Trắc nghiệm Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức có đáp án

Đề bài

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn 27 gam Al trong oxi thu được Al2O3. Tính khối lượng Al2O3 thu được và thể tích oxygen (đkc) đã dùng.

  • A

    51g và 18,6 lít 

  • B
    51g và 33,6 lít
  • C
    51g và 22,4 lít           
  • D
    102g và 16,8 lít
Câu 2 :

Magie tác dụng với axit clohiđric:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Nếu có 12g Mg tham gia phản ứng, em hãy tìm:

a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.

  • A
    a) VH2(đktc) = 22,4 (lít) ; b) mHCl = 36,5 (g)
  • B
    a) VH2(đktc) = 11,2 (lít) ; b) mHCl = 18,25 (g)
  • C
    a) VH2(đktc) = 22,4 (lít) ; b) mHCl = 73 (g)
  • D
    a) VH2(đktc) = 11,2 (lít) ; b) mHCl = 36,5 (g)
Câu 3 :

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam sắt (Fe) trong axit clohiđric (HCl) thu được muối sắt clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2).

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính thể tích khí hiđro (H2) thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.

c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã tham gia phản ứng.

  • A
    a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 7,3 (g)
  • B
    a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 2,24 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
  • C
    a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
  • D
    a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
Câu 4 :

Cho phương trình hóa học sau: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

Câu 4.1

Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 gam CaO ?

  • A.

    0,1 mol.          

  • B.

    0,3 mol.          

  • C.

    0,2 mol.          

  • D.

    0,4 mol.          

Câu 4.2

Muốn điều chế được 7 gam CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?

  • A.

    1,25 gam.       

  • B.

    125 gam.        

  • C.

    0,125 gam.

  • D.

    12,5 gam

Câu 4.3

Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc) ?

  • A.

    7,84 lít.

  • B.

    78,4 lít.

  • C.

    15,68 lít.         

  • D.

    156,8 lít.

Câu 4.4

Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng ?

  • A.

    mchất rắn tham gia = 60 gam và mchất rắn tạo thành = 40 gam.

  • B.

    mchất rắn tham gia = 60 gam và mchất rắn tạo thành = 33,6 gam.

  • C.

    mchất rắn tham gia = 33,6 gam và mchất rắn tạo thành = 60 gam.

  • D.

    mchất rắn tham gia = 40 gam và mchất rắn tạo thành = 60 gam.

Câu 5 :

Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. Thể tích khí oxi đã dùng (đktc) là

  • A

    11,2 lít.

  • B

    3,36 lít.

  • C

    2,24 lít.

  • D

    4,48 lít.

Câu 6 :

Tính thể tích của oxygen (đkc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.

  • A

    1,4 lít.

  • B

    2,24 lít.

  • C

    3,1 lít.

  • D

    2,8 lít.

Câu 7 :

Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.

  • A

    1,6 gam.         

  • B

    3,2 gam.         

  • C

    4,8 gam.         

  • D

    6,4 gam.         

Câu 8 :

Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:

  • A

    Fe là chất hết.

  • B

    HCl là chất hết.      

  • C

    Cả 2 chất cùng hết.

  • D

    Cả 2 chất cùng dư.

Câu 9 :

Cho 112 gam Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra muối sắt (II) clorua FeCl2 và 4 gam khí hiđro H2. Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là:

  • A

    146 gam

  • B

    156 gam

  • C

    78 gam

  • D

    200 gam

Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Al trong khí Cl2 thu được 16,02 gam AlCl3. Số mol khí Cl2 đã phản ứng là

  • A

    0,18 mol

  • B

    0,12 mol

  • C

    0,3 mol

  • D

    0,2 mol

Câu 11 :

Cho 0,2 mol NaOH phản ứng với 0,2 mol H2SO4 thu được dung dịch A. Biết sơ đồ phản ứng: $NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + {H_2}O$. Tổng khối lượng chất tan trong A là

  • A

    14,2 gam.       

  • B

    9,8 gam.       

  • C

    24 gam.       

  • D

    28 gam.       

Câu 12 :

Theo sơ đồ: Cu + O2 → CuO. Nếu cho 3,2 gam Cu tác dụng với 0,8 gam O2. Khối lượng CuO thu được là

  • A

    2 gam.

  • B

    1,6 gam.

  • C

    3,2 gam.

  • D

    4 gam.

