Bài 11 trang 41 VBT Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều

Dựa vào nội dung bài thơ trang 56, 57, Sách giáo khoa Đạo đức 2, em hãy trả lời các câu hỏi sau

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Dựa vào nội dung bài thơ trang 56, 57, Sách giáo khoa Đạo đức 2, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Vì sao các bạn xa lánh Bin?

b) Mẹ đã khuyên Bin điều gì?

c) Việc kiềm chế được cơn nóng giận đã mang lại cho Bin điều gì?

Phương pháp giải:

- Đọc – Hiểu.

- Thảo luận nhóm.

Lời giải chi tiết:

a) Các bạn xa lánh Bin vì bạn Bin rất hay nổi nóng và cáu giận với mọi người.

b) Mẹ đã khuyên Bin rằng mỗi khi Bin thấy giận dữ thì hãy hít thở thật sâu, khẽ đếm trong đầu thật chậm một, hai, ba,... và những cơn tức giận từ đó sẽ dần tan biến.

c) Việc kiềm chế được cơn nóng giận đã giúp Bin trở nên vui vẻ hơn xưa, bạn bè cũng không xa lánh Bin nữa mà thêm yêu quý Bin nhiều hơn.

Bài tập 2

Em hãy nối ô chữ ở cột bên trái với các ô chữ ở cột bên phải thể hiện tác hại của việc không biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

Gây căng thẳng

Khiến cho bạn bè mất vui

Gây mệt mỏi

Mât tập trung trong học tập

Gây đau đầu, đau bụng

Chán học

Bạn bè không muốn chơi cùng

Bạn bè xa lánh

    

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Bài tập 3

Khoanh tròn vào chữ cái trước những cách mà có thể giúp em kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân.

A. Suy nghĩ tích cực.

B. Giữ bình tĩnh.

C. Uống một cốc nước lạnh.

D. Hít thở sâu.

E. Tập thể dục thường xuyên.

G. Ngồi thiền.

H. Tâm sự với người mình tin tưởng.

I. Bỏ ra chỗ khác.

K. Hét thật to.

L. Giữ chặt ngón tay.

N. Viết nhật kí

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Khoanh tròn vào các đáp án: A, B, C, D, E, G, H, L, N.

Bài tập 4

Em hãy phân tích các tình huống sau:

Tình huống 1 (Hình ảnh: Trang 42 VBT)

Long đang chơi cùng các bạn. Tiến vô tình va phải, khiến Long bị ngã. Mặc dù Tiến đã xin lỗi nhưng Long vẫn giận dữ, làm cho các bạn mất vui.

a) Bạn Long đã có cảm xúc gì?

b) Cảm xúc đó đã ảnh hưởng như thế nào đến bạn Long và những người xung quanh.

c) Em sẽ khuyên bạn Long kiềm chế cảm xúc đó như thế nào?

Tình huống 2 (Hình ảnh: Trang 42 VBT)

Hoa chơi ô ăn quan cùng các bạn. Chờ mãi chưa đến lượt nên Hoa giận dỗi, không chơi cùng các bạn nữa.

a) Bạn Hoa đã có cảm xúc gì?

b) Cảm xúc đó đã ảnh hưởng như thế nào đến bạn Hoa và những người xung quanh?

c) Em sẽ khuyên bạn Hoa kiềm chế cảm xúc đó như thế nào?

Tình huống 3 (Hình ảnh: Trang 43 VBT)

Vân vừa được tặng cuốn truyện rất đẹp. Anh trai Vân mượn đọc và vô tình làm rách trang bìa. Vân rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh.

a) Bạn Vân đã có cảm xúc gì?

b) Cảm xúc đó đã ảnh hưởng như thế nào đến bạn Vân và những người xung quanh?

c) Em sẽ khuyên bạn Vân kiềm chế cảm xúc đó như thế nào?

Phương pháp giải:

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1:

Long đang chơi cùng các bạn. Tiến vô tình va phải, khiến Long bị ngã. Mặc dù Tiến đã xin lỗi nhưng Long vẫn giận dữ, làm cho các bạn mất vui.

a) Bạn Long đã nóng giận khi Tiến vô tình va phải và khiến Long bị ngã.

b) Cảm xúc đó khiến cho tâm trạng Long không thoải mái, tức giận; làm tổn thương Tiến và làm các bạn khác mất vui.

c) Em sẽ khuyên Long nên kiềm chế cơn giận của mình vì Tiến cũng đã xin lỗi, hít thở thật sâu và không nên to tiếng với bạn.

Tình huống 2:

Hoa chơi ô ăn quan cùng các bạn. Chờ mãi chưa đến lượt nên Hoa giận dỗi, không chơi cùng các bạn nữa.

a) Bạn Hoa đã giận dỗi khi đang chơi ô ăn quan cùng các bạn nhưng chờ mãi chưa đến lượt.

b) Cảm xúc đó khiến tâm trạng bạn Hoa không được thoải mái và khiến các bạn chơi cùng cũng mất vui.

c) Em sẽ khuyên bạn Hoa nên kiềm chế sự giận dữ của mình bằng cách giữ bình tình, hít thở sâu, có thể nghe một bài nhạc trong khi chờ đến lượt chơi của mình và không nên giận dỗi vô cớ với các bạn.

Tình huống 3:

Vân vừa được tặng cuốn truyện rất đẹp. Anh trai Vân mượn đọc và vô tình làm rách trang bìa. Vân rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh.

a) Bạn Vân đã rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh khi anh trai của bạn vô tình làm rách trang bìa của cuốn truyện.

b) Cảm xúc đó khiến Vân không thoải mái; anh trai của Vân cũng sẽ không được vui.

c) Em sẽ khuyên Vân nên bình tĩnh, kiềm chế cơn giận bằng cách hít một hơi thật sâu, uống một cốc nước lạnh và sau đó nói chuyện nhẹ nhàng với anh trai, không nên khóc ầm lên.

Bài tập 5

Xác định cảm xúc của em trong mỗi tình huống dưới đây và cách kiềm chế cảm xúc phù hợp.

Tình huống

Cảm xúc của em

Cách em kiềm chế cảm xúc

Bạn làm hỏng đồ vật mà em yêu quý

 

 

Em bị bạn hiểu lầm

 

 

Em bị bạn trêu chọc

 

 

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Tình huống

Cảm xúc của em

Cách em kiềm chế cảm xúc

Bạn làm hỏng đồ vật mà em yêu quý

Buồn, tức giận

Giữ bình tĩnh, hít thở sâu, nắm chặt bàn tay rồi nói chuyện nhẹ nhàng lại với bạn.

Em bị bạn hiểu lầm

Buồn

Hít thở sâu, nhẹ nhàng giải thích cho bạn hiểu.

Em bị bạn trêu chọc

Buồn, sợ hãi, lo lắng

Bình tĩnh, tâm sự với thầy cô, bố mẹ.

HocTot.Nam.Name.Vn

close