Trắc nghiệm Bài 10. Tuần hoàn ở động vật - Sinh 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

 

  • A

    Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

  • B

    Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.

  • C

    Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp.

  • D

    Máu đến các cơ quan chậm.

Câu 2 :

Huyết áp là gì ?

 

  • A

    Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất

  • B

    Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch

  • C

    Áp lực của máu vào thành mạch

  • D

    Áp lực máu trong tim

Câu 3 :

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở ?

  • A

    Vì tốc độ máu chảy chậm.

  • B

    Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.

  • C

    Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối

  • D

    Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.

    Hệ tuần hoàn hở:

    - Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

    - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

     

Câu 4 :



Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

  • A

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao

  • B

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

  • C

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh

  • D

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm

Câu 5 :

Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

 

  • A

    Chim

  • B

    Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp

  • C

    Động vật đơn bào

  • D

    Cả B và C

Câu 6 :

Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:

 

  • A

    Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.

  • B

    Tim có hệ thống nút có khả năng tự phát xung điện.

  • C

    Tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể

  • D

    Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.

Câu 7 :

Mỗi chu kì hoạt động của hệ tuần hoàn kín đơn diễn ra theo trật tự nào?

  • A

    Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

  • B

    Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm thất

  • C

    Tâm thất → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

  • D

    Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

Câu 8 :

Vì sao ở tĩnh mạch, huyết là thấp nhất?

 

  • A

    Vì tổng tiết diện của tĩnh mạch lớn.

  • B

    Vì số lượng tĩnh mạch nhiều hơn động mạch.

  • C

    Vì số lượng tĩnh mạch lớn.

  • D

    Vì tĩnh mạch ở xa tim, áp lực co bóp của tim giảm.

Câu 9 :

Hệ tuần hoàn bao gồm

 

  • A

    Tim

  • B

    Hệ thống mạch máu

  • C

    Dịch tuần hoàn

  • D

    Cả ba ý trên

Câu 10 :

Đường đi của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

 

  • A

    Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.

  • B

    Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim.

  • C

    Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim.

  • D

    Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.

Câu 11 :

Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?

  • A

    Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

  • B

    Hoạt động tự động.

  • C

    Hoạt động theo chu kì.

  • D

    Hoạt động cần năng lượng.

Câu 12 :

Hệ tuần hoàn có chức năng

  • A

    Vận chuyển các chất vào cơ thể

  • B

    Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể

  • C

    Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

  • D

    Dẫn máu từ tim đến các mao mạch

Câu 13 :

Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?

 

  • A

    Vì chúng là động vật biến nhiệt.

  • B

    Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

  • C

    Vì tim chỉ có 2 ngăn.

  • D

    Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Câu 14 :

Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng thì cơ tim:

 

  • A

    Cơ tim co tối đa

  • B

    Cơ tim co bóp nhẹ.

  • C

    Cơ tim hoàn toàn không co bóp.

  • D

    Cơ tim co bóp bình thường.

Câu 15 :

Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng thì cơ tim:

 

  • A

    Cơ tim co tối đa

  • B

    Cơ tim co bóp nhẹ.

  • C

    Cơ tim hoàn toàn không co bóp.

  • D

    Cơ tim co bóp bình thường.

Câu 16 :

Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

 

  • A

    Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

  • B

    Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

  • C

    Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

  • D

    Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

Câu 17 :

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?

 

  • A

    Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

  • B

    Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng

  • C

    Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.

  • D

    Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.

Câu 18 :

Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện lớn nhât?

  • A

    Động mạch.

  • B

    Mạch bạch huyết.

  • C

    Tĩnh mạch.

  • D

    Mao mạch.

Câu 19 :

Hệ dẫn truyền tim gồm:

 

  • A

    Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

  • B

    Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

  • C

    Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

  • D

    Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His.

Câu 20 :

Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?

 

  • A

    Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)

  • B

    Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…

  • C

    Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài

  • D

    Tất cả các phương án còn lại

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

 

  • A

    Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

  • B

    Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.