Câu 13 :

Cho 4,8 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 3,65 gam hydrochloride acid(HCl) thu được magnesium chloride (MgCl2) và khí hydrogen. Thể tích khí H2 thu được ở dkc là

  • A
    2,2400 lít.
  • B
    2,4790 lít.
  • C
    1,2395 lít.
  • D
    4,5980 lít.
Câu 14 :

Nhiệt phân potassium chlorate (KClO3) thu được potassium chloride (KCl) và khí oxygen theo sơ đồ phản ứng: KClO3 🡪KCl + O2. Biết khối lượng potassium chlorate đem nung là 36,75 gam, thể tích khí oxygen thu được là 6,69 lít (ở dktc). Hiệu suất của phản ứng là

  • A
    54,73%
  • B
    60,00%
  • C
    90,00%
  • D
    70,00%
Câu 15 :

Đốt cháy than đá (thành phần chính của carbon) sinh ra khí carbon dioxide theo phương trình hóa học sau:  C + O2 🡪 CO2 Biết khối lượng than đá đem đốt là 30 gam, thể tích khí CO2 đo được (ở dktc) là 49,58 lít. Thành phần phần trăm về khối lượng của carbon trong than đá là

  • A
    40,0%.
  • B
    66,9%.
  • C
    80,0%.
  • D
    6,7%.
Câu 16 :

Một lá sắt (iron) nặng 28g để ngoài không khí, xảy ra phản ứng với oxygen tạo ra gỉ sắt. Sau một thời gian, cân lại lá sắt, thấy khối lượng thu được là 31,2g. Khối lượng khí oxygen đã phản ứng là

  • A
    3,2 g
  • B
    1,6g
  • C
    6,4 g
  • D
    24,8g
Câu 17 :

Nhúng một thành Zn vào dung dịch CuSO4, Zn phản ứng tạo muối ZnSO4 và kim loại Cu bám vào thanh Zn. Phản ứng xảy ra như sau:

Zn + CuSO4 🡪 ZnSO4 + Cu

Vậy nếu 13g Zn phản ứng thì khối lượng thanh kim loại:

  • A
    giảm 13g
  • B
    tăng 12,8g
  • C
    tăng 0,2g
  • D
    giảm 0,2g
Câu 18 :

Nung một lượng đá vôi CaCO3 có khối lượng 12g, thu được hỗn hợp rắn có khối lượng 8,4g. Khối lượng của khí CO2 thoát ra là

  • A
    3,6g
  • B
    2,8g
  • C
    1,2g
  • D
    2,4g
Câu 19 :

Nếu đốt 12 gam carbon trong oxygen dư thu được 39,6 gam CO2 thì hiệu suất phản ứng là:

  • A
    90%
  • B
    85%
  • C
    100%
  • D
    95%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn 27 gam Al trong oxi thu được Al2O3. Tính khối lượng Al2O3 thu được và thể tích oxygen (đkc) đã dùng.

  • A

    51g và 18,6 lít 

  • B
    51g và 33,6 lít
  • C
    51g và 22,4 lít           
  • D
    102g và 16,8 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết phương trình hóa học xảy ra, tính toán theo phương trình hóa học.

Lời giải chi tiết :

Câu 2 :

Magie tác dụng với axit clohiđric:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Nếu có 12g Mg tham gia phản ứng, em hãy tìm:

a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.

  • A
    a) VH2(đktc) = 22,4 (lít) ; b) mHCl = 36,5 (g)
  • B
    a) VH2(đktc) = 11,2 (lít) ; b) mHCl = 18,25 (g)
  • C
    a) VH2(đktc) = 22,4 (lít) ; b) mHCl = 73 (g)
  • D
    a) VH2(đktc) = 11,2 (lít) ; b) mHCl = 36,5 (g)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Số mol của 12 g Mg là: \({n_{Mg}} = {{{m_{Mg}}} \over {{M_{Mg}}}} = {{12} \over {24}} = 0,5\,(mol)\)

PTPƯ:            Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo PTP Ư:  1        2                           1      (mol)

Theo đề bài:  0,5      x=?                        y = ? (mol)

Tìm x, y từ đó tính được VH2(đktc) và mHCl = ?

