Bài 9 trang 35 VBT Đạo đức lớp 2 - Cánh DiềuEm hãy tô màu và viết tên những đồ dùng gia đình có trong bức tranh.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài tập 1 Em hãy tô màu và viết tên những đồ dùng gia đình có trong bức tranh. Hình ảnh: Trang 35 SGK Phương pháp giải: - Tô màu. - Trực quan. - Liệt kê. Lời giải chi tiết: - Học sinh tự tô màu bức tranh theo sở thích. - Những đồ dùng gia đình có trong bức tranh trên: bàn, rèm cửa, chậu cây, ghế sofa, kệ sách, cửa, tủ quần áo, đèn, đồng hồ, bức tranh, giường ngủ. Bài tập 2 Em hãy khoanh tròn vào những đồ dùng không được giữ gìn, bảo quản đúng cách trong bức tranh sau. Hình ảnh: Trang 35 SGK Phương pháp giải: - Trực quan. - Thảo luận nhóm. Lời giải chi tiết: Khoanh tròn vào các món đồ không được giữ gìn, bảo quản đúng cách: gối ôm, bình hoa, ghế sofa, ghế tựa, cốc nước. Bài tập 3 Hãy viết các việc em cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình phù hợp với mỗi bức tranh sau. Hình ảnh: Trang 36 VBT Phương pháp giải: - Trực quan. - Thảo luận nhóm. - Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: Hình 1:
Bạn nữ đang lau dọn tủ lạnh. Việc làm này giúp tủ lạnh sạch sẽ, thời hạn sử dụng lâu hơn, giữ được thực phẩm tốt hơn, đảm bảo sức khỏe cá nhân. Hình 2:
Bạn nam đang thu xếp ghế. Việc làm này giúp bàn ghế được gọn gàng, ngăn nắp, tạo không gian rộng rãi, tránh việc va chạm với ghế. Hình 3:
Bạn nữ đã tắt quạt khi không sử dụng đến. Việc làm này giúp bảo quản đồ dùng gia đình, tiết kiệm điện. Bài tập 4 Khoanh tròn vào chữ cái trước mỗi ý kiến em đồng tình. A. Mở cửa tủ lạnh đứng cho mát. B. Tắt ti vi khi không sử dụng. C. Thả giấy, rác vào bồn vệ sinh. D. Vẽ lên giường, tủ. E. Rửa và cất gọn cốc sau khi sử dụng. Phương pháp giải: - Thảo luận nhóm. - Phân tích tình huống. - Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: Các ý kiến đồng tình: B, E. Bài tập 5 Em hãy viết lại các cách làm phù hợp để giữ gìn, bảo quản đồ dùng gia đình Phương pháp giải: - Ghi chép. - Tìm hiểu. - Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: - Đồ nhựa: +) Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng với mỗi loại đồ nhựa. +) Không để gần lửa, bình gas, lò vi sóng, ... +) Không nên dùng để đựng thức ăn đang nóng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. +) Sau khi rửa sạch cần rửa sách, phơi nơi khô ráo, cất gọn gàng vào tủ. - Đồ vải: +) Giặt sạch sẽ, phơi khô, gấp gọn cất vào tủ. +) Đọc kĩ hướng dẫn: đồ vải đó có được giặt bằng máy không, phơi nhiệt độ bao nhiêu, được sử dụng nhiệt để sấy không, ... +) Thường xuyên hút bụi bẩn. +) Không chà, giặt quá mạnh lên mặt vải. - Đồ điện: +) Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và bảo quản của mỗi đồ dùng. +) Lau chùi sạch sẽ, thường xuyên. +) Không nên đặt ở những nơi ẩm thấp. +) Thường xuyên kiểm tra đồ điện có bị rò rỉ điện không để tránh nguy hiểm. - Đồ gốm sứ: +) Lau chùi thường xuyên, nhẹ nhàng, tránh để đồ bị vỡ. +) Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ. +) Để đồ gốm sứ ở những nơi an toàn, tránh đổ vỡ. Đặc biệt, để xa tầm với của trẻ. - Đồ gỗ: +) Không để đồ gỗ tiếp xúc lâu với nước và nhiệt độ cao. +) Không sử dụng các chất tẩy rửa. +) Thường xuyên lau chùi, đặc biệt là ở những khe nhỏ. +) Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ gỗ. Bài tập 6 Em sẽ làm gì nếu em là bạn trong mỗi tình huống dưới đây? Hãy viết cách ứng xử của em. Hình ảnh: Trang 37 VBT Tình huống 1:
Tình huống 2:
Phương pháp giải: - Trực quan. - Phân tích tình huống. - Thảo luận nhóm. - Liên hệ bản thân. Lời giải chi tiết: Tình huống 1:
Em sẽ: lau bàn ăn theo lời bố. Trước khi lau, em cần nhặt hết những vụn thức ăn còn vương trên bàn ăn. Dùng khăn ẩm để lau bàn. Lau dần từ trên xuống dưới và hết mặt bàn ăn. Khi lau, không nên nhấc giẻ lau lên quá nhiều lần để tránh tạo vệt. Nếu lau một lần chưa sạch thì nên lau thêm lần nữa để đảm bảo bàn ăn được sạch sẽ hoàn toàn. Tình huống 2:
Em sẽ: nói với em trai là đem bóng ra ngoài sân chơi, không nên chơi trong nhà vì sẽ dễ làm đổ vỡ, hư hỏng các đồ dùng trong nhà. Thậm chí có thể dẫn đến những tai nạn cho hai anh em và những thành viên khác trong gia đình. HocTot.Nam.Name.Vn
|