Trả lời câu hỏi Bài 7 trang 25 Toán 6 Tập 2Cộng các phân số sau: Video hướng dẫn giải Câu hỏi 1 Cộng các phân số sau: \(\displaystyle a)\,\,{3 \over 8} + {5 \over 8}\,\,\,\,b)\,\,{1 \over 7} + {{ - 4} \over 7}\,\,\,\,c)\,\,{6 \over {18}} + {{ - 14} \over {21}}\) Phương pháp giải: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng các tử và giữ nguyên mẫu. Lời giải chi tiết: \(\eqalign{& a)\,\,{3 \over 8} + {5 \over 8} = {{3 + 5} \over 8} = {8 \over 8} = 1 \cr}\) \(\eqalign{& b)\,\,{1 \over 7} + {{ - 4} \over 7} = {{1 + ( - 4)} \over 7}\, = {{ - 3} \over 7}\cr}\) \(\displaystyle c)\,\,{6 \over {18}} + {{ - 14} \over {21}} = {{6:6} \over {18:6}} + {{ - 14:7} \over {21:7}}\)\(\displaystyle = {1 \over 3} + {{ - 2} \over 3} = {{1 + ( - 2)} \over 3} = {{ - 1} \over 3} \) Câu hỏi 2 Tại sao ta có thể nói: Cộng hai số nguyên là trường hợp riêng của cộng hai phân số ? Cho ví dụ. Phương pháp giải: Nhớ lại rằng: Mỗi số nguyên đều có thể viết được dưới dạng phân số Lời giải chi tiết: Ta có thể nói: Cộng hai số nguyên là trường hợp riêng của cộng hai phân số vì mỗi số nguyên đều có thể viết được dưới dạng 1 phân số. Ví dụ: \(4 + 3 = \dfrac{4}{1} + \dfrac{3}{1} = \dfrac{{4 + 3}}{1} = \dfrac{7}{1} = 7\) HocTot.Nam.Name.Vn
|