Lời giải chi tiết :

Số mol của 12 g Mg là: \({n_{Mg}} = {{{m_{Mg}}} \over {{M_{Mg}}}} = {{12} \over {24}} = 0,5\,(mol)\)

PTPƯ:            Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo PTP Ư:  1        2                           1      (mol)

Theo đề bài:  0,5      x=?                        y = ? (mol)

a) số mol H2 sinh ra là: y = nH2 = \({{0,5 \times 1} \over 1} = 0,5\,(mol)\)

=> Thể tích của H2 thu được ở đktc là: VH2(ĐKTC) =nH2×22,4 = 0,5×22,4 = 11,2 (lít)

b) Số mol HCl phản ứng là: x = nHCl = \({{0,5 \times 2} \over 1} = 1\,(mol)\)

Khối lượng HCl tham gia phản ứng là: mHCl = nHCl×MHCl = 1. 36,5 = 36,5 (g)

Câu 3 :

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam sắt (Fe) trong axit clohiđric (HCl) thu được muối sắt clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2).

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính thể tích khí hiđro (H2) thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.

c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã tham gia phản ứng.

  • A
    a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 7,3 (g)
  • B
    a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 2,24 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
  • C
    a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
  • D
    a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

\({n_{Fe}} = {{{m_{Fe}}} \over {{M_{Fe}}}} = {{11,2} \over {56}} = 0,2\,(mol)\)

a.              Fe + 2 HCl →FeCl2 + H2

Theo PT: 1        2                          1       (mol)

Theo ĐB: 0,2    x = ?                   y = ?  (mol)

b. Tìm ra \(y = {{0,2 \times 1} \over 1} = ? \Rightarrow {V_{{H_2}(dktc)}} = 22,4 \times y = ?\,(l)\)

c. Tìm ra \(x = {{0,2 \times 2} \over 1} = ? \Rightarrow {m_{HCl}} = {n_{HCl}} \times {M_{HCl}} = 36,5 \times x = ?\,(g)\)

Lời giải chi tiết :

a. Fe + 2 HCl →FeCl2 + H2

b. \({n_{Fe}} = {{{m_{Fe}}} \over {{M_{Fe}}}} = {{11,2} \over {56}} = 0,2\,(mol)\)

Theo phương trình hóa học: \({n_{{H_2}}} = {n_{Fe}} = 0,2\,(mol)\)

\({V_{{H_2}(dktc)}} = {n_{{H_2}}} \times 22,4 = 0,2 \times 22,4 = 4,48\,(l)\)

c. Theo phương trình hóa học: \({n_{HCl}} = 2{n_{Fe}} = 2 \times 0,2 = 0,4\,(mol)\)

mHCl = nHCl × MHCl = 0,4 × 36,5 = 14,6 (g)

Câu 4 :

Cho phương trình hóa học sau: CaCO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CaO + CO2

Câu 4.1

Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 gam CaO ?

  • A.

    0,1 mol.          

  • B.

    0,3 mol.          

  • C.

    0,2 mol.          

  • D.

    0,4 mol.          

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính số mol CaO

PTHH:                CaCO $\xrightarrow{{{t^o}}}$   CaO   +   CO2

Tỉ lệ theo PT:    1mol              1mol 

                            ?mol             0,2mol

Từ PTHH, ta có:  ${n_{CaC{O_3}}} = {n_{CaO}}$

Lời giải chi tiết :

Số mol CaO là :  ${n_{Ca{\text{O}}}} = \dfrac{{11,2}}{{56}} = 0,2\,mol$

PTHH:                CaCO $\xrightarrow{{{t^o}}}$   CaO   +   CO2

Tỉ lệ theo PT:    1mol              1mol 

                            ?mol             0,2mol

Từ PTHH, ta có:  ${n_{CaC{O_3}}} = {n_{CaO}} = 0,2{\text{ }}mol$

Vậy cần dùng 0,2 mol CaCO3 để điều chế CaO

Câu 4.2

Muốn điều chế được 7 gam CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?

  • A.

    1,25 gam.       

  • B.

    125 gam.        

  • C.

    0,125 gam.

  • D.

