Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bố cục - Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, cay đắng xót xa của Kiều - Tám câu tiếp: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều - Tám câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật Giọng đọc Truyền cảm Nội dung chính Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ - Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du và của nền văn học dân tộc. Nguyễn Du đã sử dụng cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) để sáng tạo nên một tác phẩm mới. Ông đã sáng tác Truyện Kiều bằng ngôn ngữ, thể loại văn học của dân tộc; với cảm hứng trước “những điều trông thấy” và ngòi bút của một thiên tài. - Truyện Kiều có giá trị nhân đạo lớn lao và giá trị hiện thực sâu sắc. Nguyễn Du đã bày tỏ nỗi xót thương, đồng cảm với những số phận bi kịch; khẳng định, đề cao vẻ đẹp, quyền sống và những khát vọng chính đáng của con người (tình yêu, hạnh phúc, tự do và công lí…). Nhà thơ cũng tố cáo, lên án thực trạng của một xã hội mà đồng tiền và cái ác “lên ngôi”. - Truyện Kiều của Nguyễn Du đặc biệt thành công về phương diện nghệ thuật: xây dựng nhân vật, kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ và thể thơ,… Nguyễn Du đã tổ chức lại cốt truyện, lược bỏ hoặc thay đổi trình tự nhiều chi tiết, sự kiện. Các nhân vật trong Truyện Kiều được miêu tả qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, diễn biến nội tâm. Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình,… Đặc biệt, Truyện Kiều đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngôn ngữ văn học dân tộc và sự hoàn thiện của thể thơ lục bát truyền thống. - Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ. Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả cho người tử tế; rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Sau đoạn này là việc Kiều bị Sở Khanh lừa và phải chấp nhận làm gái lầu xanh. Đoạn trích nằm giữa hai biến cố đau xót. Đây là những biến cố giúp ta hiểu những bàng hoàng tê tái và sự lo âu về tương lai của nàng Kiều. 2. Đề tài Số phận hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ 3. Thể loại Lục bát 4. Phương thức biểu đạt Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả 5. Ngôi kể Ngôi thứ ba
|