  • C

    Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp.

  • D

    Máu đến các cơ quan chậm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hệ thống tuần hoàn kín là mạng lưới hệ thống tuần hoàn mà máu sẽ lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông bởi áp lực đè nén cao, nên bởi vậy, vận tốc chảy của máu sẽ nhanh hơn. Các tế bào của mô và máu không có tiếp xúc trực tiếp với nhau nhưng tắm trong dịch mô. Dịch mô được hình thành từ máu nhờ quy trình lọc qua thành mao mạch .

Lời giải chi tiết :

Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

Câu 2 :

Huyết áp là gì ?

 

  • A

    Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất

  • B

    Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch

  • C

    Áp lực của máu vào thành mạch

  • D

    Áp lực máu trong tim

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khái niệm huyết áp

Lời giải chi tiết :

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch

Câu 3 :

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở ?

  • A

    Vì tốc độ máu chảy chậm.

  • B

    Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.

  • C

    Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối

  • D

    Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.

    Hệ tuần hoàn hở:

    - Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

    - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

     

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối

Câu 4 :



Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

  • A

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao

  • B

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

  • C

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh

  • D

    Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở như sau:

– Máu sẽ được tim bơm đẩy vào động mạch và sau đó tràn vào trong khoang cơ thể. Lúc này máu sẽ  được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu dịch mô. Máu và các tế bào được tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp sau đó trở về tim.

– Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu sẽ bị chảy chậm

– Lượng máu chảy ít, chỉ khoảng 3 – 10% khối lượng cơ thể.

 

Lời giải chi tiết :

Máu chảy trong động mạnh dưới áp lực thấp, tốc độ chậm

Câu 5 :

Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

 

  • A

    Chim

  • B

    Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp

  • C

    Động vật đơn bào

  • D

    Cả B và C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ở các động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp (cơ thể nhỏ, dẹp) các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Nhóm động vật chưa có hệ tuần hoàn:

- Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp

- Động vật đơn bào

Câu 6 :

Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:

 

  • A

    Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.

  • B

    Tim có hệ thống nút có khả năng tự phát xung điện.

  • C

    Tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể

  • D

    Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng gọi là tính co dãn tự động theo chu kì. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.

Lời giải chi tiết :

Tách rời khỏi cơ thể tim vẫn có khả năng co dãn là do tim có hệ thống nút và có khả năng tự phát xung điện

Câu 7 :

Mỗi chu kì hoạt động của hệ tuần hoàn kín đơn diễn ra theo trật tự nào?

  • A

    Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

  • B

    Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm thất

  • C

    Tâm thất → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

  • D

    Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

Câu 8 :

Vì sao ở tĩnh mạch, huyết là thấp nhất?

 

  • A

    Vì tổng tiết diện của tĩnh mạch lớn.

  • B

    Vì số lượng tĩnh mạch nhiều hơn động mạch.

  • C

    Vì số lượng tĩnh mạch lớn.

  • D

    Vì tĩnh mạch ở xa tim, áp lực co bóp của tim giảm.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể 

Lời giải chi tiết :

Huyết áp ở tĩnh mạch thấp nhất vì tĩnh mạch ở xa tim, áp lực co bóp của tim giảm

Câu 9 :

Hệ tuần hoàn bao gồm

 

  • A

    Tim

  • B

    Hệ thống mạch máu

  • C

    Dịch tuần hoàn

  • D

    Cả ba ý trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cấu tạo của hệ tuần hoàn

- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch → máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch

- Hệ thống mạch máu:

+ Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào  

+ Mao mạch: Dẫn máu từ  động mạch với tĩnh mạch

+ Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn bao gồm:

- Tim

- Hệ thống mạch máu

- Dịch tuần hoàn

Câu 10 :

Đường đi của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

 

  • A

    Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.

  • B

    Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim.

  • C

    Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim.

  • D

    Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.

Câu 11 :

Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?