    12,5 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính số mol CaO

PTHH:                CaCO $\xrightarrow{{{t^o}}}$   CaO   +   CO2

Tỉ lệ theo PT:    1mol              1mol 

                            ?mol             0,2mol

Từ PTHH, ta có:  ${n_{CaC{O_3}}} = {n_{CaO}}$ => khối lượng CaCO3

Lời giải chi tiết :

Số mol CaO là : ${n_{Ca{\text{O}}}} = \dfrac{7}{{56}} = 0,125\,mol$

PTHH:                CaCO $\xrightarrow{{{t^o}}}$   CaO   +   CO2

Tỉ lệ theo PT:    1mol              1mol 

                            ?mol             0,2mol

Từ PTHH, ta có:  ${n_{CaC{O_3}}} = {n_{CaO}} = 0,125{\text{ }}mol$

=> khối lượng CaCO3 cần dùng là:  ${m_{CaC{O_3}}} = n.M = 0,125.100 = 12,5\,gam$

Câu 4.3

Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc) ?

  • A.

    7,84 lít.

  • B.

    78,4 lít.

  • C.

    15,68 lít.         

  • D.

    156,8 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

PTHH:               CaCO $\xrightarrow{{{t^o}}}$   CaO   +   CO2

Tỉ lệ theo PT:    1mol             1mol      1mol

                           ? mol                             3,5 mol

Theo PTHH, ta có: ${n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{{\text{O}}_3}}}$ => Thể tích khí CO2 là: ${V_{C{O_2}}} = 22,4.n$  

Lời giải chi tiết :

PTHH:               CaCO $\xrightarrow{{{t^o}}}$   CaO   +   CO2

Tỉ lệ theo PT:    1mol             1mol      1mol

                           ? mol                             3,5 mol

Theo PTHH, ta có: ${n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{{\text{O}}_3}}} = 3,5\,mol$

=> Thể tích khí CO2 là:  ${V_{C{O_2}}} = 22,4.n = 22,4.3,5 = 78,4{\text{ }}lít$

Câu 4.4

Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng ?

  • A.

    mchất rắn tham gia = 60 gam và mchất rắn tạo thành = 40 gam.

  • B.

    mchất rắn tham gia = 60 gam và mchất rắn tạo thành = 33,6 gam.

  • C.

    mchất rắn tham gia = 33,6 gam và mchất rắn tạo thành = 60 gam.

  • D.

    mchất rắn tham gia = 40 gam và mchất rắn tạo thành = 60 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

PTHH:               CaCO $\xrightarrow{{{t^o}}}$   CaO   +   CO2

Tỉ lệ theo PT:    1mol             1mol      1mol

                           ? mol             ? mol      0,6 mol

Theo PTHH, ta có:  ${n_{C{O_2}}} = {n_{CaO}} = {n_{CaC{{\text{O}}_3}}}$

Khối lượng CaCO3 phản ứng là:  ${m_{CaC{{\text{O}}_3}}} = n.M$

Khối lượng CaO tạo thành là: mCaO = n.M

Lời giải chi tiết :

Số mol khí CO2 thu được là:  ${n_{C{O_2}}} = \dfrac{{13,44}}{{22,4}} = 0,6\,mol$

PTHH:               CaCO $\xrightarrow{{{t^o}}}$   CaO   +   CO2

Tỉ lệ theo PT:    1mol             1mol      1mol

                           ? mol             ? mol      0,6 mol

Theo PTHH, ta có:  ${n_{C{O_2}}} = {n_{CaO}} = {n_{CaC{{\text{O}}_3}}} = 0,6\,mol$

Khối lượng CaCO3 phản ứng là:  ${m_{CaC{{\text{O}}_3}}} = n.M = 0,6.100 = 60\,gam$

Khối lượng CaO tạo thành là:  mCaO = n.M = 0,6.56 = 33,6 gam

Câu 5 :

Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. Thể tích khí oxi đã dùng (đktc) là

  • A

    11,2 lít.

  • B

    3,36 lít.

  • C

    2,24 lít.

  • D

    4,48 lít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Zn :  ${n_{Zn}} = \dfrac{{13}}{{65}}$

PTHH:               2Zn    +   O2  $\xrightarrow{{{t^o}}}$  2ZnO

Tỉ lệ theo PT:   2mol       1mol      2mol

                          0,2mol     ? mol  

Số mol khí O2 đã dùng là: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,2.1}}{2}$ => Thể tích O2 là: V = n.22,4

Lời giải chi tiết :

Số mol Zn là:  ${n_{Zn}} = \dfrac{{13}}{{65}} = 0,2\,mol$

PTHH:               2Zn    +   O2  $\xrightarrow{{{t^o}}}$  2ZnO

Tỉ lệ theo PT:   2mol       1mol      2mol

                          0,2mol     ? mol  

Số mol khí O2 đã dùng là: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,2.1}}{2} = 0,1\,mol$

=> Thể tích O2 là: V = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Câu 6 :

Tính thể tích của oxygen (đkc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.

