn biết ơn nhưng không có thành tựu gì thì thật là yếu nhược. Giữa khát vọng về thành tựu và sự lắng đọng của lòng biết ơn, chúng ta có thể cân bằng được đến đâu, hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc cả vào điều này. ( Trích Trưởng thành sau ngàn lần dấu tranh, Rando Kim, NXB Hà Nội, 2016) Câu 21
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 22
Theo tác giả, vì những điều gì mà chúng ta đã không chút nào ngơi nghỉ, liên tục nhằm thẳng phía trước mà lao đi?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Theo tác giả: Thắng trong cuộc cạnh tranh, thăng tiến nhanh hơn người khác, nhận được lương bổng cao hơn, vì những điều này mà chúng ta đã không chút nào ngơi nghỉ, liên tục nhằm phía trước mà lao đi. Câu 23
Điểm tương đồng của dopamine – driven life và sertonin – driven life?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
- Điểm giống nhau: Cả hai đều hướng tới hạnh phúc của con người. Câu 24
Bài học rút ra từ văn bản trên là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Bài học rút ra từ văn bản trên: Hạnh phúc phụ thuộc vào việc cân bằng giữa khát vọng về thành tựu và sự lắng đọng của lòng biết ơn. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hãy thức dậy, đất đai! Cho áo em tôi không còn vá vai Cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn… xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm rồi đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn.
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non châu báu vô biên dưới thềm lục địa rừng đại ngàn bạc vàng là thế phù sa muôn đời như sữa mẹ sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao? *** Lúc này ta làm thơ cho nhau đưa đẩy mà chi những lời ngọt lạt ta ca hát quá nhiều về tiềm lực tiềm lực còn ngủ yên… Tp. Hồ Chí Minh – 1982 (Trích “Đánh thức tiềm lực”, “Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em”, Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.289 – 290) Câu 25
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại các phương cách ngôn ngữ đọc học Lời giải chi tiết :
Phương các ngôn ngữ: nghệ thuật Câu 26
Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước? Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước là: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa, sông bể. Câu 27
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật: Câu hỏi tu từ - Tác dụng: Thể hiện sự trăn trở của người viết trong việc đánh thức tiềm lực quốc gia. Câu 28
Tình cảm của tác giả trong văn bản trên? Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Tình cảm của tác giả trong văn bản trên: - Tự hào trước nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước - Sự trăn trở, lo lắng về việc tài nguyên chưa được khai thác hiệu quả - Tình yêu quê hương đất nước sâu sắc Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc "sống hết mình ở thời khắc này". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm. Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy... Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định. Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta lại càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú. (Trích Cách sống: từ bình thường trở nên khi thường, Inamiori Kazuo, NXB Lao động, 2020, tr. 103-104) Câu 29
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại phong cách ngôn ngữ đã học Lời giải chi tiết :
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật Câu 30
Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Theo đoạn trích: Tại vùng Tsunoda thuộc Bắc cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Câu 31
Đểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Điểm tương đồng: sống trong điều kiện khắc nghiệt; tận dụng cơ hội thuận lợi để sinh trưởng. Câu 32
Bài học rút ra từ văn bản trên?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Bài học rút ra từ văn bản trên: Sống hết mình cho hiện tại, tận dụng thời cơ để vươn lên. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định? (Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011) Câu 33
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 34
Theo đoạn trích, “bệnh vô cảm” là gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Theo đoạn trích: bệnh vô cảm là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Câu 35
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn dưới đây: Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia.
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật điệp từ, liệt kê - Tác dụng: Nhấn mạnh những biểu hiện của bệnh vô cảm. Câu 36
Nooc-man Ku-sin đã khẳng định: “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” khuyên chúng ta điều gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung câu nói Lời giải chi tiết :
Ý nghĩa: Một cuộc sống đích thực là cuộc sống có sự hài hòa giữa vật chất và tinh thần.Hãy chú trọng cuộc sống tinh thần và bồi đắp, nuôi dưỡng cho tâm hồn. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Danny Kaye từng cho rằng: “Cuộc sống là một khung vải rộng và bạn nên vẽ vào đó tất cả những sắc màu trong khả năng của mình”. Quả thật, bạn chính là người họa sĩ quyết định nội dung cũng như sắc màu trong bức tranh cuộc sống của mình. Bức tranh đó trở nên như thế nào, tươi sáng hay u tối, là tùy thuộc vào chính bạn. Bạn có thể xoay chuyển cuộc đời theo cách bạn mong muốn. Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả “cổ phiếu” của “doanh nghiệp” ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của “doanh nghiệp” ấy. Không gì có thể ngăn cản được bước tiến của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ. Khó khăn hay thất bại chỉ là những trở ngại mà cuộc sống muốn thử thách ý chí và lòng kiên trì của bạn mà thôi. Do đó, đừng để tâm đến những lời chỉ trích cay độc hay xét đoán chủ quan của những người xung quanh. Giá trị của bạn được đo bằng những hành động hữu ích mà bạn đã làm được cho chính mình, cho cuộc sống. Hôm nay là kết quả của những gì được thực hiện theo kế hoạch của ngày hôm qua, và ngày mai sẽ bắt đầu từ hôm nay. Hãy sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua hoặc lãng phí. Với sự hy sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình. Không có gì là không thể! (George Matthew Adams – trích You can- Không gì là không thể, NXB Trẻ, 2019) Câu 37
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 38
Theo văn bản, Danny Kaye cho rằng cuộc sống là gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Danny Kaye cho rằng: Cuộc sống là một khung vải rộng và bạn nên vẽ vào đó tất cả những sắc màu trong khả năng của mình. Câu 39
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả “cổ phiếu” của “doanh nghiệp” ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của “doanh nghiệp” ấy.
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học Lời giải chi tiết :
- Biện pháp so sánh + cuộc đời như một doanh nghiệp, + bạn chính là giám đốc... - Tác dụng: Nhấn mạnh bạn là người làm chủ, giữ vai trò quyết định cuộc đời và số phận của bạn tùy theo khả năng và sở thích của bạn. Cuộc đời bạn giàu có hay nghèo nàn là do bạn. Câu 40
Thông điệp rút ra từ văn bản trên? Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Thông điệp rút ra từ văn bản trên: - Sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc cho những điều bạn chưa làm được hoặc lãng phí. - Tự làm chủ chính cuộc đời mình. - Hãy luôn tự tin, tin vào bản thân mình và giữ vững khao khát, mơ ước của bản thân.
|