  • A

    Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

  • B

    Hoạt động tự động.

  • C

    Hoạt động theo chu kì.

  • D

    Hoạt động cần năng lượng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Tim có tính hưng phấn: Cơ tim hoạt động tuân theo quy luật ″tất cả hoặc không″.

- Cơ tim không bị co cứng nhờ vào tính trơ có chu kì.

- Cơ tim có tính tự động.

 

Lời giải chi tiết :

Hoạt động cần năng lượng

Câu 12 :

Hệ tuần hoàn có chức năng

  • A

    Vận chuyển các chất vào cơ thể

  • B

    Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể

  • C

    Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

  • D

    Dẫn máu từ tim đến các mao mạch

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lí thuyết chức năng của hệ tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

Chức năng chính của hệ này là vận chuyển khí và chất dinh dưỡng đến từng mô cũng như tế bào trên khắp cơ thể.

Câu 13 :

Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?

 

  • A

    Vì chúng là động vật biến nhiệt.

  • B

    Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

  • C

    Vì tim chỉ có 2 ngăn.

  • D

    Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sự pha máu xảy ra do sự pha giữa máu từ tâm nhĩ trai với tâm nhĩ phải vào nhau ở tâm thất.

Lời giải chi tiết :

Ở lưỡng cư (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), bò sát (trừ cá sấu) tim có 3 ngăn, vách ngăn tâm thất không hoàn toàn nên có sự pha máu.

 

 

Câu 14 :

Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng thì cơ tim:

 

  • A

    Cơ tim co tối đa

  • B

    Cơ tim co bóp nhẹ.

  • C

    Cơ tim hoàn toàn không co bóp.

  • D

    Cơ tim co bóp bình thường.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tim hoạt động theo quy loạt "tất cả hoặc không có gì"

Lời giải chi tiết :

Khi kích thích ở cường dộ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp

Câu 15 :

Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng thì cơ tim:

 

  • A

    Cơ tim co tối đa

  • B

    Cơ tim co bóp nhẹ.

  • C

    Cơ tim hoàn toàn không co bóp.

  • D

    Cơ tim co bóp bình thường.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tim hoạt động theo quy luật: "Tất cả hoặc không có gì"

Lời giải chi tiết :

Khi kích thích ở cường dộ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng = co tối đa và nếu kích thích ở cường độ trên ngưỡng cũng không làm cơ tim co mạnh hơn nữa.

Câu 16 :

Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

 

  • A

    Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

  • B

    Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

  • C

    Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

  • D

    Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở bò sát, lưỡng cư, chim và thú.

Câu 17 :

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?

 

  • A

    Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

  • B

    Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng

  • C

    Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.

  • D

    Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở:

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình

- Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh

- Đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể

Lời giải chi tiết :

Ý không phải là ưu điểm của hệ tuần hoàn kín: tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng

Câu 18 :

Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện lớn nhât?

  • A

    Động mạch.

  • B

    Mạch bạch huyết.

  • C

    Tĩnh mạch.

  • D

    Mao mạch.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất

Câu 19 :

Hệ dẫn truyền tim gồm:

 

  • A

    Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

  • B

    Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

  • C

    Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

  • D

    Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Hệ dẫn truyền tin gồm: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.

Câu 20 :

Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?

 

  • A

    Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)

  • B

    Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…

  • C

    Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài

  • D

    Tất cả các phương án còn lại

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim:

+ Khuyết tật hệ tuần hoàn: hở hay hẹp van tim, mạch máu bị xơ cứng.

+ Vi khuẩn, vius: cúm, thương hàn, thấp khớp…

+ Cơ thể bị cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, sốc…

+ Sử dụng chất kích thích: rượu, thuốc lá, heroin.

+ Cảm xúc âm tính: giận dữ, đau buông, sợ hãi, hồi hộp….

+ Thức ăn nhiều mỡ động vật, quá mặn.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các trường hợp trên đều gây tăng nhịp tim

close