  • A

    1,4 lít.

  • B

    2,24 lít.

  • C

    3,1 lít.

  • D

    2,8 lít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol P phản ứng

PTHH:             4P   +    5O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2P2O5

Tỉ lệ theo PT: 4mol      5mol      2mol

                         1mol      ?mol

Từ PTHH, ta có: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,1.5}}{4}$ => Thể tích oxi cần dùng là: V = 24,79.n

Lời giải chi tiết :

Số mol P phản ứng là:  ${n_P} = \dfrac{{3,1}}{{31}} = 0,1\,mol$

PTHH:               4P   +    5O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2P2O5

Tỉ lệ theo PT:     4mol      5mol     

                        1mol      ? mol

Nhân chéo chia ngang ta được: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,1.5}}{4}$ $ = 0,125\,mol$

=> Thể tích oxi cần dùng là: V = 22,4.n = 24,79.0,125 = 3,1 lít

Câu 7 :

Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.

  • A

    1,6 gam.         

  • B

    3,2 gam.         

  • C

    4,8 gam.         

  • D

    6,4 gam.         

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol của S tham gia phản ứng

+) Viết PTHH và tính theo tỉ lệ mol

                          S   +   O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ SO

Tỉ lệ theo PT:   1mol            1mol

                          0,05mol        ?mol

Theo phương trình hóa học, ta có: ${n_{S{O_2}}} = {n_S}$ => khối lượng

Lời giải chi tiết :

Số mol của S tham gia phản ứng:  ${n_S} = \frac{{16}}{{32}} = 0,05{\text{ }}mol$

Phương trình hóa học của S cháy trong không khí:

                          S   +   O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ SO

Tỉ lệ theo PT:   1mol            1mol

                          0,05mol        ?mol

Theo phương trình hóa học, ta có: ${n_{S{O_2}}} = {n_S}$ $ = 0,05{\text{ }}mol$

=> khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra là

${m_{S{O_2}}} = n.M = 0,05.64 = 3,2\,gam$

Câu 8 :

Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:

  • A

    Fe là chất hết.

  • B

    HCl là chất hết.      

  • C

    Cả 2 chất cùng hết.

  • D

    Cả 2 chất cùng dư.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính số mol Fe : nFe = mFe : MFe = ? (mol)

Dựa vào phương trình so sánh xem Fe và HCl chất nào phản ứng hết.

Lời giải chi tiết :

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)

                                Fe + 2HCl \( \to\)  FeCl2 + H2

Theo phương trình  1       2                             (mol)

Theo đề bài:            0,1    0,15                         (mol)

Ta thấy :                  \(\dfrac{{0,1}}{1} > \dfrac{{0,15}}{2}\). Do vậy HCl là chất phản ứng hết, Fe là chất còn dư.

Câu 9 :

Cho 112 gam Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra muối sắt (II) clorua FeCl2 và 4 gam khí hiđro H2. Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là:

  • A

    146 gam

  • B

    156 gam

  • C

    78 gam

  • D

    200 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đầu bài cho số mol của chất tham gia và số mol của sản phẩm => lập PTHH và tính theo sản phẩm

Lời giải chi tiết :

Vì đầu bài cho số mol của chất tham gia và số mol của sản phẩm => tính toán theo số mol sản phẩm

Số mol khí H2 là:   ${n_{{H_2}}} = \frac{4}{2} = 2\,mol$

PTHH:        Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tỉ lệ PT:              2mol                   1mol

Phản ứng:            4mol      ←          2mol

=> Khối lượng HCl đã phản ứng là: mHCl = 4.36,5 = 146 gam

Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Al trong khí Cl2 thu được 16,02 gam AlCl3. Số mol khí Cl2 đã phản ứng là

  • A

    0,18 mol

  • B

    0,12 mol

  • C

    0,3 mol

  • D

    0,2 mol

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đầu bài cho số mol của chất tham gia và số mol của sản phẩm => lập PTHH và tính theo sản phẩm

Lời giải chi tiết :

