Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình ThiBài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Những nét chính của văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi: - Bài thơ Đường núi nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết - Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi - Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá - Cảnh trong bài thơ chỉ được vẽ trong vài nét có tính cách gợi hơn là tả - Người đọc không thấy mạch liền của ảnh nhưng lại có mạch liền của cảm xúc - Cái làm chúng ta xúc động lại là cái từ trường cảm xúc thu hút, sắp xếp các hình ảnh đó với nhau - Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến "reo trong mắt anh"): Khái quát chung về bài thơ Đường núi
- Phần 2 (tiếp theo đến "xao xuyến, bay múa, ca hát"): Cảm nhận về bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
- Phần 3 (còn lại): Đánh giá, nhận xét về bài thơ Nội dung chính Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ.
|