Số mol AlCl3 là:   ${n_{AlC{l_3}}} = \frac{{16,02}}{{133,5}} = 0,12\,mol$

Vì đầu bài cho số mol của chất tham gia và số mol của sản phẩm => tính toán theo số mol sản phẩm

PTHH:     2Al  +  3Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$  2AlCl3

Tỉ lệ PT:               3 mol             2 mol

Phản ứng:            0,18 mol  ←  0,12 mol

=> số mol khí Cl2 phản ứng là 0,18 mol

Câu 11 :

Cho 0,2 mol NaOH phản ứng với 0,2 mol H2SO4 thu được dung dịch A. Biết sơ đồ phản ứng: $NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + {H_2}O$. Tổng khối lượng chất tan trong A là

  • A

    14,2 gam.       

  • B

    9,8 gam.       

  • C

    24 gam.       

  • D

    28 gam.       

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH

+) Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{NaOH}}}}{2}$ và $\frac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1}$ => chất phản ứng hết, chất dư

=> tính sản phẩm theo chất hết

+) khối lượng chất tan trong A = khối lượng chất dư + khối lượng Na2SO4

Lời giải chi tiết :

PTHH:  $2NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O$

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n_{NaOH}}}}{2} = \frac{{0,2}}{2} = 0,1$ và  $\frac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1} = \frac{{0,2}}{1} = 0,2$

Vì 0,1 < 0,2 => NaOH phản ứng hết, H2SO4 còn dư

 => phản ứng tính theo NaOH

PTHH:     $2NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O$

Tỉ lệ PT:      2                       1                      1

Ban đầu:      0,2                  0,2                    0                       (mol)

Phản ứng     0,2                   0,1                0,1                      (mol) 

Sau pư:         0                   0,1                     0,1                     (mol)

dung dich A có:  $\left\{ \begin{gathered}N{a_2}S{O_4}:0,1(mol) \hfill \\{H_2}S{O_4}du:0,1(mol) \hfill \\ \end{gathered} \right.$

=> tổng khối lượng chất tan trong A là: 14,2 + 9,8 = 24 gam

Câu 12 :

Theo sơ đồ: Cu + O2 → CuO. Nếu cho 3,2 gam Cu tác dụng với 0,8 gam O2. Khối lượng CuO thu được là

  • A

    2 gam.

  • B

    1,6 gam.

  • C

    3,2 gam.

  • D

    4 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Cu và số mol O2

+) Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{Cu}}}}{2}$ và $\dfrac{{{n_{{O_2}}}}}{1}$ => chất dư thừa hoặc vừa đủ, phản ứng tính theo chất phản ứng hết

Lời giải chi tiết :

Số mol Cu là:  ${n_{Cu}} = \dfrac{{3,2}}{{64}} = 0,05\,mol$

Số mol O2 là:  ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,8}}{{32}} = 0,025\,mol$

PTHH:  2Cu + O2 → 2CuO

Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{Cu}}}}{2} = \dfrac{{0,05}}{2} = 0,025$ và  $\dfrac{{{n_{{O_2}}}}}{1} = \dfrac{{0,025}}{1} = 0,025$

Vì tỉ lệ $\dfrac{{{n_{Cu}}}}{2} = \dfrac{{{n_{{O_2}}}}}{1}$  => phản ứng vừa đủ => tính theo Cu hoặc O2 đều được

PTHH:  2Cu + O2 → 2CuO

              2mol              2mol

             0,05mol   →   0,05mol

=> khối lượng CuO thu được là: mCuO = 0,05.80 = 4 gam

Cách 2: Vì các chất đều phản ứng vừa đủ => áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

${m_{CuO}} = {m_{Cu}} + {m_{{O_2}}} = 3,2 + 0,8 = 4\,gam$

Câu 13 :

Cho 4,8 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 3,65 gam hydrochloride acid(HCl) thu được magnesium chloride (MgCl2) và khí hydrogen. Thể tích khí H2 thu được ở dkc là

  • A
    2,2400 lít.
  • B
    2,4790 lít.
  • C
    1,2395 lít.
  • D
    4,5980 lít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào số mol và phương trình hóa học

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học : Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2

 Theo đề bài nMg =  4,824 =0,2 (mol) nHCl =3,65 : 36,5= 0,1 mol

Theo phương trình hóa học:

Cứ 1 mol Mg phản ứng với 2 mol HCl, do đó số mol của Mg còn dư, tính theo HCl

nH2 = \(\frac{1}{2}\)x n HCl=\(\frac{1}{2}\)x 0,1=0,05

  • V H2 = 0,05 x 24,79 = 1,2395 lít 
Đáp án: C

Câu 14 :

Nhiệt phân potassium chlorate (KClO3) thu được potassium chloride (KCl) và khí oxygen theo sơ đồ phản ứng: KClO3 🡪KCl + O2. Biết khối lượng potassium chlorate đem nung là 36,75 gam, thể tích khí oxygen thu được là 6,69 lít (ở dktc). Hiệu suất của phản ứng là

  • A
    54,73%
  • B
    60,00%
  • C
    90,00%
  • D
    70,00%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào số mol và phương trình hóa học

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học : 2KClO3 🡪2 KCl + 3O2

Theo đề bài n KClO3=  mKClO3 :MKClO3 =36,75 : 122,5=0,3 (mol) 

Theo phương trình hóa học : n O2 = \(\frac{3}{2}\)x nKClO3=\(\frac{3}{2}\)x 0,3=0,45 

                                            -> V O2 = 0,45 x 24,79 = 11,16

Hiệu suất của phản ứng là : H% = 6,6911,16x 100%=60%

Đáp án: B

Câu 15 :

Đốt cháy than đá (thành phần chính của carbon) sinh ra khí carbon dioxide theo phương trình hóa học sau:  C + O2 🡪 CO2 Biết khối lượng than đá đem đốt là 30 gam, thể tích khí CO2 đo được (ở dktc) là 49,58 lít. Thành phần phần trăm về khối lượng của carbon trong than đá là

  • A
    40,0%.
  • B
    66,9%.
  • C
    80,0%.
  • D
    6,7%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào số mol và phương trình hóa học

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học : C + O2 🡪 CO2

Theo đề bài n CO2=  VCO2:24,79  =49,58 : 24,79=2 mol

Theo phương trình hóa học: nC = nCO2 = 2 mol 🡪 mC = 2 x 12= 24 gam

Thành phần phần trăm về khối lượng của carbon trong than đá là:

24 : 30x 100%=80%

Câu 16 :

Một lá sắt (iron) nặng 28g để ngoài không khí, xảy ra phản ứng với oxygen tạo ra gỉ sắt. Sau một thời gian, cân lại lá sắt, thấy khối lượng thu được là 31,2g. Khối lượng khí oxygen đã phản ứng là

  • A
    3,2 g
  • B
    1,6g
  • C
    6,4 g
  • D
    24,8g

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết :

mo2 = mgỉ sắt – mFe = 31,2 – 28 = 3,2g

Câu 17 :

Nhúng một thành Zn vào dung dịch CuSO4, Zn phản ứng tạo muối ZnSO4 và kim loại Cu bám vào thanh Zn. Phản ứng xảy ra như sau:

Zn + CuSO4 🡪 ZnSO4 + Cu

Vậy nếu 13g Zn phản ứng thì khối lượng thanh kim loại:

  • A
    giảm 13g
  • B
    tăng 12,8g
  • C
    tăng 0,2g
  • D
    giảm 0,2g

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính số mol Zn phản ứng, mol Cu tạo ra. Lấy khối lượng thanh Zn phản ứng – khối lượng Cu bám vào.

Lời giải chi tiết :

nZn = 13 : 65 = 0,2 mol

nCu = nZn = 0,2 mol

Khối lượng thanh kim loai giảm: mZn – mCu = 13 – 0,2.64 = 0,2g

Câu 18 :

Nung một lượng đá vôi CaCO3 có khối lượng 12g, thu được hỗn hợp rắn có khối lượng 8,4g. Khối lượng của khí CO2 thoát ra là

  • A
    3,6g
  • B
    2,8g
  • C
    1,2g
  • D
    2,4g

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết :

mCaCO3 = mChất rắn + mCO2 -> mCO2 = 12 – 8,4 = 3,6g

Câu 19 :

Nếu đốt 12 gam carbon trong oxygen dư thu được 39,6 gam CO2 thì hiệu suất phản ứng là:

  • A
    90%
  • B
    85%
  • C
    100%
  • D
    95%

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

\(H = \frac{{36,9}}{{44}}.100 = 90\% \)

Đáp án A

close